Friday, November 16, 2007

Một số bí quyết khi truy cập, gửi, nhận thông tin trên internet

Một số bí quyết khi truy cập, gửi, nhận thông tin trên internet
2007.11.15
Trà Mi, phóng viên đài RFA
Làm thế nào để truy cập, gửi, nhận, hay phổ biến thông tin trên mạng internet một cách an toàn? Một câu hỏi tuy đơn giản đơn giản nhưng được người dân ở các nước siết chặt quản lý internet như Việt Nam hết sức quan tâm, nhất là giới trẻ khao khát tự do thông tin, tự do tiếp cận với thế giới mở bên ngoài.


TOR, công cụ giúp bảo mật thông tin do các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ phát triển.
Để giúp qúy vị và các bạn tìm lời giải đáp, Trà Mi có cuộc trao đổi với ông Ethan Zuckerman, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu về internet và xã hội Berkman, thuộc trừơng luật Harvard, tại Hoa Kỳ.
Ông Zuckerman là ngừơi góp mặt trong rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm phát triển tính hữu dụng của công nghệ thông tin phục vụ xã hội dân sự và quyền tự do thông tin của con người. Ông đã được trao rất nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý về những cống hiến cho nhân loại trong lĩnh vực này. Trong số này có danh hiệu “Nhà lãnh đạo tương lai của toàn cầu” vào năm 2003 và “Nhà lãnh đạo trẻ của toàn cầu” vào năm 2005.
Gửi, nhận email ở Việt Nam
Trà Mi: Các hoạt động trao đổi thông tin trên mạng có thể chia thành hai dạng chính như trao đổi, phổ biến thông tin, phát biểu ý kiến qua email hay blog, hoặc tìm kiếm, cập nhật thông tin bên ngoài bằng các công cụ vựơt tường lửa. Trước hết, nói về phương tiện phổ biến nhất hiện nay là email, xin được hỏi ông làm cách nào để sử dụng email một cách an toàn nhất?
Ông Ethan Zuckerman: Tại một quốc gia như Việt Nam, nơi internet bị nhà nước quản lý chặt chẽ, thì các cư dân mạng, đặc biệt là những ai muốn tự do truy cập thông tin hay bày tỏ quan điểm trên mạng, phải đối diện với rất nhiều rủi ro và đàn áp từ phía chính quyền.
Vì vậy, đăng ký sử dụng các tài khoản email từ các nhà cung cấp dịch vụ email miễn phí như yahoo hay hotmail chẳng hạn quả thật là không an toàn. Các nhà cung cấp này có thể giao nộp thông tin cá nhân và nội dung trao đổi thư từ của bạn cho an ninh mạng, nếu đựơc yêu cầu.
Hiện nay có những nhà cung cấp email cung cấp công cụ hỗ trợ cho các dạng email mã hoá. Một ví dụ điển hình là Google, tức dịch vụ gmail. Nếu bạn vào đường link URL tên là:
https://mail.google.com/mail để đăng ký 1 tài khoản email với Google thì bạn sẽ có một địa chỉ email mà sử dụng nó thì nội dung email của bạn khi gửi đi sẽ được mã hoá.
Cho nên, trên đường thư tới tay ngừơi nhận, an ninh theo dõi trên mạng không thể biết được nội dung của lá thư. Thế nhưng, điều này không có nghĩa đây là cách an toàn tuyệt đối. Vì thư của bạn được tải về trạm chuyển thư là Google trước khi được gửi tới người nhận, thì cũng có khả năng là khi được chính quyền Việt Nam yêu cầu, Google có thể sẽ hợp tác bằng cách cung cấp cả nội dung email và thông tin của người gửi.
An ninh trong thế giới blog
Trà Mi: Còn về việc sử dụng nhật ký điện tử Blog để trao đổi, phổ biến thông tin hay bày tỏ quan điểm. Ông có lời khuyên gì giúp những bloggers tại Việt Nam tự bảo vệ an toàn cá nhân?
Ông Ethan Zuckerman: Tôi có phổ biến những chỉ dẫn cụ thể về phương cách sử dụng Blog an toàn trên mạng. Bài viết nhan đề: “Blog ẩn danh với chương trình Wordpress và TOR” đựơc lưu trữ trong phần Tools and Guides trên trang
www.advocacy.globalvoicesonline.org. Qua đó, tôi đề nghị người dân tại những nước kiểm duyệt internet:
Trước hết, bạn nên tải phần mềm TOR từ trang web:
www.tor.eff.org vào máy tính hoặc vào đĩa, hay USB của mình, làm theo hướng dẫn từng bước trong đó. TOR là một chương trình có chức năng xoá dấu vết, dấu địa chỉ xuất xứ của người truy cập khi họ gửi, nhận, hay đọc thông tin trên mạng internet bằng cách mã hoá nhiều lần những thông tin trao đổi trên net của người đó và chuyển qua nhiều máy chủ trung gian khác nhau trước khi gửi tới người nhận.
Sau khi đã có công cụ vựơt tường lửa TOR trong tay, nghĩa là có thể yên tâm rằng mọi hoạt động của bạn trên mạng được bảo mật, bạn nên đăng ký một địa chỉ email với Gmail.
Kế đến, bạn cần tạo ra một tài khoản với
www.wordpress.org, là một phần mềm trọn gói chỉ dẫn, hỗ trợ tạo blog rất phổ biến, tương tự như yahoo 360 độ.
Nhớ rằng khi tạo địa chỉ email với Gmail và mở blog với Wordpress, bạn đều phải sử dụng TOR để bảo mật an toàn. Có như vậy, cả Gmail và Wordpress đều không biết đựơc những thông tin cá nhân của bạn. Họ chỉ thấy được là bạn sử dụng TOR để đến với họ, nhưng họ không biết đựơc vị trí của bạn đang ở đâu, từ quốc gia nào.
Cho nên, cho dù có đựơc chính quyền Việt Nam yêu cầu đi chăng nữa, thì Gmail và Wordpress cũng không hề có được thông tin cá nhân của bạn để giao nộp hay tiết lộ.
Làm những việc này, bạn sẽ có được một địa chỉ email an toàn để mở blog và trang blog cá nhân để giao tiếp với mọi người trên khắp thế giới. Hơn nữa, mọi hoạt động trên blog bạn đều thực hiện với công cụ TOR thì công an mạng khó mà truy tìm được ra bạn là ai.
Đương nhiên cách này không phải là an toàn tuyệt đối, nhưng nó có tính bảo mật cao hơn và cũng dễ sử dụng đối với mọi người.
Những lưu ý khi vượt tường lửa
Trà Mi: Một hoạt động khá phổ biến trên net là truy cập và tiếp cận thông tin toàn cầu. Việc này vốn bị cản trở rất nhiều ở các chế độ độc tài bằng những bức từơng lửa, và công cụ ‘leo rào’ phổ biến hiện nay là dùng proxy. Theo ông, để vựơt tường lửa an toàn, cần lưu ý những điều gì?
Ông Ethan Zuckerman: Chúng tôi không đề nghị sử dụng các proxy công cộng vì bạn không thể biết đựơc người đang vận hành các proxy công cộng đó là ai.
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng TOR hay JAP, tức những proxy ẩn danh có hỗ trợ Java.
Những cư dân mạng ở Việt Nam nếu có bà con, bạn bè định cư ở nước ngoài thì nên sử dụng Psiphon. Ngừơi thân của bạn ở hải ngoại chỉ cần cài đặt chương trình Psiphon vào máy và đưa cho bạn những thông tin kết nối như địa chỉ IP của máy chủ, tên đăng ký sử dụng, và mật khẩu.
Một ngừơi ở Việt Nam truy cập internet bằng Psiphon thì cũng giống như là ngừơi ấy đang dùng máy tính của người thân ở nước ngoài để vào mạng vậy. Bạn sẽ có thể tha hồ truy cập vào bất cứ trang web nào mà bạn thích, mà không để lại dấu vết gì có thể bị truy ra cả. Bạn có thể tải Psiphon về từ địa chỉ:
www.psiphon.civisec.org. Đó là những cách vượt tường lửa an toàn nhất.
Tóm lại, bạn cần nhớ rằng khi đăng tải ý kíên cá nhân lên net hay lên blog, cần sử dụng các công cụ như TOR, Psiphon kèm theo để ‘ngụy trang’ và tăng cường tính bảo mật.
Một vấn đề khác đáng lưu ý là tuyệt đối đừng bao giờ tiết lộ bất cứ thông tin nào liên quan đến cá nhân của bạn trên mạng hay trên blog.
Trà Mi: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này

Wednesday, November 14, 2007

Tiến trình dân chủ hóa giai đoạn vừa qua

Tiến trình dân chủ hóa giai đoạn vừa qua

Hồng Lĩnh


Hiện nay nhà cầm quyền Việt Nam đang rơi vào thế phòng thủ bị động tại một địa bàn độc nhất là quốc nội. Trong thế “răng cắn môi” của đàn anh Trung Quốc, cộng sản Việt Nam chỉ còn tìm an ủi nơi Bắc Hàn hay Cuba. Trong khi đó, lực lượng dân chủ Việt Nam hoạt động trên hai địa bàn quốc nội và hải ngoại rộng rãi và được lực lượng dân chủ thế giới yểm trợ.

Điều này cho thấy sự không cân bằng địa bàn cũng như cái thế thắng bại đã rõ.

Cuộc đấu tranh cho tự do, nhân quyền và dân chủ hóa Việt Nam tại quốc nội đều khởi phát từ các điều kiện hiện thực của xã hội Việt Nam. Bắt đầu từ việc bất đồng chính kiến xuất hiện vào năm 1991 qua vụ Dương Thu Hương cho đến nay đã có nhiều gió nhỏ tạo thành cơn bão.

Các tôn giáo:
– Đòi tự do tôn giáo, quyền ra báo.
– Đòi trả lại tài sản và đất đai tước đoạt
– Đi với dân nghèo và tổ chức giáo dục độc lập với nhà nước

Những người đối kháng, vận động dân chủ:
– Đòi nhân quyền, dân chủ và tự do
– Tuổi trẻ và trí thức thành lập các phong trào hay chính đảng, cao điểm năm 2006.
– Giao tiếp với người Việt hải ngoại.
– Tạo ra sự quan tâm và thức tỉnh lương tâm của các lực lượng dân chủ thế giới.

Thành phần đòi cải cách và đổi mới từ trong đảng Cộng sản:
– Đòi cải tổ chính ngay trong trung ương
– Đòi đổi mới qua phát triển và dân chủ hóa
– Đòi bãi bỏ chính sách quốc giáo Marx–Lenin

Các doanh nghiệp tư nhân:
– Phát triển kinh tế thị trường tự do và hội nhập quốc tế thương mãi
– Không chấp nhận định hướng Xã hội chủ nghĩa
– Quay lưng với tư tưởng Hồ Chí Minh và đẩy quốc doanh vào phá sản

Lực lượng công nhân:
– Đình công và biểu tình phản đối bóc lột của tư bản đỏ

Thành phần dân oan khiếu kiện:
– Khiếu kiện liên tục lên án sự cướp đoạt đất đai của chế độ

Phản ứng của nhà cầm quyền.
Vì cùng lúc phải đối phó nhiều thành phần cùng chống đối, nhà cầm quyền Hà Nội phải tìm cách đàn áp dân chủ bằng vũ lực và bấp chấp dư luận. Bên cạnh đó, họ còn tung ra một số chiêu bài đánh lạc hướng, tung hỏa mù.

Đàn áp bằng vũ lực hay áp lực tâm lý:
– Ra các đạo luật như CP 297 để giới hạn tự do tôn giáo, hay đạo luật CP 88 để dễ dàng cầm tù những người hoạt động dân chủ.
– Lập tôn giáo quốc doanh.
– Quản thúc tại gia các lãnh đạo tôn giáo và những người đấu tranh.
– Bò tù và áp đảo tinh thần, kinh tế người bất đồng chính kiến và tạo áp lực trên các thân nhân họ.
– Khai trừ khỏi đảng và cầm tù các đảng viên phản tỉnh hay đã có một số kiến nghị thuộc loại “chướng tai gai mắt” với đảng cộng sản.
– Các nghị định cấm báo chí tư nhân.

Đánh lạc hướng dư luận thông qua các cuộc tranh luận:
– Phát triển kinh tế sẽ dẫn tới phát triển chính trị
Đảng sẽ mang dân chủ cho nhân dân qua sự công nhận vai trò lãnh đạo của đàng (một loại tiện tiếm do cộng sản Việt Nam hô hào).
– Đa đảng sẽ gây ra hỗn loạn
– Dân chủ bắt đầu là phải nâng cao dân trí và không nói gì tới ý thức.

Một số thành quả.
Qua đợt đàn áp tàn bạo nhất từ 20 năm qua vào đầu năm 2007 và kéo dài tới hôm nay, phong trào dân chủ quốc nội dường như có vẻ lắng dịu, không như vào cuối năm 2006. Nhiều nhân vật tiên phong tại quốc nội đang bị giam cầm hay bị bao vây quản thúc tại gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó biểu tình của thành phần dân oan và đình công của lực lượng công nhân lại nổi lên.

Trước tình hình này, một số sự kiện hiển nhiên và các ý kiến của những thành phần đấu tranh trong nước được ghi nhận như sau:

Những điều gây bất lợi cho cộng sản Việt Nam
– Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hòa thượng Thích Quảng Độ đã trở thành hai gương mặt tiêu biểu và huyền thoại của cuộc đấu tranh tại quốc nội.
– Một số người vận động dân chủ như Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình… đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Tên tuổi của họ đã được quốc tế quan tâm qua việc yêu cầu chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho họ và lên tiếng cảnh cáo về việc vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam.
– Cộng sản Việt Nam ở ngã ba đường (1) và tung bong bóng dự định đổi tên đảng (2).

Một số ý kiến của những người bất đồng chính kiến có tên tuổi trong và ngoài nước:
– Ông Lê Hồng Hà: “Qua 30 năm thì dân thắng đảng trên mặt kinh tế và tư tưởng, dân chưa thắng về chính trị vì Đàng Cộng sản còn nắm đuợc công an và bộ đội”(3).
– Ông Nguyễn Gia Kiểng: “phấn khởi nhường chỗ cho thất vọng. Dưới phần nổi không có phần chìm, đằng sau tiếng vang không có thực lực” (4).
– Ông Nguyễn Minh Cần, cựu đảng viên: “Đột Biến Đánh Sập Chế Độ” (5).
– Nhà văn Hoàng Tiến: “Nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng có nhiều cái sai và nguy hiểm” (6)
– Ông Nguyễn Thanh Giang: “Ý thức dân chủ đã nằm trong quảng đại quần chúng, trong công nhân, nông dân, kể cà các ủy viên (trung ương) đảng cộng sản, ủy viên Bộ chính trị. Như vậy tức là tự do ngôn luận đã lấn tới, uy hiếp ông ấy khiến ông ấy phải hô khẩu hiệu” (7)
– Nhà báo Ngô Nhân Dụng: “Cộng Sản thua, tôn giáo thắng” (8).
– Ông Phạm Hùng Vỹ, 24 tuổi, hiện đang sống trong nước: “An ninh có nhiều trò, thế nhưng tôi khẳng định việc họ đàn áp không thể ngăn cản phong trào dân chủ từng bước vì đó là thế tất yếu, đó là mong muốn của người dân, đó là thực thể cuộc sống thúc đẩy người dân phải có dân chủ” (9)
– Ông Đỗ Nam Hải: “Đường lối đấu tranh đúng đắn đã được xác định: đấu tranh dẹp độc đảng để tiến tới đa nguyên. Chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa, cái mới, cái tiến bộ sẽ thắng cái cũ, lạc hậu, phản động. Cuộc đấu tranh giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi trọn vẹn” (10)

Quan sát và ý kiến.

– Nhân quyền, dân chủ và tự do là các giá trị mà con người luôn phải chiến đấu để có và phải tốn bao công sức để giữ gìn.

– Xã hội Viêt Nam hiện tại có quá nhiều điều bất hợp lý từ cấu trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng. Nhu cầu thay đổi chế độc độc đảng, thể chế chính trị là chuyện đương nhiên. Cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam chống lại đảng cộng sản Việt Nam đã và đang xảy ra.
– Hiện nay đảng cộng sản Việt Nam có ba vũ khí lợi hại: địa bàn, hệ thống cai trị rất tổ chức và lực lượng quân đội, công an đứng ngoài luật lệ và tự do dùng bạo lực. Sự sợ hãi bao trùm toàn dân tộc, sự nghi kỵ giữa người và người làm tê liệt ý chí cùng nhau vùng lên. Tuy nhiên các thế mạnh này đã không còn có quyền uy tuyệt đối như trước mà đang bị nhân dân làm suy yếu dần dần.
– Là một trong bốn nước cộng sản còn lại trên thế giới, nhà cầm quyền Việt Nam hiện đang đi ngược lại các giá trị về nhân quyền, dân chủ và tự do của nhân loại và đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân. Tội ác của chủ nghĩa cộng sản bị lên án trên toàn thế giới và chủ nghĩa này đang “giãy chết”.
– Cộng sản Việt Nam đang ở trong thế lưỡng đầu thọ địch. Tuy đang yếu sức, nhưng sự “giãy chết” này còn có khả năng gây ra tổn thương cho lực lượng dân chủ của dân tộc Việt Nam, đó cũng là cái giá phải trả cho các thành quả đã đạt được.
– Một kết quả có tính cách quyết định: dân ta nay bắt đầu hết sợ cộng sản Việt Nam và bất chấp tù đày.
– Chế độ độc tài cộng sản phải được chấm dứt tại Việt Nam, sớm hay muộn chỉ còn là yếu tố thời gian mà thôi.

(1) Đảng Cộng sản ở ngã ba đường, Trần Quốc Hiền, Việt Báo, 20/10/2007, trang 1–3
(2) Bao giờ Đảng CSVN đổi tên, Lê Biên, Viet Báo, 24/10/2007, trang 1–2
(3) Đấu tranh cho phát triển và dân chủ hóa, Lê Hồng Hà, Diễn Đàn Forum trang 3
(4) Thời điểm của một xét lại bắt buộc, Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận 13/06/2007, trang 1–7.
(5) Đột biến đánh sập chế độ, Nguyễn Minh Cần, Việt Báo, 26/10/2007, trang 1–7.
(6) Nhận định của ông Nguyễn Gia Kiểng có nhiều cái sai và nguy hiểm, nhà văn Hoàng Tiến, Thongtin. Brinkster. Net, 27–7–2007, trang 1–6.
(7) Dân chủ Việt Nam sẽ khác Miến Điện, Nguyễn Thanh Giang, BBC 28/09/2007, trang 1–3.
(8) Cộng sản thua, tôn giáo thắng, Ngô Nhân Dụng, thongtinberlin.net, trang 1–4.
(9) Các nhà tranh đấu dân chủ tại Việt Nam sẽ chùn bước?, Gia Minh, RFA, 23/09/2006, trang 1–3.
(10) Lượng định về phong trào đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam trong thời gian qua, Đỗ Nam Hải, Việt Báo Tự Do, 23/10/2007, trang 1–3.