Friday, January 16, 2009

HỒI KÝ CỦA MỘT NGƯỜI HÀ NỘI (tự do - Nguyẽn Văn Luận)

Ông Hòa là cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, bị Cộng sản bắt đi tù năm 1975, sang Mỹ theo diện HO. Tôi gặp ông tại một tiệc cưới, trở thành bạn, thường gặp nhau bởi cùng sở thích, nói chuyện văn chương, thời thế, dù trong quá khứ ông sống tại miền Nam, tôi ở xứ Bắc. Một lần tới thăm , cháu Thu Lan, con ông Hòa, hỏi tôi: "Bác ở Hàni mà cũng đi tị nạn à...?" Nghe hỏi tự nhiên nên tôi chỉ cười: "Cái cột đèn mà biết đi , nó cũng đi, ...nữa là bác!" Thực ra tôi đã không trốn thoát được từ lần đầu "vượt tuyến" vào miền Nam. Rồi thêm nhiều lần nữa và 2 lần "vượt biển", vẫn không thoát. Chịu đủ các "nạn" của chế độ cộng sản trong 27 năm ở lại miền Bắc, tôi không "tị nạn", mà đi tìm Tự Do , trở thành "thuyền nhân ", đến nước Mỹ năm 1982. Sinh trưởng tại Hànội, những năm đầu sống ở Mỹ, tôi đã gặp nhiều câu hỏi như cháu Thu Lan, có người vì tò mò, có người giễu cợt . Thời gian rồi cũng hiểu nhau. Tôi hằng suy nghĩ và muốn viết những giòng hồi tưởng, vẽ lại bức tranh Hànội xưa, tặng thế hệ trẻ, và riêng cho những người Hànội di cư. Người dân sống ở miền Nam trù phú, kể cả hàng triệu người di cư từ miền Bắc, đã không biết được những gì xảy ra tại Hànội, thời người Cộng sản chưa vận com-lê, đeo cà-vạt, phụ nữ không mặc áo dài. Hiệp định Geneve chia đôi nước Việt. Cộng sản, chưa lộ mặt là Cộng sản, tràn vào miền Bắc tháng 10 năm 1954. Người Hànội đã "di cư" vào miền Nam, bỏ lại Hànội hoang vắng, tiêu điều, với chính quyền mới là Việt Minh, đọc tắt lại thành Vẹm. Vì chưa trưởng thành, tôi đã không hiểu thế nào là ...Vẹm! Khi họ "tiếp quản" Hànội, tôi đang ở Hải phòng. Dân đông nghịt thành phố, chờ "tầu há mồm" để di cư. Trước Nhà Hát Lớn, vali, hòm gỗ, bao gói xếp la liệt. Lang thang chợ trời, tôi chờ cha tôi quyết định đi Nam hay ở lại. Hiệp định Geneve ghi nước Việt Nam chỉ tạm thời chia cắt, hai năm sau sẽ "Tổng tuyển cử " thống nhất. Ai ngờ Cộng sản miền Bắc "tổng tấn công" miền Nam! Gia đình lớn của tôi, không ai làm cho Pháp, cũng không ai theo Việt Minh. Cha tôi làm chủ một hãng thầu, nghĩ đơn giản là dân thường nên ở lại. Tôi phải về Hànội học. Chuyến xe lửa Hànội "tăng bo" tại ga Phạm Xá, nghĩa là hai chính quyền, hai chế độ, ngăn cách bởi một đoạn đường vài trăm mét , phải đi bộ hoặc xe ngựa. Người xuống Hải phòng ùn ùn với hành lý để đi Nam, người đi Hànội là con buôn, mang "xăng" về bán. Những toa tầu chật cứng người và chất cháy, từ chai lọ đến can chứa nhà binh, leo lên nóc tầu, bíu vào thành toa, liều lĩnh , hỗn loạn ... Tới cầu Long Biên tức là vào Hànội. Tầu lắc lư, người va chạm người. Thằng bé ù chạc 15 tuổi, quắc mắt nhìn tôi: "Đề nghị đồng chí xác định lại thái độ, lập trường tư tưởng..!". Tôi bàng hoàng vì thứ ngoại ngữ Trung quốc, phiên âm thành tiếng Việt, nghe lần đầu không hiểu , để rồi phải "học tập" suốt 20 năm, "ngoại ngữ cộng sản": đấu tranh, cảnh giác, căm thù và ...tiêu diệt giai cấp! (Thứ ngôn ngữ này ghi trong ngoặc kép). Hànội im lìm trong tiết đông lạnh giá, người Hànội e dè nghe ngóng từng "chính sách "mới ban hành. "Cán bộ" và "bộ đội" chỉ khác nhau có ngôi sao trên mũ bằng nan tre, phủ lớp vải mầu cỏ úa, gọi là "mũ bộ đội", sau này có tên là "nón cối". Hànội "xuất hiện" đôi dép "Bình Trị Thiên", người Bắc gọi là "dép lốp", ghi vào lịch sử thành "dép râu". Chiếc áo dài duyên dáng, thướt tha của thiếu nữ Hànội được coi là "biểu hiện" của "tư sản, phong kiến", biến mất trong mười mấy năm sau, vì "triệt để cách mạng". Lần đầu tiên , "toàn thể chị em phụ nữ" đều mặc giống nhau : áo "sơ mi", quần đen. Hãn hữu , như đám cưới mới mặc sơ mi trắng vì "cả nước" không có xà phòng. Chơi vơi trong Hànội, tôi đi tìm thầy xưa, bạn cũ, hầu hết đã đi Nam. Tôi phải học năm cuối cùng , Tú tài 2, cùng một số "lớp Chín hậu phương", năm sau sẽ sát nhập thành "hệ mười năm". Số học sinh "lớp Chín" này vào lớp không phải để học, mà là "tổ chức Hiệu đoàn", nhận "chỉ thị của Thành đoàn" rồi "phát động phong trào chống văn hóa nô dịch!". Họ truy lùng...đốt sách ! Tôi đã phải nhồi nhét đầy ba bao tải, Hiệu đoàn "kiểm tra", lục lọi, từ quyển vở chép thơ, nhạc, đến tiểu thuyết và sách quý, mang "tập trung" tại Thư viện phố Tràng Thi, để đốt. Lửa cháy bập bùng mấy ngày, trong niềm "phấn khởi", lời hô khẩu hiệu "quyết tâm", và "phát biểu của bí thư Thành đoàn": tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn là ..."cực kỳ phản động!". Vào lớp học với những "phê bình, kiểm thảo...cảnh giác, lập trường", tôi đành bỏ học. Chiếc radio Philip, "tự nguyện " mang ra "đồn công an" , thế là hết, gia tài của tôi! Mất đời học sinh , tôi bắt đầu cuộc sống đọa đày vì "thành phần giai cấp", "sổ hộ khẩu", "tem, phiếu thực phẩm" , "lao động nghĩa vụ hàng tháng". Đây là chính sách dồn ép thanh niên Hànội đi "lao động công trường", miền rừng núi xa xôi. Tôi chỉ bám Hànôi được 2 năm là bị "cắt hộ khẩu", ...đi tù! Tết đầu tiên sau "tiếp quản", còn được gọi là" sau hòa bình lập lại", Hànội mơ hồ. Những bộ mặt vàng võ , áo quần nhầu nát, xám xịt, thái độ "ít cởi mở", từ "nông thôn" kéo về chiếm nhà người Hànội di cư. Người Hànội ở lại bắt đầu hoang mang vì những tin dồn và "chỉ thị": ăn Tết "đơn giản, tiết kiệm". Hàng hóa hiếm dần, "hàng nội" thay cho "hàng ngoại". Âm thầm, tôi dạo bước bên bờ Hồ Gươm, tối 30 Tết. Tháp Rùa, Cầu Thê Húc nhạt nhòa, ảm đạm, đền Ngọc Sơn vắng lặng. Chỉ có Nhà Thủy Tạ, đêm nay có ca nhạc, lần cuối cùng của nghệ sĩ Hànội. Đoàn Chuẩn nhớ thương hát "Gửi người em gái miền Nam", để rồi bị đấu tố là tư sản, rạp xinê Đại Đồng phố Hàng Cót bị "tịch thu". Hoàng Giác ca bài "Bóng ngày qua", thành "tề ngụy", hiệu đàn nhỏ phố Cầu Gỗ phải dẹp, vào tổ đan mũ nan, làn mây, sống "tiêu cực" hết đời trong đói nghèo, khốn khổ. Danh ca Minh Đỗ, Ngọc Bảo, nhạc sĩ Tạ Tấn, sau này làm gì, sống ra sao, "phân tán", chẳng ai còn gặp nhau, sợ thành "phản động tụ tập". "Chỉ thị Đảng và Ủy ban Thành" "phổ biến rộng rãi trong quần chúng" là diệt chó. "Toàn dân diệt chó", từ thành thị đến "nông thôn". Gậy gộc, giây thừng, đòn gánh, nện chết hoặc bắt trói, rồi đầu làng, góc phố "liên hoan tập thể". Lý do giết chó , nói là trừ bệnh chó dại, nhưng đó là "chủ trương" , chuẩn bị cho đấu tố "cải tạo tư sản" và "cải cách ruộng đất". Du kích , công an rình mò, "theo dõi", "nắm vững tình hình" không bị lộ bởi chó sủa. Mọi nơi im phăng phắc ban đêm, mọi người nín thở đợi chờ thảm họa. Hànội đói và rách, khoai sắn chiếm 2 phần tem gạo, 3 mét vải "cung cấp" một năm theo "từng người trong hộ". Mẹ may thêm chiếc quần "đi lao động " thì con nít cởi truồng. Người thành thị, làm cật lực, xây dựng cơ ngơi, có ai ngờ bị quy là "tư sản bóc lột"? nhẹ hơn là "tiểu tư sản", vẫn là "đối tượng của cách mạng". Nông dân có dăm sào ruộng đất gia truyền vẫn bị quy là "địa chủ cường hào"! Giáo sư Trương văn Minh, hiệu trưởng trường Tây Sơn, ngày đầu "học tập", đã nhẩy lầu, tự tử. "Tư sản Hànội" di cư hết, chẳng còn bao nhiêu nên "công tác cải tạo được làm "gọn nhẹ" và "thành công vượt mức", nghĩa là mang bắn một, hai người "điển hình", coi là "bọn đầu xỏ" "đầu cơ tích trữ", còn thì "kiểm kê", đánh "thuế hàng hóa", "truy thu", rồi "tịch thu" vì "ngoan cố, chống lại cách mạng!". Báo, đài hàng ngày tường thuật chuyện đấu tố, kể tội ác địa chủ, theo bài bản của "đội cải cách" về làng, "bắt rễ" "bần cố nông", "chuẩn bị thật tốt", nghĩa là bắt học thuộc lòng "từng điểm" : tội ác địa chủ thì phải có hiếp dâm, đánh đập, bắt con ở đợ, "điển hình" thì mang thai nhi cho vào cối giã, nấu cho lợn ăn, đánh chết tá điền, hiếp vợ sặc máu ...! Một vài vụ, do "Đảng lãnh đạo", "vận động tốt", con gái, con dâu địa chủ, "thoát ly giai cấp", "tích cực" "tố cáo tội ác" của cha mẹ . Cảnh tượng này thật não nùng ! Lời Bác dạy suốt mấy mươi năm : "Trung với Đảng, hiếu với dân ..." là vậy! "Bần cố nông" cắm biển nhận ruộng được chia, chưa cấy xong hai vụ thì "vào hợp tác", "làm ăn tập thể", ruộng đất lại thu hồi về "cộng sản" . "Toàn miền Bắc" biết được điều "cơ bản" về Xã hội chủ nghĩa là... nói dối! Mọi người, mọi nhà "thi đua nói dối", nói những gì Đảng nói. Nói dối để sống còn, tránh "đàn áp", lâu rồi thành "nếp sống", cả một thế hệ hoặc lặng câm, hoặc nói dối, vì được "rèn luyện" trong xã hội ngục tù, lấy "công an" làm "nòng cốt" chế độ. Ở Mỹ, ai hỏi bạn: "How are you?", bạn trả lời: "I'm fine, thank you". Ở miền Bắc, thời đại Hồ chí Minh, "cán bộ" hỏi: "công tác" thế nào?, dù làm nghề bơm xe, vá lốp, người ta trả lời: "...rất phấn khởi, ra sức thi đua, lập thành tích chào mừng... các nước anh em!" Bị bắt bên bờ sông Bến Hải, giới tuyến chia hai miền Nam Bắc, năm 19 tuổi, tôi bị giong về Lệ Thủy bởi "bộ đội biên phòng", được "tự do" ở trong nhà chị "du kích" hai ngày, đợi đò về Đồng Hới. Trải 9 trại giam nữa thì về tới Hỏa Lò Hànội, vào xà lim. Cảnh tù tội chẳng có gì tươi đẹp , xã hội cũng là một nhà tù, không như báo, đài hằng ngày kêu to "Chế độ ta tươi đẹp". Cơ hàn thiết thân, bất cố liêm sỉ, người tù "biến chất", người tứ chiến kéo về, nhận là người Hànội, đói rét triền miên nên cũng "biến chất"! Đối xử lọc lừa, gia đình, bè bạn, họ hàng, "tiếp xúc" với nhau phải "luôn luôn cảnh giác". Hànội đã mất nền lễ giáo cổ xưa, Hànội suy xụp tinh thần vì danh từ "đồng chí"! Nằm trong xà lim, không có ngày đêm, giờ giấc, nghe tiếng động mà suy đoán "tình hình" Ánh diện tù mù chiếu ô cửa sổ nhỏ song sắt, cao quá đầu, tôi đứng trên xà lim, dùng ngón tay vẽ chữ lên tường, "liên lạc" được với Thụy An ở xà lim phía trước. Thụy An là người Hànội ở lại, "tham gia hoạt động " Nhân Văn Giai Phẩm, đòi tự do cho văn nghệ sĩ, sau chuyển lên rừng, không có ngày về Hànội. Bà đã dùng đũa tre chọc mù một mắt, nói câu khí phách truyền tụng: "Chế độ này chỉ đáng nhìn bằng nửa con mắt!" Người du lịch Việt Nam , ít có ai lên vùng thượng du xứ Bắc, tỉnh Lào Cai, có trại tù Phong Quang hà khắc, có thung sâu heo hút, có tù chính trị chặt tre vầu theo "định mức chỉ tiêu". Rừng núi bao la, tiếng chim "bắt cô trói cột", nấc lên nức nở, tiếng gà gô, thức giấc, sương mù quanh năm. Phố Hàng Đào Hànội, vốn là "con đường tư sản", có người trai trẻ tên Kim, học sinh Albert Sarreaut. Học trường Tây thì phải chịu sự "căm thù đế quốc" của Đảng, "đế quốc Pháp" trước kia và "đế quốc Mỹ" sau này. Tù chính trị nhốt lẫn với lưu manh, chưa đủ một năm, Kim Hàng Đào "bất mãn" trở thành Kim Cụt, bị chặt đứt cánh tay đến vai, không thuốc, không "nhà thương" mà vẫn không chết. Phố Nguyễn công Trứ gần Nhà Rượu, phía Nam Hànội, người thanh niên đẹp trai, có biệt danh Phan Sữa, giỏi đàn guitar, mê nhạc Đoàn Chuẩn, đi tù Phong Quang vì "lãng mạn". Không hành lý nhưng vẫn ôm theo cây đàn guitar. Chỉ vì "tiểu tư sản" , không "tiến bộ" , không có ngày về...! Ba tháng "kỷ luật", Phan Sữa hấp hối, khiêng ra khỏi Cổng Trời cao vút, gió núi mây ngàn, thì tiêu tan giấc mơ Tình nghệ sĩ ! Người già Hànội chết dần, thế hệ thứ hai, "xung phong", "tình nguyện" hoặc bị "tập trung" xa rời Hànội. Bộ công an "quyết tâm quét sạch tàn dư đế quốc, phản động", nên chỉ còn người Hànội từ "kháng chiến" về, "nhất trí tán thành" những gì Đảng ...nói dối ! Tôi may mắn sống sót, dù mang lý lịch "bôi đen chế độ", "âm mưu lật đổ chính quyền", trở thành người "Hànội di cư", 10 năm về Hànội đôi lần, khó khăn vì "trình báo hộ khẩu", "tạm trú tạm vắng". "Kinh nghiệm bản thân" , "phấn đấu vượt qua bao khó khăn , gian khổ", số lần tù đã quên trong trí nhớ, tôi sống tại Hải phòng, vùng biển. Hải phòng là cơ hội "ngàn năm một thuở" cho người Hànội "vượt biên" khi chính quyền Hànội chống Tầu , xua đuổi "người Hoa" ra biển, khi nước Mỹ và thế giới đón nhận "thuyền nhân" tị nạn. Năm 1980, tôi vào Sàigòn, thành phố đã mất tên sau "ngày giải phóng miền Nam". Vào Nam, tuy phải lén lút mà đi, nhưng vẫn còn dễ hơn "di chuyển" trong các tỉnh miền Bắc trước đây. Tôi bước trên đường Tự Do, hưởng chút dư hương của Sài gòn cũ, cảnh tượng rồi cũng đổi thay như Hànội đã đổi thay sau 1954 vì "cán ngố" cai trị. Miền Nam "vượt biển" ào ạt, nghe nói dễ hơn nên tôi vào Sàigòn, tìm manh mối. Gặp cha mẹ ca sĩ Thanh Lan tại nhà, đường Hồ Xuân Hương, gặp cựu sĩ quan Cộng Hòa, anh Minh , anh Ngọc, đường Trần quốc Toản, tù từ miền Bắc trở về. Đường ra biển tính theo "cây", bảy, tám cây mà dễ bị lừa. Chị Thanh Chi (mẹ Thanh Lan) nhìn "nón cối" "ngụy trang" của tôi, mỉm cười: "Trông anh như cán ngố, mà chẳng ngố chút nào!" "Hànội, trí thức thời Tây, chứ bộ...!. Cả nước Việt Nam, ai cũng sẽ trở thành diễn viên, kịch sĩ giỏi!" Về lại Hảiphòng với "giấy giới thiệu" của "Sở giao thông" do "móc ngoặc" với "cán bộ miền Nam" ở Saigòn, tôi đã tìm ra "biện pháp tốt nhất" là những dân chài miền Bắc vùng ven biển. Đã đến lúc câu truyền tụng "Nếu cái cột điện mà biết đi....", dân Bắc "thấm nhuần" nên "nỗ lực" vượt biên. Năm bốn mươi tư tuổi, tôi tìm được Tự Do, định cư tại Mỹ, học tiếng Anh ngày càng khá, nhưng nói tiếng Việt với đồng hương, vẫn còn pha chút "ngoại ngữ " năm xưa. Cuộc sống của tôi ở Việt Nam đã đến "mức độ" khốn cùng, nên tan nát, thương đau. Khi đã lang thang "đầu đường xó chợ" thì mới đủ "tiêu chuẩn" "xuống thành phần", lý lịch có thể ghi là "dân nghèo thành thị", nhưng vẫn không bao giờ được vào "công nhân biên chế nhà nước". Tôi mang nhẫn nhục, "kiên trì" sang Mỹ, làm lại cuộc đời nên "đạt kết quả vô cùng tốt đẹp", "đạt được nguyện vọng" hằng ước mơ! Có người "kêu ca" về "chế độ tư bản" Mỹ tạo nên cuộc sống lo âu, tất bật hàng ngày, thì xin "thông cảm" với tôi, ngợi ca nước Mỹ đã cho tôi nhân quyền, dân chủ, trở thành công dân Hoa kỳ gốc Việt, hưởng đầy đủ "phúc lợi xã hội", còn đẹp hơn tả trong sách Mác Lê về giấc mơ Cộng sản.
' );
//-->\n
' );
//-->

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
' );
//-->

" target\u003d\"_blank\" onclick\u003d\"return top.js.OpenExtLink(window,event,this)\"\u003e\u003cem\u003e\u003cfont face\u003d\"Times New Roman, Times, Serif\"\u003e
' );
//-->\n
' );
//-->

Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó
' );
//-->

u003c/font\u003e\u003c/em\u003e\u003c/a\u003e\u003c/h6\u003e\u003c/div\u003e\u003cbr\u003e",1] ); //--> Chủ nghĩa Cộng sản xụp đổ rồi. Cộng sản Việt Nam bây giờ "đổi mới". Tiếng "đổi" và "đổ" chỉ khác một chữ "i". Người Việt Nam sẽ cắt đứt chữ "i" , dù phải từ từ, bằng "diễn biến hòa bình". Chế độ Việt cộng "nhất định phải đổ", đó là "quy luật tất yếu của lịch sử nhân loại". Ôi! "đỉnh cao trí tuệ", một mớ danh từ ...! tựdo-Nguyễn Văn Luận

Các Hướng Tiến Cần Quan Tâm Để Giử Thế Chủ Động

Các Hướng Tiến Cần Quan Tâm Để Giử Thế Chủ Động
(Hồng Lĩnh)


CSVN tạo hai cái mốc 2004 và 2009 nhắm chủ động tấn công
Một chiều dài 34 năm của trang tranh đấu sữ nhắm mục tiêu giải thể chế độ CSVN tại Việt Nam đã cho thấy : Dưới bóng cờ vàng ba sọc đỏ, sau khi cuộc phản công rải dài trên tuyến hải ngoại năm châu của NVHN có kết quả trên các bình diện, thể chế CSVN đổi giọng qua nghị quyết 36 của Bộ Chính Trị: “-Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam (hết trích) ». Bọn « phản động » trở thành « khúc ruột » ngàn dăm xa xôi!
Tại quốc nội, suốt một chiều dài từ 2000 tời 2008, các nhà dân chủ đơn độc lên tiếng phản kháng phải chịu tù đày. Cũng tại đất nước nầy suốt năm qua, quần chúng tôn giáo tiên phong công khai trực diện đối đầu đòi sự thật, tư hữu và công lý cho toàn dân, « Đảng và Nhà Nước », cũng vẫn còn là Bộ Chính Trị qua ống loa Nguyễn Tấn Dũng, sau khi đã tung toàn lực đàn áp và đấu tố, đã bưng bô: « Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của mộ bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài…Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân ta (hết trích) ». Đảng và Nhà Nước không còn gọi tôn giáo là thuốc phiện nữa qua ngôn từ của Chỉ Thị. Cùng một lúc hết trâng tráo muôn năm tuyên bố CS sẽ là bất diệt. Trái lại tuyên bố « tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài ».
Hai cái chớp ngôn từ vừa kể ( NVHN và tôn giáo là « hai bộ phận của dân tộc ») có phải là hai điềm báo một thay đổi tư duy nơi con người CSVN và của chính sách cai trị của chúng, hay chỉ là hai động thái chính trị có tính cách ru ngủ, trong xoay chiều vừa tấn công vừa chống đỡ ý chí phản công của NVHN và đồng bào quốc nội ? Nhưng với kinh nghiệm bản thân, cựu TT Boris Yeltsin đã cảnh báo : « CS không bao giờ thay đổi. Chỉ tiêu diệt chúng đi», và cũng nên ghi nhận câu nói bất hủ sau đây: « Đừng nghe những gì chúng nói. Hãy xem những việc chúng làm ». Đâu là sự thật ?

Nghị quyết 36 ngày 26/03/2004 của BCT
Ngày 26-3-2004, Bộ Chính trị Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 36-NQ/T.Ư về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Đảng chỉ thị các cấp chính quyền và đoàn thể nhân dân tổ chức “ phổ biến rộng rãi nghị quyết này đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trong nước và đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ”. Nghị quyết nầy chứa ba điểm chính đã chọi đầu nhau ngay trong ngôn từ :
Đảng và Nhà Nuớc « khiển trách » NVHN qua nghị quyết 36
Đảng và Nhà Nước xác định : “Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước. Một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước».
“Đó chỉ là những phần tử bất mãn của chế độ cũ, những kẻ có nợ máu với nhân dân, những thành phần đĩ điếm, trốn tránh lao động...”. Ngoài ra Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng sản Hà Nội tuyên bố : “....những người vượt biển ra nước ngoài là bọn người phản quốc, chống phá cách mạng, “ là những thành phần rác rưởi, lưu manh, những kẻ phản động, phản quốc, bỏ nước ra đi theo ngụy”. Chính Bộ trưởng Y-tế Nguyễn Thượng Nhân đã phát biểu là “nên treo cổ hết những kẻ phản động ấy”(hết trích)!
Đảng và Nhà Nuớc lên lớp NVHN qua nghị quyết 36
« Tính liên kết cộng đồng, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao. Còn thiếu các biện pháp duy trì, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hóa giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về tri thức, chưa tương xứng với tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (hết trìch)”.
Đảng và Nuớc rót mật vào tai NVHN qua nghị quyết 36
“-Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách rộng mở và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho đồng bào về thăm đất nước, người thân, đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học - công nghệ, hoạt động văn hóa - nghệ thuật ».
“Đông đảo bà con hoan nghênh công cuộc đổi mới và chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước, mong muốn đất nước cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới; nhiều người đã về thăm gia đình, quê hương, tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, nhân đạo, từ thiện... Tình hình trên là xu thế chủ yếu trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.” (hết trích)”. Cái hôn thế kỷ củ Juda tân thời !
Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 05/01/2009 của Nguyễn Tấn Dũng
Cùng một giọng điệu của Nghị Quyết 36, ngày 05/01/2009 Nguyễn Tấn Dũng ra Chỉ Thị « Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước về tôn giáo ». Nhưng truớc đó, vào ngày 22/12/2008 Nguyễn Tấn Dũng đã tới nhóm họp với bộ phận chuyền nghề vũ lực đàn áp và ra chỉ thị hành động của năm 2009 cho chúng. Hai sự kiện vừa kể, tuy không nằm chung vào một văn bản như trong Nghị Quyết 36, nhưng không thể tách rời. Vì đi từ một ý chí và nguồn gốc, tuy xảy ra vào hai thời điểm khác nhau. Ý chí và nguồn gốc ấy là Bộ Chính Trị CSVN. Chỉ thị nầy chứa ba điểm đối đầu nhau ngay trong ngôn từ:
Đảng và Nhà Nuớc cuơng quyết hành động
chống lực lượng thù địch dùng diễn biến hòa bình
« Ngăn cản những cuộc biểu tình, những âm mưu diễn biến hòa bình của các lực luợng thù địch sẽ là một trong những vai trò then chốt của công. Ngành công an phải làm tốt vai trò nòng cốt trong việc đấu tranh và phòng chống tội phạm, chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện sớm mầm mống tội phạm đối lập để xử lý kịp thời, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn, khủng bố, bảo đảm an toàn các sự kiện, các hội nghị lớn trong năm 2009».
Đảng và Nhà Nước nói thay tôn giáo qua Chỉ Thị 1940/CT-TTg
Trong mê sảng trước các buổi cầu nguyện đòi công lý tại TKS, Thái Hà và hiệp thông dồn dập khắp nơi, Đàng và Nhà Nước bưng bô nói thay tôn giáo : « Hoạt động tôn giáo cơ bản tuân thủ pháp luật, đa số an tâm (cầu nguyện, chế riễu, chưởi thầm, chuởi đỗng và ngyuền rủa ngày đêm và Đảng và Nhà Nuớc gọi là an tâm), tích cực tham gia xây dựng đất nước (hết trích) ».
Đảng và Nhà Nước giọng ru con qua Chỉ Thị 1940/CT-TTg
Đảng và Nhà Nước nhai lại Nghị Quyết 36 : « Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại lâu dài trong qúa trình xây dựng chủ nghiã xã hội nước ta (con vẹt bảo sẽ tồn tại lại dùng cụm từ « qúa trỉnh », thế là sao ? Kinh tế thị trường tự do là đối nghịch với hoang tưởng XHCN : Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu, không giai cấp giàu nghèo là sao ?). Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân (hết trích) ».
So sánh và thẩm định Nghị Quyết 36 và Chỉ Thị 1940/CT-TTg
Về ngôn từ, Nghị Quyết và Chỉ Thị trên phương diện trình bày không khác nhau trong rập khuôn của hành chánh CSVN. Đảng và Nhà Nước được Nguyễn Tấn Dũng nêu lên như hai ngôi hay hai tay của một quyền lực tối cao. Quyền lực ấy là BCT CSVN suốt ngày chỉ chìm đắm tìm kiếm các mưu đồ đen tối và xem con người cũng như đất nước chỉ là dụng cụ của các hoán đổi. Đảng Tự xem có khả năng phán quyết và nhận định không sai lầm. Độc tôn xem tất cả chỉ là bộ phận phải chụi chi phối và phải phục vụ.
Quyền lực cho Nghị Quyết (biểu quyết ý định) ra đời và nhắm vào NVHN đang chống đối chưa có tổ chức tỗng quát, tuy đã thành công tại địa bàn mà vũ lực của chúng không kiểm soát hay chế ngự được. Do đó cần tìm cách dụ dỗ để dẫn thành phần nầy, không thiếu những nguyên tử tay mơ hay tham lam, vào con đường phục vụ chúng cũng như phá sự chống đối dưới nhiều hình thức.
Để tập thể nầy tan ra từng mãnh và vô tình phục vụ chúng dưới nhiểu chiêu bài và qua các biện minh vớ vẫn. Vì đa đảng và đa nguyên, trong thiếu tổ chức, vô tình có thể đi vào lối « đa nhân » và «đa chiến thuật » đối chọi, tạo hỗn loạn trong hành động có thể tới điểm các chiến thuật ấy tự tiêu diệt lẫn nhau trong cảnh quân mình bắn lính ta. CSVN đang nhắm điểm nầy.
Nhà báo và cưụ đại tá Bùi Tín, đã đi trong lòng địch, khai hỏa: “...29 năm nay những người lãnh đạo (Cộng sản) lại không làm gì để hòa hợp hòa giải cả, họ vẫn coi những người Việt ở hải ngoại chỉ là con bò sữa để vắt sữa và vẫn khinh thị như qua cái nghị quyết 36 vừa qua. Đây là cái nghị quyết kêu gọi người Việt ở nước ngoài phải quỳ xuống mà đầu hàng một lần nữa thì mới cho về nước, mới hợp tác... chứ không phải đối xử với 2 triệu đồng bào ở nước ngoài một cách bình đẳng, một cách tôn trọng về mặt chính trị, về tư thế của một người công dân”. Ngoài ra từ khi Nghị Quyết ra đời tới nay, không biết bao sự kiện lỗ đầu và vở sọ cho các con thiêu thân đã lao đầu vào thi hành tiếng gọi của Nghị Quyết và bị lừa đầu tư voà Việt Nam. Xem trường hợp của NRG Resources, Turan và công ty Sông Việt nam California.
Trái lại Chỉ Thị (ra lệnh cho thuộc quyền hay đã bị đặt vào tròng nô lệ) nhắm vào thành phần tôn giáo trong nước, tuy có tổ chức, nhưng bị đặt dưới sự chi phối nặng nề trong cảnh cá nằm trên thớt vũ lực của chúng và các hoạt động cạnh tranh của tôn giáo quốc doanh.
Chỉ thị (5/1/2009), tiếp theo lệnh cho công an hãy sẵn sàng xung trận (22/12/2008), chỉ là màn ru ngủ nhắm tạo ảo giác (theo Trần Đoan Hùng) : « Đảng và Nhà Nước đang có thiện chí đáp ứng và giải quyết thỏa đáng các đòi hỏi bức xức của các cộng đồng tôn giáo. Với động thái Chỉ Thị, BCT CSVN hy vọng sẽ giải tỏa tâm lý phẫn nộ đang dâng cao trong quần chúng về các vụ ăn cướp, hèn nhát trước ngoại xâm, tệ đoan tham nhũng biến chất, cửa quyền của đảng viên và cán bộ ».
BCT cũng hy vọng « tạo được phân hóa một số thành viên lãnh đạo tôn giáo, qua cám dỗ vật chất và ưu tiên, sẽ sẵn sàng đón nhận ơn huệ của Đàng và Nhà Nước ban phát riêng tư để bước vào con đường làm tay sai, khai triển mặc cảm tỵ hiềm giữa các tôn giáo, đặt tôn giáo đối đầu với cái mà chúng gọi là « dân tộc» bị bưng bít thông tin ».
Trong hai vặn kiện. Nếu loại trừ phần dụ dỗ gọi NVHN và tôn giáo là « Bộ phận » của dân tộc. Thời ngôn ngữ còn lại của cả hai văn kiện luôn xem hai thành phần ấy là « phản động hay thù nghịch » của quyền lực BCT CSVN.
Vì các đặc trưng vừa kể từ hai văn kiện. Nương theo chiến lược hai tầng và dựa trên ngôn ngữ pha lẫn giữa suy tư gợi tâm tình phỗ thông đại chúng và các giả định bừa bãi, ý chí của BCT tổi thiểu nhắm vào khai thác hay ru ngủ, tối đa là loại trừ sau khi đã khai thác và ru ngủ hai thành phần của cái mà bọn chúng gọi là lực luợng «Diễn Biến Hòa Bình». Nếu không quan tâm tới các điểm bất di và bất dịch của Đảng và Nhà Nước, tư duy sẽ rơi vào trạng thái lạc quan vô căn cứ với cảm nghĩ Đảng và Nhà Nước đã thay đổi. Tuy thế ngày nay một số người tìm biện hộ qua câu nói : CSVN đã thay đổi ».
Ngày nay như tất cả đã phải biết, vì sinh tồn, con thú CSVN đã phải ra khỏi rừng và hội nhập vào sinh hoạt hoàn cầu, những lãnh đạo cuồng tín và muôn năm ngoan cố bắt buộc phải giả thay màu như con thạch sùng để trờ thành đối tác với tài phiệt quốc tế và NVHN đã thành công. Trong vài trò đối tác nặng mùi vừa ăn cướp vừa la làng ăn dan nói dối, chế độ đặt ưu tiên vào « Ỗn định chính trị » qua chiêu bài phát triển kinh tế.
Ổn định bằng nắm chặt kiểm soát các chống đối hay ngoài hàng ngũ, bưng bít thông tin và nắm trọn tài nguyên đất nước bằng quái ngữ « Sở hữu nhà nước và bộ phận dân tộc ». Thành phần dân chúng quốc nội và một số « Việt Kiều » nhẹ dạ chỉ có quyền hưởng các rơi rớt sót lại trên bàn tiệc của Đảng và Nhà Nuớc.
Chính vì thế sinh ra nhu cầu đặt ra cho chế độ là phải tạo thế chủ động xâm nhập NVHN để vừa rút tỉa và phá rối với ru ngủ và hy vọng giải tỏa áp xuất cao tại quốc nội lên chế độ. Hầu giúp chề độ tồn tại lâu hơn và có bộ mặt thích hợp hơn. Một thức tĩnh và một quan tâm cần phải có đối với các chiến sĩ tự do của quốc nội hay NVHN.
Các hướng cần quan tâm để giữ thế chủ động
Giải thể CSVN hiện đang trên đà thực hiện do hai cánh quân quốc nội và NVHN. Chiến dịch hãy còn dài. Những cam go không thiếu. Cho những ngày sắp tới, Nghị Quyết 36 và Chỉ Thị 05/01/2009 là hai sa bàn hành động của CSVN vào năm 2009. Hai sa bàn nhắm tấn công NVHN và quốc nội. Để đối đầu, các hướng sau đây cần quan tâm để nắm thế chủ động bắt CSVN rơi vào thế bị động phòng thủ hay phải thay đổi kế hoạch của Nghị Quyết 36 và Chỉ Thị để chúng lúng túng đỡ gạt:
Lối nào đây để thống nhất hành động
của lực lượng trên tuyến hải ngoại ?
Cho bất cứ một cuộc đấu tranh nào. Vấn để tổ chức luôn đóng một vai trò chiến lược. Suốt trên ba mươi năm tại hải ngoại, không biết bao cố gắng và sáng kiến đã được NVHN đem ra để tạo thống nhất các lực lượng trên địa bàn nầy, hầu đủ mạnh và có tiếng nói chung đại diện để giải quyết mặt trận ngoại giao và yểm trợ quốc nội. Quốc nội sẽ có can đảm tiến lên và chỉ có thể thắng sau khi bạo quyền đã tành tại trận tuyến ngoại giao. Nhưng kết qủa chưa thành và đạt tạo một số bi quan trước thời cuộc và công cuộc giải thề chế độ CSVN.
Các trắc nghiệm đã nhắm vào tổ chức hàng dọc. Một nhà lãnh đạo hay một bộ tư lệnh tỗng quát. Có nhiệm vụ gầy dựng các bộ phận đặc trách, hoạch định cũng như phân phối các công tác tối cần theo một tiến trình, hay tạo đột biến làm đòn bẩy và vạch kế hoạch phản công kịp thời các phản ứng của bạo quyền.
Nếu tiến xuôi theo hướng ấy khó thành. Tại sao không tiến ngược chiều? Thật thế, một số hướng hành động của cuộc tranh đấu nầy xem như hiển nhiên cho cánh quân hải ngoại: truyền thông, vận động ngoại giao áp lực hay giải tỏa dưới nhiều hình thức, yểm trợ tinh thần và kinh tế cánh quân quốc nội. Do sáng kiến cá nhân hay chính đảng và tập hợp, các hướng nầy đã quy tụ được một số thành phần đi vào hành động, tuy đang còn riêng rẽ và chưa có bình diện của toàn tuyến hải ngoại.
Vấn đề còn lại hiện nay là tạo tổ chức tỗng quát trên bình diện toàn tuyến hải ngoại cho mỗi hướng. Như bước đầu và cho mỗi hướng, hy vọng năm mới nầy sẽ xuất hiện những buỗi gặp gỡ quốc tế hay hội thảo hàng năm, để trao đỗi kinh nghiệm và chương trình hành động, có tính cách khuyến khích và chuyển ngọn đuốc cho thế hệ trẻ nối tiếp. Để từ đó tạo ra chỉ huy tỗng quát cho mỗi hướng? Khi các hướng nầy đã có tổ chức tỗng quát hẵn hoi. Các hướng sẽ hợp quần lại tạo ra tỗng hợp hành động hỗ trợ lẫn nhau. Từ đó một sẽ sinh ra một tỗng hợp đại diện điều hành.
Một số điểm cần nút chận hay khai thác
Thời điểm đã đến để chận các sáo ngữ ngoại giao lưỡi gỗ của tư bản xanh làm ăn với CSVN và vận động ghi điều khoản tôn trọng Nhận Quyền như một điều kiện vào các ký kết kinh tế. Tuy là người ngoài cuộc, nhưng dân biểu quốc hội Âu-Châu Marco Cappato đã nhận ra hai vấn đề cho Việt Nam. Ông đã tố cáo : « .. Các chính quyền ở Tây phương, vốn chỉ nghĩ đến chuyện làm ăn, mà có khi lại làm ăn tồi tệ, nói rằng Việt Nam đang có tiến bộ .. “.
Từ tố cáo tới hành động thực tiển, ông cảm thấy cần chấn chỉnh lại câu nói lừa phỉnh trên và đã vận động quốc hội Âu-Châu ra Nghị Quyết : « Nghị Quyết về Hiệp định mới về Đối tác và Hợp tác EU-Viet Nam và về Nhân Quyền (phiên họp 22/10/2008 tại Strasbourg) » đòi chính quyền Châu Âu ràng buộc việc giao thương giữa Châu Âu và Việt Nam vào những tiến bộ (phải nói rõ tiến bộ nào ? Và không bâng quơ như lưỡi gỗ Michalak) dân chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam.
Vừa rồi Human Rights Watch (HRW) mời gọi Ngân hàng Thế giới (Word Bank) và các quốc gia cắt viện trợ gây áp lực với Việt Nam nhằm chấm dứt hình sự hóa tự do ngôn luận.
Chỉ có loại Nghị Quyết và đòi hỏi nầy mới có thể bắt CSVN vào thế bị động chống đỡ trên độc đạo « Phát Triền Kinh Tế » sinh tử của chúng.
Triệt để vận động các phái quốc hội của các dân chủ, các tổ chức quốc tề Nhân Quyền , Amnesty International và các hội từ thiện tới Việt Nam ủy lão và thăm viếng các tôn giáo, các nhà bất đồng chính kiến đang bị tù đày và các thân nhân của các nhà tranh đấu đang bị tù đày để vô hựu hiệu hóa vũ lực đàn áp và tạo giải tỏa cho các nhà dân chủ đang bị giam cầm.
Mốt số điểm cần quan tâm
Từ ngày Nghị Quyêt ra đời, không biết bao nhiêu hiện tuợng nghịch lý đã xảy ra cho cộng đồng NVHN. Người chống cộng đánh phá người chống cộng. Hãy xem vụ ra mắt của sách « Biến Động Miền Trung » vào ngày 09/05/2008 tại Huston. Bề ngoải là liên hợp các chánh đảng đánh phá ban tổ chức hội thảo và đánh phá tới cùng !Hai bên tham chiến thuộc NVHN ? Những vấn đề của chúng ta nằm trong Nghị Quyết 36.
Về vấn đề quyên góp yểm trợ quốc nội. Một vấn đề tréo hèo giữa Dân Chủ và Từ Thiện. Theo tác giả tiến-sĩ Nguyễn Đình Thắng : « Cảnh khốn cùng của đồng bào trong nước thường làm cho chúng ta lấn cấn giữa tình và lý. Ai nặng tình thì chủ trương giúp người ngay trước mắt, dù chỉ là một số nhỏ trong biển khổ mênh mông. Ai nghiêng về lý thì muốn giải quyết tận gốc các vấn nạn xã hội và chủ trương không tiếp sức hay làm hộ cho chế độ độc tài và tham nhũng. Nguyên tắc là mọi sự trợ giúp từ thiện đều phải có điều kiện, như phải nộp dự án với mục đích, mục tiêu, kế hoạch hành động, và ngân sách dự trù; phải báo cáo đều đặn và minh bạch về công việc ».
Tại điểm nầy đã xãy ra rối loạn trong hàng ngủ NVHN. Chỗ đã chấp nhận giao tiền cho một linh mục, tuy linh mục nầy không chịu nhập gia tùy tục ( NVHN chào lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của cuộc chiến đấu cho tự do). Trong câu chuyện bà Tim Rebeaud, không những rối loại, lại còn hạ cờ để thỏa mãn ý chống đối chào lá cờ của bà Tim. Tại Âu-Châu (Bỉ). Hội cựu quân nhân oanh tạc vào hội người Việt hay ai đó xưng danh hội người Việt. Rồi tiền quyên góp được không nghe nói đã giao cho ai. Có lẽ là bà Tim, tuy bà nầy vẫn ngoan cố có nhập gia nhưng không tùy tục. Ngày nay tại quốc nội. HĐGMVN là cơ quan đang đối đầu với tà quyền và HT Thích Quảng Độ đang bị quản thúc tại Thiền viện. Nhưng có tư thế biết chổ nào cần giúp đỡ cũng như có minh bạch với trách nhiệm. Tại sao NVHN không chấm dứt lối củ và yềm trợ qua hai đại diện ấy, để yềm trợ kinh tế không rơi vào tay CSVN hay không kiểm soát được?
Trong kế hoạch nhuộm đỏ Cộng Đồng Hải Ngoại hay trực diện đánh vào trung tâm. Báo chí CSVN loan tin cầm quyền của thề chế sẽ mở rộng kế hoạch chiêu dụ việt kiều và thi hành Nghị Quyết 36, bằng tung ra cờ máu, hình Hồ và VAALA tại Nam California. Chuyển CS từ quốc nội ra Hải Ngoại. Không khác gì mang hình ảnh Hitler và cờ chữ Vạn Đức Quốc Xã vào giữa một Cộng một Đồng Do Thái. Một thách đố không thể bỏ qua trong những ngày sắp tới đối với NVHN. Những quốc gia dân chủ không bao giờ chấp nhận, vì lý do an bình công cộng, một biểu tựợng gây xáo trộn và bất bình cho dân chúng. Một khía cạnh có thề khai thác để chận đứng lạm dụng tự do truyền thông vào mục tiêu đen tối.
Lời kết
Cuộc tranh đấu bất bạo động tháo gỡ thể chế điêu linh CSVN đang ở vào hồi quyết liệt. Một bạo quyền chống báng và chà đạp ba gía trị tối thuợng của con người : Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền, đã tung ra hai sa bàn tấn công qua Nghị Quyết 36 và Chỉ Thị 1940/CT-TTg. Nhắm vào khối NVHN và Tôn Giáo tại quốc nội giữa lòng một dân tộc mà phần đông đang suy thoái tinh thần và mất hướng.
Hai lực lượng ấy phải ý thức được vấn đề sinh tử và dựa lưng vào nhau để tạo thế chủ động. Đấu tranh là sách lược với bền chí và niềm tin. Không chiến thắng nào mà không có cái gía của nó. Các gía trị càng cao, cái giá phải trả để chiếm lại hay bảo tồn luôn có phần tương xứng với nhau.
Đề đối đầu có hiệu lực hai sa bàn tấn công của một thể chế ở thế phải tiêu vong, nhưng còn vũ lực và mưu dan để trì hoãn sự tồn tại và gây tang thương. Một tái tổ chức và tái phối trí cũng như chỉnh đốn hành động là lẽ đương nhiên. Một thức thời nắm vững các hướng tiến cần quan tâm cần phải có. Một chiến thắng chỉ tới từ một hợp quần chiến đấu và xa vời đối với những đám nguyên tử trong thế du kích chiến đấu đơn độc với tương tác sát hại lẫn nhau do cố ý hay vô tình. Những cố ý vì một vài quyền lợi riêng tư chóng phôi pha hay vị kỷ. Những vô tình vì tin vào hoang tưởng, vào ru ngủ của lưu manh hay chính trị thời cơ.

HồngLĩnh