Friday, April 26, 2013

Những sự thật cần phải biết - Mất!

Những sự thật cần phải biết - Mất!


Viết cho ngày 30/04 – ngày mà đất nước Việt Nam đã thực sự Mất!
Đặng Chí Hùng - Quá khứ đã qua, giờ là lúc nhìn lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất để trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ quá khứ đổ nát của dân tộc.

Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được giải phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân Bắc Hàn ngày này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận rõ cộng sản hơn. Để ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm...
*
Tôi băn khoăn mãi không biết đặt tựa đề của bài viết số 5 này. Rất may mắn là tôi đã tìm được nhờ âm nhạc. Cảm ơn nhạc sỹ Lam Phương đã cho tôi và đồng bào tôi nghe bài hát Mất để tôi có thể lấy nó làm tựa đề cho bài viết này. Xin mạn phép tác giả Lam Phương được sử dụng ngay tựa đề của bài hát với câu hát làm tôi xúc động cho đến giờ phút viết những dòng này “Em có biết ngày 30 mất nước, ngày chia ly ngày của tù đầy...”
Vâng! Tôi biết rằng tác giả Lam Phương đã viết bài hát này cho những người dân Việt Nam cộng hòa (VNCH) ngày 30 là ngày mất nước, ngày chia ly, tù đày của hàng triệu gia đình. Tuy nhiên trên quan điểm của mình tôi cho rằng ngày 30 là ngày đánh dấu cho cái Mất của cả Việt Nam chứ không riêng VNCH, đó là: Mất tự do, mất dân tộc và mất cả tương lai.
Để đi vào bài này tôi xin khẳng định lại chính Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) là những kẻ thua cuộc chứ không phải “bên thắng cuộc” như tác giả Huy Đức viết, bởi vì bắt đầu kể từ ngày có “bên thắng cuộc” thì dân tộc Việt Nam: Mất.
Giải phóng cho ai?
Thưa bạn đọc! Trong những phần của loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ”“Những sự thật cần phải biết” đã đăng, tôi đã chứng minh được những luận điểm sau đây:
Việt Nam Cộng hòa không phải là “ngụy” mà là thể chế tự do, dân chủ, biết lo cho đời sống nhân dân dẫu rằng còn nhiều khiếm khuyết cần thời gian sửa đổi.
Chính họ là nạn nhân của chính sách “ngậm máu phun người “ của đảng cộng sản Việt Nam. Những người lính VNCH đã ngã xuống vì họ ngã cho chính nghĩa và tự do của nhân dân. Chính VNDCCH là ngụy khi đánh thuê cho Liên Xô, Trung cộng (lời ông cựu tổng bí thư Lê Duẩn).
VNCH đã bị chính sách khủng bố của đảng cộng sản núp dưới danh nghĩa “nổi dậy” để khủng bố nhân dân, phá hoại cuộc sống yên bình của VNCH.
Thông qua mỹ từ “giải phóng”, đảng cộng sản Việt Nam và ông Hồ đã tiến hành “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, cưỡng chiếm một nước có chủ quyền hợp pháp nhằm đạt mục đích quyền lực, cho thế giới cộng sản và cho kẻ chủ mưu thôn tính Việt Nam: Trung cộng.
Như vậy thì sự thật về giải phóng đã rõ ràng, không phải là giải phóng cho nhân dân một nước có nền kinh tế, văn hóa, đời sống chính trị hơn hẳn nước khác. Giải phóng ở đây thực chất là giải phóng cho chính những người dân VNDCCH để họ thấy được bản chất láo lừa của cộng sản cũng như cho đất nước Việt Nam không phải như Bắc Hàn. Để minh chứng cho điều này tôi xin trình bày những luận điểm sau đây:
Thứ nhất, tại văn kiện đại hội đảng lần thứ 3 năm 1993 của đảng cộng sản Việt Nam, trang 49 có viết “Nhờ có được vũ khí và cơ sở vật chất của chế độ Sài Gòn để lại mà chúng ta có thể nói là có sự vượt bậc tiến bộ về vũ khí cũng như giải quyết đời sống nhân dân bớt khó khắn sau nhiều năm chiến tranh. Cũng vì điều này mà bọn phản động lưu vong ở hải ngoại tuyên truyền chúng ta thôn tính Lào và Campuchia, chúng ví quân đội chúng ta như kẻ khổng lồ đi liên minh với 2 kẻ tý hon không nhằm mục đích thôn tính Lào và Campuchia…”
Như vậy qua đoạn trích trên ta thấy gì? đó là đảng cộng sản đã thừa nhận với nhau rằng “nhờ” có tài nguyên, vũ khí và kinh tế VNCH thì nước Việt Nam của các ông đỉnh cao trí tuệ mới “bớt khó khăn”. Thì ra là giải phóng ngược kiểu này vậy sao? Ai giải phóng cho ai hỡi các vị lão thành cách mạng?
Thứ hai, khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, đảng cộng sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ đảng cộng sản Trung Quốc.
Chính trong cuốn sách “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Nhà xuất bản Sự Thật công bố 14/10/1979, phụ trách bản thảo đưa in là Phạm Xuyên và Đình Lai có đoạn: “Tháng 8 năm 1965, tại cuộc họp Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, gồm cả miền Nam Việt Nam, Thailand, Miến Điện, Malaysia, Singapore... Một vùng như Đông Nam Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản, xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy”.
Thông tin này đã được chính đảng cộng sản thừa nhận trên website của mình: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=9915.0
Vậy sự thật ở đây là VNDCCH giải phóng cho chính họ và Trung cộng đang khát tài nguyên hay cho nhân dân? Nhân dân Việt Nam được gì từ cuộc chiến tranh đó? Không! Hoàn toàn là không được gì.
Cũng cuốn sách này trang 53 còn có đoạn cho thấy dã tâm của cộng sản Việt Nam tiếp tay cho Trung cộng. Tại trang này có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam trả lời ông Đặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người... Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”.
Ở trang 73 của tác phẩm này, những người cộng sản Việt Nam đã cay đắng thú nhận: “Những người cầm quyền Trung Quốc, xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ có giúp Việt Nam khi nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng cũng xuất phát từ lợi ích dân tộc, họ không muốn Việt Nam thắng Mỹ và trở nên mạnh, mà chỉ muốn Việt Nam yếu, lệ thuộc Trung Quốc... Họ lợi dụng xương máu của nhân dân Việt Nam để buôn bán với Mỹ... Họ muốn chia rẽ Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN khác”.
Thứ ba, một tài liệu được lưu trữ ở Trung tâm Wilson - Hoa Kỳ cho thấy, trong cuộc họp với Mao Trạch Đông hồi năm 1970, ông Lê Duẩn đã cho ông Mao Trạch Đông biết, Việt Nam đang trường kỳ kháng chiến chống Mỹ là vì Trung Quốc. Ông Lê Duẩn đã nói, nguyên văn như sau: “Tại sao chúng tôi giữ lập trường bền bỉ chiến đấu cho một cuộc chiến kéo dài, đặc biệt trường kỳ kháng chiến ở miền Nam? Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch... Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc”.
Như vậy thì giải phóng miền Nam cho ai? Cho Việt Nam hay cho Trung cộng? Bạn đọc hẳn đã tìm ra câu trả lời.
Thứ tư, trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc), đó là cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang tiếng Việt: “Mao chủ tịch của tôi” bởi nhà Xuất bản Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn ở trang 154 nói về quan hệ với Việt Nam. Đoạn đó tạm dịch như sau:
“Việt Nam sẽ chỉ yếu đi nếu họ cứ tiếp tục chiến tranh và bất ổn liên miên. Trung Hoa tin rằng Hồ Chủ tịch biết điều này chỉ có lợi cho chúng ta. Nhưng Mao chủ tịch cũng tin tưởng Hồ Chủ Tịch sẽ làm đúng nghĩa vụ của mình.”
Ở đây tác giả Hà Cẩn khẳng định ông Hồ và ông Mao đều hiểu rõ về nhau. Nhưng ông Hồ được ông Mao tin tưởng “sẽ làm đúng nghĩa vụ”. Nghĩa vụ đó là gì? Đó chính là việc thực hiện âm mưu làm suy yếu nội lực Việt Nam. Rõ ràng ông Hồ đã được ông Mao giao cho nhiệm vụ cần phải thực hiện để làm suy yếu Việt Nam và ông Hồ do tham quyền lực (nếu thắng) và cũng để thực hiện nhiệm vụ của mình đã gây cho Việt Nam biết bao đau thương trong chiến tranh Nam Bắc. (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ phần 10”). Vậy “giải phóng” cũng là một trong nhiệm vụ mà ông Hồ và đảng cộng sản thực hiện cho quyền lợi của mình và Trung cộng mà thôi.
Thứ năm, cuốn sách “MAO: The Unknown Story” - Sách được phát hành năm 2005 do hai nhà xuất bản Anchor Books và Random House của tác giả Jung Chang và Jon Halliday trang 470 viết: “Có một nơi gần Trung Quốc, nơi đã có người Mỹ, đó là Việt Nam. Cuối năm 1963, miền Nam Việt Nam có khoảng 15,000 cố vấn quân sự Mỹ. Kế hoạch của Mao là tạo tình huống làm cho Mỹ phải gởi thêm quân đội vào miền Nam, ngay cả có thể xâm chiếm miền Bắc giáp giới với Trung quốc.”
Qua đây ta có thể thấy gì? đó là Mao và Trung cộng đâu phải sai Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam “giải phóng” cho nhân dân Miền Nam Việt Nam mà chỉ là cuộc chơi của Trung cộng với Mỹ và nhân dân Việt Nam là con tốt thí thông qua con rối: đảng cộng sản Việt Nam.
Thứ 6, qua phần 2 của “Những sự thật không thể chối bỏ” và phần 2 của “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh VNCH đâu cần ai giải phóng cho mình? Chẳng lẽ giải phóng ngược? Sự thật là qua những câu chuyện mà ai cũng thấy về sự chênh lệch văn minh sau ngày 30 tháng 4 đã cho thấy những gì tôi nói là chính xác. Dẫn chứng này chỉ xin nhắc lại câu của bà Dương Thu Hương - một người đi “giải phóng” người khác: “30 tháng 4 năm 75, nền văn minh đã thua chế độ man rợ”. Xin nói rõ từ “thua” này tôi đã giải thích rõ ở bài 1 “Những sự thật cần phải biết” đó là - chính VNDCCH đã được “giải phóng” bởi VNCH.
Thứ bảy, cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam” của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã được giải mật năm 2008 cho biết tại trang 69 “Chúng ta đã thắng Mỹ nhưng người dân miền Nam không chào đón những người anh miền Bắc của chúng ta trên chính quê hương miền Nam của họ...” Thì ra nhân dân miền Nam sau cái ngày “giải phóng” ấy đâu có chào đón người giải phóng cho họ. Chính bởi nhân dân VNCH không cần ai giải phóng cho mình cả.
Thứ 8, cho đến này đảng cộng sản chưa chịu thừa nhận họ thất bại hoàn toàn trong công cuộc “xây dựng Xã hội chủ nghĩa”. Tuy nhiên như lời Ts. Cù Huy Hà Vũ đã phát biểu với VOA rằng: “Như chúng ta đã thấy, chủ nghĩa cộng sản dưới màu sắc chủ nghĩa xã hội chưa bao giờ là một hiện thực ở Việt Nam bởi cho đến ngày hôm nay hệ tư tưởng ấy vẫn chỉ là “định hướng” như chính ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam thừa nhận. Nói cách khác, tính ưu việt hay hơn hẳn của chủ nghĩa xã hội so với chủ nghĩa tư bản mà Hoa Kỳ đại diện chưa bao giờ được chứng minh ở Việt Nam nên sẽ là quàng xiên khi nói rằng bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam là hệ tư tưởng cộng sản. Sự sụp đổ ngoạn mục của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước chỉ có thể xác nhận quan điểm này của tôi.” thì đảng cộng sản chính là những kẻ thua cuộc, những kê được VNCH giải phóng. (http://m.voatiengviet.com/a/862106.html)
Mất!
Thực tế cho đến nay thì chúng ta đều biết đảng cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh chỉ là con rối trong tay cộng sản quốc tế và đặc biệt là tay sai cho Trung cộng giày xéo đất nước. Chính vì thế chúng ta - toàn thể Việt Nam chứ không riêng gì VNCH đã mất, mất rất nhiều thứ kể từ ngày 30/4/1975 đó. Vậy chúng ta mất gì?
Thứ nhất, chúng ta mất biển đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) mà điển hình là các hành động vây bắt tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Thứ hai, chúng ta đang mất dần các vị trí chiến lược như Tây Nguyên và trong quá khứ đã mất cho Trung cộng: Ải Nam quan, Thác Bản Giốc, bãi đá Tục Lãm.
Thứ ba, rồi chúng ta sẽ mất nước không phải bắt đầu từ hiệp ước Thành Đô mà chính xác từ năm 1953 mà ngày 30/4 là cái mốc thể hiện toàn nước Việt Nam dần về tay Trung cộng (luận điểm này tôi sẽ công bố ở một bài gần đây khi đầy đủ tài liệu).
Thứ tư, chúng ta mất tự do: biểu tình của dân oan mất đất bị đàn áp, đàn áp người yêu nước (nhạc sỹ Việt Khang, blogger Điếu Cày... là những ví dụ điển hình)
Thứ năm, chúng ta đang bị đảng cộng sản lừa mị bởi chiêu trò “phát triển kinh tế” bằng những đồng vốn đi vay để làm giàu túi quan tham.
Thứ sáu, chúng ta mất niềm tin, dân khí sau nhiều năm bị cộng sản tiến hành chính sách ngu dân.
...
Còn rất, rất nhiều thứ mất mà chúng ta có thể lấy ngày 30 tháng 4 năm 1975 làm cái mốc chỉ dấu. Đúng như nhạc sỹ Lam Phương đã viết “Ngày của chia ly ngày của tù đày”. Những quân dân cán chính VNCH đã là những người mất trước hết vì họ là những nạn nhân của cái gọi là giải phóng với vạn người chết trong lao tù và làm mồi cho những con song dữ biển Đông.
Sau đó là cũng kể từ ngày đó cả nước Việt Nam mất, mất dần mòn, mất tất cả vào tay cộng sản khát máu và Trung cộng bá quyền.
Ba mươi là ngày chia ly
Là ngày tang tóc hai miền Việt Nam
Ai làm cho mẹ lầm than?
Là loài cộng phỉ, là bầy vong nô
Tại vì nô lệ Trung Xô
Phơi thân người Việt, hoang tàn nước non
Sau này muôn lớp cháu con
Hờn căm muôn thuở, nước nào rửa đây?
Mong rằng sông núi cỏ cây
Hồn thiêng dân tộc phơi bày trắng đen…
(ĐCH)
Kết luận:
Quá khứ đã qua, giờ là lúc nhìn lại quá khứ bằng lăng kính trung thực nhất để trả lại cho lịch sử những gì là của lịch sử. Từ ngày 30/4/1975, cái mất đã mất. Lúc này là lúc chúng ta đứng lên từ quá khứ đổ nát của dân tộc.
Điều duy nhất an ủi chúng ta đó là chính nhờ cái mất đó mà chúng ta có cái được: Ít nhất là những người miền Bắc như chúng tôi đã được giải phóng bởi sự hi sinh của VNCH để chúng tôi không phải sống như dân Bắc Hàn ngày này. Và cũng nhờ cái mất đó mà người dân ngày nay nhìn nhận rõ cộng sản hơn. Để ai còn ảo tưởng về cộng sản nhận ra họ sai lầm. Người Mỹ đã cho ta thấy muốn thắng cộng sản phải cho cộng sản tạm thời thắng.
Tuy vậy người mà chúng ta phải cảm ơn là những người lính VNCH, những con dân VNCH vì chính họ đã hi sinh, đã mất cho những cái được ngày hôm nay và tương lai. Không có họ thì Việt Nam cũng chỉ là Bắc Hàn không hơn không kém. Và họ xứng đáng với biểu tượng đã “phải thua” để cho toàn dân tộc Việt Nam “sẽ thắng” trong cuộc chiến chống cộng sản sau này.
Ôi! 30/4 - Ngày của triệu người buồn, ngày mà đất nước Việt Nam Mất quá nhiều.
25/04/2013
Đặng Chí Hùng
***
Xem thêm
 

Thursday, April 25, 2013

30-4-1975: Thắng cuộc hay Tội đồ?

30-4-1975: Thắng cuộc hay Tội đồ?

 
Trần Gia Phụng - Chiến tranh Việt Nam kết thúc ngày 30-4-1975. Cho đến nay, cộng sản Việt Nam (CSVN) thường tự hào họ là bên thắng cuộc. Nhân ngày 30 tháng 4 sắp đến có lẽ nên thử trở lại vấn đề ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?
I. Thế nào là bên Thắng cuộc?
Trước hết cần phải xác định thế nào là thắng cuộc thì mới có thể biết bên nào thắng cuộc? Thông thường, bên thắng cuộc là bên thực hiện được mục đích do chính bản thân đặt ra trước khi tham chiến.
Những bên tham chiến vừa qua là: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) hay Bắc Việt Nam (BVN), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN), Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hay Nam Việt Nam (NVN). Ngoài ra, phía BVN có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ và gởi quân làm cố vấn và bảo vệ BVN. Phía NVN có Hoa Kỳ viện trợ và gởi quân tham chiến.
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và MTDTGPMN tuy hai mà một, do đảng Lao Động (LĐ) điều khiển. Tại Hà Nội, từ 5-9 đến 10-9-1960, diễn ra Đại hội đảng LĐ lần thứ III, được mệnh danh là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà”, đưa ra hai mục tiêu lớn của đảng LĐ là xây dựng BVN tiến lên xã hội chủ nghĩa“giải phóng hoàn toàn miền Nam...” (1). Sau Đại hội nầy, đảng LĐ thành lập MTDTGPMNVN, ra mắt tại Hà Nội ngày 12-12-1960 và ra mắt tại xã Tân Lập, quận Châu Thành, tỉnh Tây Ninh (vùng chiến khu Dương Minh Châu) ngày 20-12-1960.
Trong chế độ dân chủ, quyền tuyên chiến, quyền quyết định chiến tranh, một vấn đề tối quan trọng, liên hệ đến vận mạng đất nước, thuộc về quốc hội, đại diện toàn dân quyết định. Ở BVN, quyết định chiến tranh và tuyên chiến, lại do đảng LĐ quyết định, chứ không do quốc hội, chứng tỏ rõ ràng rằng đảng LĐ nắm quyền tuyệt đối ở BVN, và nhà cầm quyền Hà Nội chỉ là bù nhìn của đảng LĐ mà thôi. Thế là BVN khởi binh đánh NVN.
Tuy viện cớ thống nhất đất nước, nhưng thực sự đảng LĐ quyết tâm đánh chiếm miền Nam vừa vì tham vọng bành trướng cố hữu của CS, vừa làm tay sai quốc tế cho Liên Xô và Trung Quốc. Lê Duẩn bí thư thứ nhất đảng LĐ, đã từng nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (2)
Liên Xô (LX) và Trung Quốc (TQ) đều mang đặc tính chung của các nước CS là luôn luôn chủ trương bành trướng, bá quyền. Tại LX, ngày 15-10-1964, Leonid Brezhnev đảo chánh và lên làm thư ký thứ nhất đảng CSLX thay Nikita Khrushchev. Brezhnev, tăng cường viện trợ BVN, gởi quân và chuyên viên sang giúp BVN. Đây là khởi đầu chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà về sau các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev, theo đó. “Nguyên lý Xô viết về luật quốc tế khẳng định quyền của Cộng đồng Cộng sản can thiệp bất cứ ở đâu mà các lực lượng nội tại và ngoại lai thù địch đối với chủ nghĩa cộng sản tìm cách biến đổi sự phát triển một nước theo chủ nghĩa xã hội hướng về chủ nghĩa tư bản, một tình thế được xem có tính cách đe dọa đối với tất cả các nước cộng sản.” (3)
Trung Quốc ở sát ngay phía bắc của Việt Nam. Từ năm 1950, TQ giúp CSVN vừa vì sự cầu viện của CSVN và của Hồ Chí Minh, vừa vì lợi ích an ninh bản địa TQ. Mao Trạch Đông đã từng nói: “Không thể chỉ nói Trung Quốc giúp Việt Nam, phải nói rằng Việt Nam cũng giúp Trung Quốc là sự giúp đỡ lẫn nhau.”
Thật vậy, từ năm 1956, mối bang giao TQ - LX rạn nứt. Liên Xô bao vây TQ ở phía bắc và phía tây. Phía tây nam, Ấn Độ chận TQ. Phía đông (biển Thái Bình) là hàng rào ba nước đồng minh của Hoa Kỳ và ký hiệp ước phòng thủ song phương với Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Nếu để cho Hoa Kỳ bao vây luôn BVN, thì TQ bị chận hết các đường ra biển. Vì vậy, TQ giúp BVN chẳng những do ý thức hệ CS và sự cầu viện của BVN, nhưng đồng thời cũng do TQ bị bao vây các mặt, trừ một phần phía nam TQ là BVN.
Năm 1954, chính phủ Quốc Gia Việt Nam không đồng ý chia hai đất nước, nhưng nghiêm chỉnh thi hành hiệp định Genève (20-7-1954). Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng Hòa năm 1955. Việt Nam Cộng Hòa theo chế độ tự do dân chủ, dầu hạn chế vì chiến tranh, duy trì nền văn hóa dân tộc cổ truyền, hệ thống giáo dục khai phóng, cởi mở, quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền tự do dân chủ ở NVN, chống lại cuộc xâm lăng của BVN. Tuy nhiên, vì yếu sức, VNCH phải nhờ đến sự giúp đỡ của Hoa Kỳ.
Sau thế chiến thứ hai, từ năm 1946, trên thế giới bắt đầu xảy ra chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và CS. Hai khối tư bản và CS tranh chấp quyết liệt trên toàn cầu. Tuy vậy Hoa Kỳ và Liên Xô tránh đụng độ trực tiếp vì cả hai đều thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra thì cả hai đều thiệt hại. Tình trạng tranh chấp căng thẳng nhưng không đánh nhau nầy, gọi là chiến tranh lạnh.
Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô và khối CS dùng chiêu bài giải phóng dân tộc để tuyên truyền và bành trướng thế lực. Hoa Kỳ và khối tư bản cho rằng khi một nước bị CS chiếm quyền, thì các nước lân bang dần dần sẽ bị mất vào tay CS, nghĩa là một quân cờ domino sụp đổ, thì các quân cờ domino khác cũng sụp theo. Đó là nguồn gốc thuyết domino tại các nước Tây phương, nhất là Hoa Kỳ.
Vì vậy, khi TQ (ngày 18-1-1950) rồi LX (ngày 30-1-1950) thừa nhận nhà nước VNDCCH do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, thì Hoa Kỳ (ngày 4-2-1950) và Anh (ngày 7-2-1950) thừa nhận chính phủ QGVN do Bảo Đại làm quốc trưởng. Từ đó, Hoa Kỳ giúp Pháp và QGVN chống lại CSVN.
Sau hiệp định Genève, Việt Nam bị chia hai. Để ngăn chận làn sóng CS ở Đông Á, nhất là ngăn chận Trung Quốc xuống phía nam, Hoa Kỳ vận động ký kết Hiệp ước Hỗ tương Phòng thủ Đông Nam Á (Southeast Asia Collective Defence Treaty) tại Manila, thủ đô Phi Luật Tân, ngày 8-9-1954. Từ đó ra đời Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization, SEATO), gồm các nước Australia (Úc), France (Pháp), New Zealand (Tân Tây Lan) Pakistan (Hồi Quốc), Philippines (Phi Luật Tân), Thailand (Thái Lan), United Kingdom (Anh), và United States of America (Hoa Kỳ).
Trong phụ bản (protocol) của hiệp ước SEATO, ba nước Cambodia (Cao Miên), Laos (Lào) và NVN được liệt kê trong vùng lãnh thổ được SEATO bảo vệ. Hoa Kỳ dựa vào phụ bản nầy để minh chứng sự ủng hộ của họ đối với các chế độ chống cộng ở Đông Nam Á, và giúp xây dựng NVN thành một “tiền đồn chống cộng”. Lúc đầu, Hoa Kỳ chỉ gởi cố vấn sang giúp NVN. Từ năm 1965, Hoa Kỳ đưa quân trực tiếp tham chiến.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 60, tình hình thay đổi.
1) Giới phản chiến Hoa Kỳ hoạt động mạnh, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam.
2) Trong khối CS, cuộc tranh chấp LX-TQ càng ngày càng trầm trọng. Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chính sách ngoại giao toàn cầu. Khi lên cầm quyền năm 1969, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon quyết định rút quân ra khỏi NVN bằng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh nhằm yên lòng dân chúng Hoa Kỳ; đồng thời Nixon thay đổi chính sách ngoại giao đối với khối CS, hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô, đào sâu sự chia rẽ giữa LX và TQ.
Richard Nixon sang thăm TQ từ 21-2 đến 28-2-1972, và ký kết với thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai bản Thông cáo chung Thượng Hải (Shanghai) ngày 28-2-1972, làm nền tảng cho chính sách của cả hai bên về Đông Á cho đến ngày nay. Tiếp theo, Richard Nixon thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, cùng Leonid Brezhnev ký kết hiệp ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty = Hiệp ước giới hạn võ khí chiến lược) ngày 26-5-1972, và hứa hẹn sẽ cho Liên Xô quy chế tối huệ quốc (most favored nation).
Sau hai cuộc viếng thăm nầy, Hoa Kỳ ký hiệp định Paris ngày 27-1-1973, đơn phương rút quân khỏi Việt Nam. Quốc hội Hoa Kỳ giảm viện trợ cho VNCH. Quân đội VNCH thiếu nhiên liệu, thiếu phương tiện chiến đấu, đành buông súng; VNCH sụp đổ ngày 30-4-1975.
II. Ai là bên Thắng cuộc?
Dựa trên mục đích của các bên tham chiến và diễn tiến tình hình chiến tranh Việt Nam được sơ lược trên đây, vấn đề đặt ra là ai là bên thắng cuộc trong cuộc chiến 1960-1975?
Trước hết và rõ ràng nhất, sau cuộc chiến vừa qua, người CS thường huyênh hoang tự hào là họ là kẻ thắng cuộc. Quả thật, ngày 30-4-1975, VNCH sụp đổ, VNDCCH chiếm được NVN, thực hiện mục tiêu “giải phóng” miền Nam đã được đề ra trong Đại hội III đảng LĐ ở Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10-9-1960. Tuy nhiên, sau khi CS làm chủ toàn bộ đất nước, CS có thật sự là bên thắng cuộc hay không?
Ngay tức khắc, sau khi CS chiếm NVN, khoảng 150.000 người di tản ra nước ngoài. Tiếp đến là phong trào vượt biên. Dầu CS kiểm soát gắt gao, khoảng trên 1.500.000 bỏ nước ra đi bằng tất cả các phương tiện, “cây cột đèn cũng muốn ra đi”, trong đó khoảng 500.000 người bỏ mình ở biển Đông. Biển Đông trở thành nghĩa địa biển lớn nhất thế giới. Ở trong nước, nhiều phong trào nổi lên chống đối CS đều bị đàn áp. Như thế, CS chiến thắng bằng súng ống, chiếm được đất đai, nhưng hoàn toàn thất bại về nhân tâm, không chiếm được lòng người, không thống nhất được lòng dân.
Những người ra đi bị ghép tội “phản động”, chạy theo bơ sữa “đế quốc Mỹ” năm 1975, sau đó bỗng chốc trở thành “khúc ruột ngàn dặm”, “Việt kiều yêu nước”. Nhà nước CS kêu gọi hòa giải hòa hợp với “khúc ruột ngàn dặm”, nhưng chỉ có một nhóm người đếm được trên đầu ngón tay, tìm kiếm chút hư danh, về nước nói là “đóng góp xây dựng đất nước”, trong khi đại đa số người Việt hải ngoại chẳng có nhu cầu hòa giải hòa hợp với CS toàn trị. Về Việt Nam du hí thì có, nhưng về Việt Nam để giúp chế độ CS thì không. Như thế, CSVN có phải là “bên thắng cuộc” hay không?
Phải vay nợ súng ống thì mới có súng ống chiến đấu. Cộng sả n Vay nợ LX và TQ. Vay nợ thì phải trả nợ. Sau năm 1975, CSVN trả nợ LX, giao hải cảng Cam Ranh cho LX và muốn chạy theo LX để xù nợ TQ, liền bị TQ dạy cho một bài học năm 1979, làm 6 tỉnh biên giới tan hoang. Năm 1990, khối Đông Âu sụp đổ, CSVN quay qua đầu phục TQ ở Thành Đô (TQ), đưa đến các hiệp ước 1999 và 2000, mất đất mất biển. Sau đó còn nhiều chuyện tiếp theo, thuê rừng, khai thác bauxite, tấn công ngư dân...
Sau năm 1975, một điểm nổi bật là hầu hết người BVN, từ cán bộ, bộ đội, đến thường dân, khi vào Nam đều học theo cách sống của người Nam, chứ hầu như người Nam không học theo người Bắc. Người Bắc (1975) thích ăn bận theo người Nam, đua đòi thời trang miền Nam, nghe nhạc Nam mà CS gọi là "nhạc vàng", đọc sách Nam, từ tiểu thuyết trữ tình, tiểu thuyết kiếm hiệp đến văn chương, triết học, và làm tất cả các cách để thành người Nam. Ngay cả những cán bộ cao cấp trong Bộ chính trị đảng LĐ (năm 1976 cải danh thành đảng CS) cũng từ bỏ bộ áo quần đại cán cao cổ để ăn bận Âu phục theo kiểu người Nam. Chẳng những thế, hầu như toàn thề BVN cũng được Nam hóa, trang bị bằng sản phẩm của NVN, nghĩa là được đồng hóa theo NVN. Cho đến nay, CSVN muốn trở lại con đường của NVN, duy chỉ muốn bảo vệ quyền lực đảng CSVN. Ngang đây, cũng tạm đủ để cho thấy CSVN có phải là kẻ thắng cuộc hay không?
Về phần VNCH, ngày 30-4-1975, quân đội VNCH bị thiếu tiếp liệu, súng ống, đành phải ngưng chiến đấu. Chính phủ VNCH sụp đổ. Cộng sản đặt ách thống trị lên NVN. Tuy nhiên, dân chúng còn bị kẹt lại ở trong nước, vẫn quy hướng về chính thể VNCH, vẫn mong muốn hít thở không khí tự do dân chủ của VNCH, luôn luôn tưởng nhớ VNCH, nghĩa là linh hồn VNCH vẫn còn đó. Vì bị đàn áp, dân chúng đành lặng thinh, nhưng ai ai cũng mong sẽ có ngày giải trừ CS, tái xây dựng chế độ Cộng hòa. Vậy làm thế nào giải thích hiện tượng nầy? Phải chăng VNCH chỉ tạm thời thất bại năm 1975 nhưng vẫn chưa bị tiêu diệt. Anh linh VNCH còn đó. Ai cũng tin sẽ có ngày VNCH phục sinh. Thời gian sẽ trả lời.
Về các nước ngoài: Hoa Kỳ mang tiếng là đã bị CSVN đánh cho “Mỹ cút”, nhưng thật sự Mỹ không cút, Mỹ cũng chẳng “tháo chạy” (như tựa đề quyển sách Khi đồng minh tháo chạy), mà phải nói cho thật đúng diễn tiến lịch sử là Mỹ tức Hoa Kỳ ngưng, không tiếp tục hiện diện ở Việt Nam vì thay đổi chiến lược toàn cầu của họ, và Hoa Kỳ đã thành công trong các mục tiêu chiến lược của họ: Rút quân khỏi Việt Nam, giải quyết chuyện nội bộ Hoa Kỳ, bắt tay với Trung Quốc, và cuối cùng chiến thắng cuộc chiến tranh lạnh với LX khi LX sụp đổ năm 1991. Riêng nội bộ Hoa Kỳ, nhân dân Hoa Kỳ mất gần 60,000 thanh niên ưu tú trong chiến tranh Việt Nam. Đổi lại Hoa Kỳ thí nghiệm nhiều loại võ khí tối tân tại Việt Nam, kể cả những chuyến oanh kích thử nghiệm đầu tiên của B52. Tư bản kỹ nghệ võ khí Hoa Kỳ thu lợi như thế nào thì không được thống kê đầy đủ.
Ngoài ra, một số đồng minh của Hoa Kỳ cũng hưởng lợi: Nhật Bản phục hưng nhanh chóng nền kỹ nghệ sau thế thiến thứ hai nhờ cung cấp hàng tiêu dùng cho Việt Nam, nhất là cho quân nhân Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam. Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân nhờ VNCH làm lá chắn ngăn chận làn sóng CS và các nước nầy kịp phục hồi kinh tế và an ninh để chống lại sự bành trướng của TQ.
Trung Quốc thu lợi nhiều mặt. Trước hết, thông qua chiến tranh Việt Nam, TQ bắt tay được với Mỹ năm 1972, được Mỹ thừa nhận chỉ có một nước TQ, công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ TQ, công nhận không kiếm cách làm chủ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và chống đối bất kỳ nước nào hay nhóm nước nào muốn làm bá chủ vùng nầy, ý ám chỉ Liên Xô. Đó là những điều TQ mong muốn nhất.
Về biển Đông, Phạm Văn Đồng ký công hàm ngày 14-9-1958 thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của TQ để TQ viện trợ cho BVN đáng NVN. Vì vậy năm 1974, nhân cơ hội VNCH bị Mỹ bỏ rơi, bị BVN tấn công dồn dập, TQ ra tay cướp đoạt Hoàng Sa thuộc lãnh thổ VNCH. Sau năm 1975, khi CSVN chạy theo LX, muốn trốn nợ TQ. Trung Quốc liền đánh 6 tỉnh biên giới năm 1979, dạy cho CSVN một bài học. Vì vậy, khi Đông Âu lung lay, CSVN qua Thành Đô xin đầu hàng TQ năm 1990, đưa đến hai hiệp ước 1999 và 2000. Trung Quốc chiếm đất, chiếm biển của Việt Nam. Như vậy, tuy không được tiếng là bên thắng cuộc, nhưng TQ là kẻ thu hoạch nhiều nhất sau chiến tranh Việt Nam.
Liên Xô viện trợ cho BVN không kém gì TQ. Đầu năm 1975, viện trợ của LX cho BVN để BVN đánh NVN tăng gấp bốn lần so với trước. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) Sau năm 1975, Việt Nam gia nhập khối COMECON (Council for Mutual Economic Assistance tức Hội đồng Tương trợ Kinh tế) ngày 27-6-1978. Ngày 3-11-1978, Lê Duẫn, tổng bí thư đảng CSVN, sang Liên Xô và ký với Leonid Brezhnev, tổng bí thư đảng CSLX,Hiệp ước Hai mươi lăm năm Hỗ tương và Phòng thủ giữa hai nước. Từ sau hiệp ước nầy, hải quân Liên Xô bắt đầu tiến vào sử dụng hải cảng Cam Ranh làm căn cứ tại Viễn đông.
Có hai ảnh hưởng gián tiếp đáng ghi nhận sau chiến tranh Việt Nam:
1) Khi rời bỏ Việt Nam năm 1975, Hoa Kỳ chủ trương để lại nguyên vẹn và không phá hủy tất cả máy móc thiết bị mà Hoa Kỳ giao lại cho VNCH. Cộng sản rất mừng tiếp nhận được những chiến lợi phẩm nầy. Sau ngày 30-4-1975, đại diện các nước CS trên thế đến thăm viếng NVN, chúc mừng sự thành công của CSVN, rất ngạc nhiên về những chiến lợi phẩm nầy, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, y khoa của Hoa Kỳ so với Liên Xô mà lâu nay Liên Xô bưng bít, giấu kín. Nhờ đó, các nước Đông Âu mới biết rõ sự cách biệt giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, khiến họ giảm tin tưởng đối với đàn anh Liên Xô và bắt đầu nhìn về phía Hoa Kỳ, nhập cảng sản phẩm của Hoa Kỳ, tạo tâm lý thuận lợi cho sự sụp đổ của khối CS.
2) Làn sóng vượt biên vĩ đại của người Việt Nam chạy ra nước ngoài tỵ nạn CS sau năm 1975, khiến cho lương tâm thế giới, nhất là các nước Tây Âu, lâu nay thiên tả là một “thời trang”, bừng tỉnh về giấc mộng “xã hội chủ nghĩa”, ghê sợ và chán ghét các chế độ CS. Các nước Tây Âu quay qua giúp đỡ các phong trào kháng chiến ở các nước CS Đông Âu, góp phần dần dần đưa đến sự sụp đổ của hệ thống CS Đông Âu.
III. Kết luận
Đặt kết quả chiến tranh Việt Nam trong chiều rộng của không gian và trong chiều dài của thời gian, mà vẫn khó có thể thẩm định ai là bên thắng cuộc. Tuy nhiên chắc chắn có hai điều rất rõ ràng:
1) Toàn dân Việt Nam ở cả Bắc và Nam Việt Nam đều thua cuộc về nhiều mặt. Ngoài thiệt hại vật chất, nhà cửa, ruộng vườn, hàng triệu gia đình tan nát vì chủ nghĩa CS, hàng triệu người tử vong vì chiến tranh do CS gây ra, nền văn hóa và đạo đức suy đồi trầm trọng.
2) Thủ phạm của tấn thảm kịch nầy chính là kẻ đã du nhập chủ nghĩa CS ngoại lai bạo tàn, chính là kẻ đã rước voi về giày mồ tổ tiên, chính là kẻ chủ trương gây chiến để phục vụ quyền lợi ngoại bang và chỉ làm lợi cho ngoại bang dù là CS hay tư bản. Chúng là những tên phản quốc dâng đất, dâng đảo, dâng biển cho kẻ thù phương bắc. Đám nầy không ai khác hơn là tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN. Sau năm 1975, chúng dần dần lộ diện. Chúng mất trắng tất cả vốn liếng chính trị mà chúng đã dày công lừa phỉnh toàn dân Việt Nam và thế giới. Chúng không phải là bên thắng cuộc. Chúng chẳng những trở thành kẻ thua cuộc, mà chúng còn là tội đồ dân tộc. Lịch sử sẽ ghi tội, hậu thế sẽ đời đời lên án.
Trần Gia Phụng
_____________________________
Chú thích:
(1) Lê Mậu Hãn chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, Hà Nội: Nxb Giáo Dục, 2001, tt. 154-155.
(2) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24-1-2013.)
(3) The New Lexicon Webster's Encyclopedic Dictionary of English Language, Nxb. Lexicon, New York, 1988, mục "Brezhnev Doctrine".
(4) La Quý Ba, “Mẫu mực sáng ngời của chủ nghĩa quốc tế vô sản”, trong Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, một nhóm tác giả, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch. Montreal: Nxb. Tạp chí Truyền Thông (in lại), số 32 & 33, 2009, tr. 27.)

Tuesday, April 16, 2013

Câu hỏi tháng Tư

Câu hỏi tháng Tư

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi người nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác... 
*
Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa.
Phía trước tòa thị chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước tòa thị chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa.
Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắc. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.
Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái.
Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.”
Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng. Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.”
Không ai hình dung “thuộc địa kiểu mới” hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng.
Sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v... trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao?
Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn.
Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong thế chiến thứ hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay.
Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone “Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới với Tổng Sản Lượng Nội Địa năm 2011 lên đến 5855 tỉ đô la nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ.
Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.
Ngoại trừ các lãnh đạo Cộng Sản, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”.
Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ".
Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau cuộc chiến Triều Tiên?
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.
Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: "Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.”
Mới đây, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Cu Ba, cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.... Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ.
Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắc máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài hòa hợp hòa giải thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của Đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu một cách tàn nhẫn.
Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức.
Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”. Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng và đáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN?
Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng để nghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam.
Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị suy vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Quốc mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây.
Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản.
Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người.
Cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ đất nước hiện nay, do đó, còn rất khó khăn, đôi gánh non sông còn rất nặng và hành trình tự do còn khá xa xôi.
Sau 37 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn.
Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản.
Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.
Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
Ba mươi bảy năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vở, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.
Trần Trung Đạo

Hùng Vương dựng nước...

Hùng Vương dựng nước...

Trần Gia Phụng - Vào ngày 6-12-2012, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization viết tắt là UNESCO) đã công nhận việc thờ cúng Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ là di sản văn hóa “intangible” của nhân loại. (Intangible Cultural Heritage of Humanity). (1) Trong tiếng Việt, khó chọn từ ngữ tương đương chính xác với chữ “Intangible”. Riêng trường hợp thờ cúng Hùng Vương, chúng ta có thể tạm dịch là “di sản văn hóa tâm linh của nhân loại”.
Đây không phải là lần đầu tiên UNESCO thừa nhận di sản văn hóa “intangible” của người Việt Nam. Trước đây, UNESCO đã thừa nhận 6 di sản Việt Nam là: Nhã nhạc cung đình (2008), Đánh gồng (2008), Hát quan họ (2009), Ca trù (2009), Lễ hội Thánh Gióng ở Phù Đổng và Sóc Sơn (2010), Hát xoan ở Phú Thọ (2011) (2). Như thế, trước sau, UNESCO thừa nhận Việt Nam có 7 di sản “intangible” về văn hóa.
Trở lại với triều đại Hùng Vương, tục truyền rằng triều đại Hùng Vương là triều đại lập quốc của người Việt chúng ta. Khi đến thăm Đền Hùng ở Phú Thọ ngày 19-9-1954, Hồ Chí Minh (HCM) đã nói với một số bộ đội Việt Minh thuộc Đại đoàn Tiên phong rằng: “Ngày xưa, các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước...” Hãy đi vào các sự kiện lịch sử để thấy rõ là HCM và con cháu của ông trong đảng CSVN đã giữ nước hay chỉ là một phường bán nước. Để dễ theo dõi, bài nầy xin gọi chung danh tính HCM, dầu HCM nhiều lần thay đổi tên họ trong cuộc đời của ông ta.
Xin hãy bắt đầu từ đầu. Hồ Chí Minh từ Sài Gòn đến Marseille (Pháp) ngày 6-7-1911. Hai tháng sau, ông viết tay hai lá đơn đề ngày 15-9-1911, có nội dung giống nhau; một gởi cho tổng thống Pháp, một gởi cho bộ trưởng bộ Thuộc địa Pháp, xin vào học Trường Thuộc địa (École Coloniale) ở Paris. Rất tiếc, đơn của HCM bị từ chối. Nếu không, ông trở thành quan thuộc địa của Pháp, bảo vệ Việt Nam cho Pháp và khỏi có HCM cộng sản sau nầy.
Năm 1920, HCM gia nhập đảng Xã Hội Pháp. Tại Hội nghị Tours của đảng Xã hội Pháp từ 26 đến 31-12-1920, HCM vào nhóm bỏ phiếu theo ĐTQTCS. Tháng 10-1922, D. D. Manuilsky, đại diện Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), từ Nga qua Paris dự Đại hội kỳ 2 đảng CS Pháp. Nhân đó Manuilsky tuyển HCM sang Moscow để huấn luyện. Hồ Chí Minh đến Liên Xô vào giữa năm 1923. Vì mới học tới lớp 6 rồi đi làm công nhân tàu thủy, ông không đủ trình độ học vấn và sinh ngữ để học lý thuyết Mác-xít. Ông ta được huấn luyện thành gián điệp hoạt động cho ĐTQTCS. Tận tình phục vụ ĐTQTCS, HCM đã bị chính phụ thân là ông Nguyễn Sinh Sắc rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhà vua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.” (3)
Năm 1924, HCM được Liên Xô gởi qua Trung Quốc để hoạt động gián điệp. Việc làm đầu tiên của HCM tại đây, là ông bán tin cho Pháp bắt nhà cách mạng Phan Bội Châu năm 1925, vừa để lấy tiền, vừa triệt tiêu một địch thủ chính trị quan trọng.
Năm 1930, vâng lệnh ĐTQTCS, HCM thành lập đảng CSVN do Trần Phú làm tổng bí thư. Từ đây, đảng CSVN truyền bá chủ nghĩa CS, đánh phá nền văn hóa dân tộc cổ truyền Việt Nam.
Năm 1945, chiếm được chính quyền ở Bắc Kỳ, đảng CS và tổ chức ngoại vi là Mặt trận Việt Minh mở cuộc giết tiềm lực, tức giết tất cả những ai có tiềm lực chống cộng, tiêu diệt nhân tài, giết hại lãnh đạo các đảng phái quốc gia, trí thức yêu nước, và tất cả những người không theo CS, để tránh hậu họa cho CS. Khi quân Pháp tái chiếm miền Nam và tiến ra Bắc, HCM thỏa hiệp với Pháp và ký kết hai hiệp ước để hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam là Thỏa ước Sơ bộ ở Hà Nội ngày 6-3-1946 và Tạm ước (Modus Vivendi) ở Paris ngày 14-9-1946.
Cuối năm 1946, bị Pháp dồn vào thế cùng, HCM kêu gọi kháng chiến chống Pháp để trốn chạy khỏi Hà Nội. Bị Pháp đánh đuổi, HCM qua Liên Xô xin viện trợ đầu năm 1950. Stalin giao HCM cho Mao Trạch Đông. Nhờ viện trợ của Trung Cộng, HCM và Việt Minh, gượng lại được và cũng nhờ Trung Cộng, HCM và Việt Minh mới thành công ở Điện Biên Phủ tháng 5-1954.
Lịch sử cho thấy những nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn chủ trương bành trướng xuống Việt Nam để xuống Đông Nam Á. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp không khác gì nhờ một kẻ cướp bắt một tên trộm. Tên trộm bỏ chạy, kẻ cướp chiếm nhà.
Trở lại với vấn đề CSVM. Chiếm được nửa nước Việt Nam, ở phía bắc vĩ tuyến 17, từ năm 1954, HCM và bác cháu ông ta mở cuộc cải tạo Công thương nghiệp ở thành phố, tịch thu tất cả các cơ sở thương mại của tư nhân, tổ chức cải cách ruộng đất ở nông thôn, quốc hữu hóa đất đai và giết hại gần 200,000 thường dân vô tội. Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN đồng ý cho Phạm Văn Đồng ký quốc thư ngày 14-9-1958 thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc. Năm 1974, Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa, Bắc Việt Nam làm thinh, không dám có ý kiến.
Vì tham vọng thống trị toàn quốc, và thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với Liên Xô và Trung Cộng, Bắc Việt Nam mở cuộc xâm lăng Nam Việt Nam, viện cớ Nam Việt Nam không thi hành hiệp định Genève và viện cớ “chống Mỹ cứu nước”. Thật ra, không có điều khoản nào trong hiệp định Genève nói về việc thống nhất đất nước. Chỉ có điều 7 trong “Bản tuyên bố cuối cùng…” gồm 13 điều, đưa ra đề nghị thống nhất đất nước, nhưng không có ai ký vào bản tuyên bố nầy, nghĩa là bản tuyên bố chỉ có tính cách đề nghị chứ không có tính cách cưỡng hành. Chính người học trò của HCM là Lê Duẫn, bí thư thứ nhất đảng LĐ, đã nói: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” (4)
Từ năm 1960, Hồ Chí Minh và đảng CSVN mở cuộc tấn công miền Nam, “tiêu máu của dân, như tiêu giấy bạc giả” (thơ Phùng Quán). Hàng triệu người đã bị chết một cách phi lý vì tham vọng của HCM và tập đoàn lãnh đạo đảng CS. Trước khi HCM qua đời (1969), CSVN đã mở cuộc tổng tấn công năm 1968 (Mậu Thân), giết hại và chôn sống tập thể hàng ngàn người ở miền Nam và đặc biệt ở Huế.
Nhờ viện trợ liên tục của Liên Xô và Trung Cộng, trong khi Hoa Kỳ thay đổi chiến lược toàn cầu năm 1972, Bắc Việt Nam thành công năm 1975. Sau đó, CSVN tái diễn trò cướp bóc ở Nam Việt Nam, quốc hữu hóa đất đai, tịch thu tất cả các cơ sở thương mại tư nhân, đẩy hàng triệu dân đi kinh tế mới ở vùng đất hoang vu để cướp nhà cửa của dân chúng ở thành phố và nhất là bắt giam không tuyên án, không thời hạn, hàng triệu quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa trên những vùng rừng thiêng nước độc, trong những trại tập trung gọi là “học tập cải tạo”. Hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, tạo thành phong trào vượt biên lớn lao nhất thế giới.
Khi Liên Xô sụp đổ, CSVN mất chỗ dựa, liền quay trở lại nhờ cậy Trung Cộng. Lãnh đạo CSVN sang Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), họp với lãnh đạo cộng sản Trung Quốc trong hai ngày 3 và 4-9-1990, ký kết mật ước gọi là bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, thực chất là lãnh đạo CSVN đầu hàng đảng CS Trung Quốc. Cần chú ý là mật ước được ký kết giữa đại diện hai đảng CS chứ không phải đại diện hai quốc gia, nên không có sự phê chuẩn của hai quốc hội.
Có thể do thi hành mật ước Thành đô, CSVN ký với Trung Cộng hai hiệp ước ô nhục là Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và một nửa thác Bản Giốc), và Hiệp ước phân định lãnh hải ngày 25-12-2000 (mất 8% diện tích Vịnh Bắc Việt, tức khoảng 10,000 Km2 mặt biển).
Cho đến nay, Trung Quốc tiếp tục đe dọa Việt Nam, xâm lăng Việt Nam theo thế tằm ăn dâu, bắn giết ngư dân Việt Nam. Dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc, liền bị CSVN đàn áp và bắt giam. Gần đây nhất, nhà cầm quyền CSVN in cờ Trung Quốc trong sách giáo khoa tiểu học và nghiêm trọng nhất là ngày 29-3-2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội thông báo sẽ không thi môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sắp tới (5). Lịch sử Việt Nam là lịch sử chiến đấu sống còn chống lại những cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Cộng sản VN sợ mất lòng CSTQ nên bỏ luôn kỳ thi môn lịch sử. Một dân tộc không có lịch sử rồi đây sẽ như thế nào?
Tóm lại, từ năm 1930 cho đến nay, Hồ Chí Minh và đảng CSVN luôn luôn phản quốc và bán nước chứ chẳng giữ nước gì cả. Quốc thư ngày 14-9-1958 là hành động phản quốc tồi tệ nhất từ xưa cho đến nay trong lịch sử Việt Nam. Trước đây, dầu Pháp bảo hộ nước ta, người Pháp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và vịnh Bắc Việt. Trong khi đó, CSVN ký hiệp ước nhượng đất nhượng biển cho Trung Quốc.
Đảng CSVN còn áp đặt mật ước Thành Đô (1990) theo đó đảng CSVN đầu hàng đảng CS Trung Quốc lên dân tộc Việt Nam, khiến dân tộc Việt Nam phải gánh chịu hậu quả sự đầu hàng của đảng CSVN. Vì vậy, mới có những hiệp ước mất đất, mất rừng, mất biển, mất tài nguyên thiên nhiên.
Người Việt chúng ta muốn giữ nước, chống lại âm mưu bành trướng của Trung Quốc, thì trước hết phải dẹp bỏ kẻ trung gian cò mồi, rước voi về giày mồ chính là đảng CSVN. Phải loại bỏ cái đảng đã ký mật ước Thành Đô, mới xóa bỏ được mật ước tay đôi giữa hai đảng CSVN và đảng CSTQ, và đặt lại việc đòi đất, đòi biển, đòi đảo.
Trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, xin mọi người hãy tâm nguyện cố gắng xứng đáng với công ơn mở nước của triều đại các Vua Hùng xưa kia. Ở Hải ngoại, chúng ta hãy cố gắng yểm trợ tối đa về tinh thần và vật chất cho những nhà hoạt động dân chủ trong nước, để các phong trào tranh đấu đòi hỏi dân chủ ở trong nước chóng thành công. Lịch sử Việt Nam cho thấy chỉ có dân tộc Việt Nam mới thực sự yêu nước, giữ nước Việt Nam, chứ không phải những thứ tay sai ngoại bang như đảng CSVN.
Mississauga, ngày 14-4-2013

Trần Gia Phụng
____________________________________
Chú thích:
(2) Google: Representative List of the Intangible Cultural Heritage of Humanity
(3) Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ' Indochine au Vietnam, Nxb. Gallimard, Paris, 1990, tr. 134.
(4) Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nxb. Văn Nghệ, California, 1997, tr. 422; và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 24-1-2013.
(5) VnExpress ngày 7-4-2013)