Tuesday, January 21, 2014

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC (3)

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC
 
LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC.
 
BÀI THỨ BA
 
Tóm lược :
Bài thứ nhất : Trình bầy về sức mạnh của phong trào đấu tranh ĐÒI QUYỀN SỐNG của đồng bào Quốc Nội và những nguyên nhân thúc đẩy phong trào này thành hình.
Bài thứ hai : Trình bầy về quan điểm và phương thức đấu tranh trong giai đọan quyết liệt một mất một còn của tòan dân với đảng csvn và tiến trình thành hình “ khung lãnh đạo”.
 
Trong bài thứ ba, xin được trình bầy về trách nhiệm Lãnh Đạo, công tác vận động quần chúng, và hệ qủa cuối cùng của cuộc đấu tranh.
 
Trong đấu tranh, hệ quả rất chính xác của nó là :
“ được làm vua, thua làm giặc
Cái trớ trêu của sự chính xác này là ở chỗ,
 
- Dù người thua là người có chính nghĩa dân tộc vẫn là giặc.
- Dù kẻ thắng có là hôn quân , bạo chú, bán nước cầu vinh … vẫn là vua !
 
Vậy, khi đã dấn thân vào đấu tranh phải đấu tranh đến cùng, phải đọat được thắng lợi …. để “ làm vua ”…. nếu không, muôn đời bị nguyền rủa là giặc !!!
 
Dấn thân vào cuộc đấu tranh hôm nay, là những thành phần chống bất công xã hội, chống quan liêu độc tài, chống kẻ bán nước cầu vinh, chống hôn quân bạo chúa….
Muốn an định một xã hội Tự Do, Công Bằng…. bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ, độc lập Dân Tộc, đưa Dân tộc thoát khỏi nguy cơ nô lệ bọn giặc phương bắc là Tàu Cộng thì phải “ làm vua ”…nghĩa là phải thắng trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài csvn
 
Phải “ làm vua ”, và chỉ “ làm vua ” mới có cơ hội và phương tiện dâng hiến trái tim trung trinh cho tổ quốc, dâng hiến trí tuệ để phục vụ tổ quốc, an định lại xã hội như đã ước mơ.
 
Dùng hai chữ “ làm vua ” như trên, chỉ là một cách biểu hiện quyền lực chính trị, không phải nói đến Ông Vua của thời phong kiến !
 
Muốn đọat được quyền lực chính trị để an định xã hội, bảo vệ tổ quốc và dân tộc phải đấu tranh.
 
Tại sao phải dấn thân “ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN SỐNG ” ?
 
Câu trả lời rất đơn giản là : “ VÌ QUYỀN SỐNG BỊ TƯỚC ĐOẠT ”
 
Khi quyền sống bị tước đọat là mang đời NÔ LỆ…. là mang kiếp lưu vong !!!
 
Khi quyền sống bị tước đọat thì đớn đau, thì căm hận ….
Nhưng ngồi đó, trong bóng tối mà gặm nhấm đớn đau, khóc lóc trong căm hận, muôn đời vẫn là kẻ bị trị, là NÔ LỆ.
 
Đã biết đớn đau, đã biết căm hận vì quyền sống bị tước đọat thì phải vùng lên đòi lại những gì đã mất, để được làm người, để thoát đời nô lệ.
Như vậy, căm hận là điểm tựa, là động lực thúc đẩy con người vào đấu tranh.
 
Mất quyền làm người, phải biết căm giận, nhưng điều quan trọng là phải có hành động để dẹp mối căm hờn đó.
 
Nhưng đã dấn thân vào đấu tranh và suốt đọan đường đấu tranh, người đi đấu tranh phải khống chế nỗi căm hờn của chính mình để trí tuệ được sáng suốt, tạo những nước cờ sáng giá trong cuộc cờ đấu tranh.
Sáng suốt để xây dựng kế họach tiến, thóai….
 
Muốn đấu tranh đạt thắng lợi, không thể phó mặc hậu qủa đấu tranh cho may rủi,
Đấu tranh phải có kế sách mới  hy vọng đoạt chiến thắng.
 
Nói đến kế sách, là nói đến lãnh đạo vậy.
 
Đã ví, đấu tranh như một cuộc cờ,
Một người có trí tuệ thông minh, nhưng không nhuần nhuyễn với quy luật chơi cờ, không thể  đưa ra những nước cờ sáng giá ….
Trí tuệ của kẻ chơi cờ là yếu tố quan trọng nhưng không thể là kẻ không biết chơi cờ, muốn tạo những nước cờ sáng giá, trước hết phải nắm vững quy luật đi cờ.
Trong đấu tranh, trí tuệ là lãnh đạo.
Nước cờ sáng giá là nắm vững quy luật, là kế sách của đấu tranh.
 
Muốn có kế sách đúng để đưa đấu tranh đến thành công, trác nhiệm lãnh đạo phải là những cá nhân hay tập hợp những cá nhân có đầy đủ kinh nghiệm và nhuần nhuyễn quy luất đấu tranh.
 
Đấu tranh là tìm mọi cách đánh cho đối thủ phải gục ngã, nhưng mặt khác, người lãnh đạo cuộc đấu tranh phải có những kế sách để bảo vệ phong trào không bị đánh gục.
 
Trong đấu tranh, mọi nới tay, mọi lưỡng lự chần chờ thiếu tính toán là đưa phong trào vào ngõ cụt, là đưa phong trào đến tan rã.
 
LÃNH ĐẠO LÀ PHẢI BIẾT TIÊN LIỆU ….
 
Tiên liệu mọi tình huống có thể xẩy đến cho cuộc đấu tranh.
Tiên liệu mọi nước cờ mà đối phương có thể áp dụng để duy trì quyền lực của nó.
 
TIÊN LIỆU…và….. LUÔN LUÔN TIÊN LIỆU.
 
Tiên liệu là đưa cuộc đấu tranh thoát khỏi sự may rủi……………
Tiên liệu để chuẩn bị nhân lực và phương tiện đối phó khi tình huống đòi hỏi.
 
Bằng cách nào để có một khung lãnh đạo cho cuộc đấu tranh như đã trình bầy trong bài thứ hai, thì nay, lãnh đạo phải tạo sức mạnh vô địch cho phong trào.
 
Sức mãnh vô địch trong đấu tranh,luôn luôn là quần chúng.
Cuộc đấu tranh chỉ mang lại chiến thắng khi có hậu thuẫn và sự tham dự đông đảo của Quần Chúng.
 
“ Theo dõi tin tức trong mấy ngày qua, vào ngày 9/1/2014 công nhân hãng Samsung tại Thái Nguyên đã đốt phá 3 thùng container và 18 chiếc xe máy.
Nội vụ xẩy ra phát xuất từ việc nhân viên bảo vệ thi hành nội quy công trường không cho công nhân mang đồ ăn, cơm hộp vào công trường. Tuy nhiên, sáng ngày 9/1 có một số công nhân ăn dở bữa sáng nên mang xôi vào để dành, ăn tiếp trong lúc nghỉ.
Nguyên nhân bạo động, đốt phá chòi canh và xe của nhân viên bảo vệ phát xuất từ một sự kiện nhỏ nhoi như vậy mà thôi.
Nhưng xét cho kỹ, sự kiện này chỉ là nguyên nhân gần, là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước mà thôi khi quyền lợi thiết thân của công nhân tước đọat.
 
Hãy so sánh sự kiện này tương ứng với tình trạng xã hội Việt Nam hôm nay ta thấy :
1/ Tập đoàn tài phiệt Samsung = đảng csvn,nhóm tư bản đỏ.
2/ Nội quy của công ty Samsung = luật pháp của csvn, bảo vệ quyền lực csvn.
3/ Nhóm bảo vệ Samsung = công an, bảo vệ quyền lợi đảngcsvn
4/ Công nhân Samsung = Quần chúng Việt Nam bị áp bức.
 
Người công nhân bị bóc lột, nghèo đói, việc tiết kiệm lương thực là một hành động phải có và nên khuyến khích trong hòan cảnh của họ, không thể phí phạm miếng ăn khó khăn mới kiếm được của người công nhân.
Có thể, chỉ vài công nhân mang đồ ăn vào hãng trong ngày hôm đó, nhưng hàng ngàn công nhân đã nhập cuộc, tạo nên sức mạnh phản kháng của công nhân Samsung chống lại nội quy, để bảo vệ quyền lợi thiết thân của tập thể công nhân.”
 
Từ hiện tượng này, cho người lãnh đạo đấu tranh một bài học trong công tác vận động quần chúng.
Hãy cho quần chúng thấy được những quyền lợi thiết thân rất thực tế của họ đang bị đảng csvn tước đọat như nhà cửa, ruộng vườn ….mồ mả cha ông ….
Phải vận động tòan phần xã hội, xoá đi tính vô cảm của quần chúng kiểu  “ cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại”…. Khi tập đòan csvn động đến ta hẵng hay đó là lúc ta phải chống trả áp bức của đảng csvn trong cô đơn … phải cho quần chúng hiểu rằng “ phòng bịnh hơn chữa bịnh”, phải cùng nhau dập tắt ngọn lửa đang thiêu rụi nhà hàng xóm để nó không lan đến nhà mình.
 
Vô cảm là tánh cố hữu của quần chúng, cán bộ trách nhiệm vận động quần chúng phải biết gỉai thích về tác hại của nó cho chính những con người còn thờ ơ với vận nước !!!
Như vậy, sách lược vận động quần chúng phải là kế sách ưu tiên trong tiến trình xây dựng đấu tranh, đưa đấu tranh đến tòan thắng.
 
Hai yếu tố quan trọng để trụ được trong đấu tranh là thế và lực…
Trong lúc này tuy lực chưa có, nhưng thế là yếu tố cốt lõi để tạo lực,
Do vậy việc vận động quần chúng để tạo “ thanh thế ” cho phong trào phải được tiến hành một cách rốt ráo và đúng đắn.
 
Trong đấu tranh chính trị, công tác vận động quần chúng, tranh thủ nhân tâm là những công tác tối quan trọng, dù có những triết thuyết chính trị, sách lược chính tri…… tốt đẹp bao nhiêu đi nữa , mà không được sự ủng hộ của quần chúng, thì, mọi triết thuyết, mọi sách lược…..kể như vô dụng và mọi tiến trình đấu tranh chỉ là đấu tranh trong vô vọng.
 
Trong cuộc kháng Minh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi cho loan truyền trong dân gian câu “ Lê Lợi Vi Quân, Nguyễn Trãi Vi Thần ”, mưu kế khuyến dụ quần chúng của Nguyễn Trãi đã đóng góp công lớn trong cuộc chiến kháng Minh của người Anh Hùng đất Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã trở thành Thánh Tổ của ngành Chiến Tranh Chính Trị (Tâm Lý Chiến), vậy như thế, vấn đề vận động quần chúng, tranh thủ nhân tâm qủa nhiên là quan trọng như đã trình bầy.
Ngày nay, Chiến Tranh Tâm Lý không chỉ thuần túy áp dụng  trong cuộc chiến quân sự hay chính trị, mà nó đã lan tỏa và được áp dụng trong mọi lảnh vực có tính cách tranh giành ảnh hưởng thế lực, như kinh tế, văn hóa…v…v…
Trong tầm mức giới hạn của bài này, xin trình bầy một vài ý kiến về công tác vận động quần chúng, thâu phục nhân tâm trong cuộc đấu tranh gỉai thể chế độ độc tài đảng trị CSVN.
 
Vận động quần chúng là một nghệ thuật, luôn biến đổi theo từng hòan cảnh, từng đối tượng, từng thành phần xã hội, nó biến đỗi theo cả không gian và thời gian.
 
Nói như thế, mọi phương thức, mọi kế hoạch vận động quần chúng phải được xét định một cách cẩn trọng trước khi áp dụng, nếu không xét đóan kỹ lưỡng công tác vận động quần chúng không những không đạt kết qủa mà còn bị phản ứng ngược.
 
Nếu đem phương cách hành động của Nguyễn Trải vân động quần chúng theo phò Lê Lợi vào thời đại này thì thật ấu trĩ, ấy chính vì trình độ của quần chúng, không gian và thời gian đã thay đổi…
Không thể áp dụng những phương thức lừa dối quần chúng. Nói như thế, ta đã mặc nhiên thừa nhận vào thời đó, Nguyễn Trãi đã lừa dối quần chúng, nhưng đó là một sự lừa dối cần có trong một giai đọan.
 
Cuộc khánh chiến chống Minh đã phục hồi nền tự chủ Dân Tộc đã bị nhà Minh tước đọat hàng ngàn năm. Không ai có thể phủ nhận giá trị bài học lịch sử về vận động quần chúng của Nguyễn Trãi trong đấu tranh.
 
Thời nay, không dễ gì lừa gạt được quần chúng, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, mạng lưới truyền thông điện tử đã được quần chúng xử dụng nhuần nhuyễn, chính những tiến bộ của khoa học đã giúp nâng cao trình độ và ý thức của người dân về dân chủ, về nguy cơ mất nước…..Không cá nhân, không thế lực nào có thể bưng bít được thông tin, sự thực ….. đến với quần chúng.
 
Quần chúng cần biết sự thực, mọi dối trá quần chúng đều bị tác dụng ngược, quần chúng đã xa lìa cộng sản là bài học sáng gía nhất của sự lừa dối.
 
Sách lược và chiến lược vận động quần chúng phải thực tế, không viển vông …. phải đặt quyền lợi của Tổ Quốc, Dân Tộc lên trên hết, phải đáp ứng được nguyện vọng sát sườn của quần chúng, của đối tượng vận động, tất sẽ được quần chúng ủng hộ, khi đã có quần chúng hậu thuẫn, cuộc đấu tranh không thể không thành công như mong muốn chung.( hãy xem, chỉ vì nắm xôi mà công nhân Samsung đã hành động để bảo vệ quyền lợi thiết thân của họ)
 
Thời gian thúc thủ, xuôi tay đã quá lâu trước bạo quyền csvn, đã khiến Dân Tộc chịu bao nỗi chua sót đắng cay.
Nay csvn đang lâm vào thế nội bộ đấu đá tranh giành quyền lực và quyền lợi chính là một cơ may cho Dân Tộc vùng lên, cớ sao chúng ta không hành động một cách quyết liệt để giành lại quyền làm người của chúng ta.
 
Trước những tranh giành quyền lực đó, phía quân đội đang hoang mang, không biết theo phe nào… Hãy vận động quân đội trong thế hoang mang đó, mang súng trở về vối Dân Tộc để bảo vệ Dân Tộc, bảo vệ Tổ Quốc…
 
Cơ hội chỉ đến một lần !
Chậm tay, chần chừ bỏ lỡ cơ hội là ngàn đời ta và con cháu sẽ nô lệ giặc phương bắc thông qua bàn tay bọn thái thú là lãnh đạo đảng csvn.
 
1/ ĐẢNG CSVN LÀ NGUỒN GỐC MỌI KHỔ ĐAU CỦA DÂN TỘC.
2/ ĐẢNG CSVN LÀ NGUỒN GỐC MỌI Ô NHỤC CỦA DÂN TỘC.
3/ ĐẢNG CSVN PHẢI BỊ THAY THẾ, KHÔNG CHỜ NÓ THAY ĐỔI.
 
Sydney, ngày 15 /1/2014.
Vũ Trọng Khải
 

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC (2)

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC
 





LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC
 
BÀI THỨ HAI
 
Trong bài thứ nhất đã trình bầy về sức mạnh của phong trào đấu tranh ĐÒI QUYỀN SỐNG của đồng bào Quốc Nội và những nguyên nhân thúc đẩy phong trào này thành hình.
Cũng trong bài thứ nhất đã trình bầy về sự cấp thiết thành hình lực lượng nhân sự đứng ra lãnh đạo Tổ Quốc và Dân Tộc khi đảng csvn bị xô ngã bởi cao trào đấu tranh ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI.
Có ý kiến cho rằng, NÊN nêu rõ danh tánh những ai, tổ chức nào ? xứng đáng được Tòan Dân trao trọng trách này vào thời kỳ hậu cộng sản?
Thiển nghĩ, việc nêu danh tánh cá nhân hay tổ chức nào trong lúc này là điều không thể và không nên thực hiện, bởi lẽ, ai trong chúng ta còn quan tâm đến tương lai Dân Tộc đều có những nhận xét của mình, những nhận xét đó luôn luôn là những nhận xét xây dựng hữu ích cho Tổ Quốc, tuy nhiên, đôi khi cũng có một đôi chút khác biệt nhỏ về thành phần nhân sự, do đó , nếu, đưa danh tanh cá nhân hay tổ chức vào lúc này, dù chỉ là một đề nghị, cũng sẽ gây nên một làn sóng tranh luận vô bổ, không cần thiết, đôi khi còn có hại cho đại cuộc ….
 Do đó, xin hãy trân trọng mọi quyết định cuả tòan thể Đồng Bào Quốc Nội và đem lòng ủng hộ mọi cá nhân hay tổ chức không cộng sản, được tòan dân tín nhiệm đứng ra gánh vác trọng trách, dấn thân vì Tổ Quốc và Dân Tộc.
Trong giai đọan này và trước nữa, chúng ta đã từng chọn lựa, từng ủng hộ cá nhân hay tổ chức nào đó không cộng sản …thì nay xin hãy vun xới, ủng hộ nếu những cá nhân hay tổ chức đó còn xứng đáng được tòan dân trao trách nhiệm lèo lái Con Thuyền Việt Nam qua cơn sóng gió này.
 
Trong bài thứ hai , xin được trình bầy về quan điểm và phương thức đấu tranh trong giai đọan quyết liệt một mất một còn của tòan dân với đảng csvn.
 
Trong một cuộc cờ, thí dụ, giữa Giáp và Ất ….
Nếu Giáp chọn đi một nước cờ, nước cờ của Giáp phải tạo áp lực khó khăn cho Ất . Ngược lại, Ất cũng phải có nước cờ đánh trả lại Giáp để gỡ thế bí của Ất …. cứ như thế, Giáp và Ất có những nước cờ qua lại để tạo chiến thắng trong nước cờ cuối cùng của mình.
 
Đấu tranh cũng chỉ như một cuộc cờ.
Đấu trí trong ván cờ có chủ đích tạo thế thắng cho nước cờ cuối cùng.
 
Như vậy, đấu tranh cũng phải có chủ đích, phải đạt cho được chủ đích, đấu tranh không khoan nhượng, không ngưng nghỉ, không thỏa hiệp dẫu phải hy sinh.
Trong đấu tranh, mọi thoả hiệp, nếu có, chỉ tạo giai đọan có lợi cho đối phương mua thời gian củng cố lực lượng, như vậy, ta có thể hiểu, thỏa hiệp là tự giết chết phong trào đấu tranh.
 
Xin mở ngoặc nơi đây, lời phát biểu đầu năm của Nguyễn Tấn Dũng là một “ thông điệp thỏa hiệp với phong trào đấu tranh của Tòan Dân” - để gỡ nước cờ bí đang bị Phong Trào Đấu Tranh liên tiếp tiến công -  bằng những lời mà mị người nghe, nếu tin vào thông điệp này của NTD, tưởng rằng NTD và đảng csvn sẽ thực tâm thay đổi đường lối cai trị,  đó là dấu hiệu tự tiêu hủy phong trào. Rút kinh nghiệm đã bao lần, suốt từ thời Hồ Chí Minh cho đến nay, các lãnh tụ cộng sản nói rất hay, nếu cần khóc trước nhân dân như HCM đã đóng kịch họ vẫn làm được, nhưng chưa bao giờ thực hiện lời hứa của họ trước Tổ Quốc và Dân Tộc.
Thông điệp của NTD đích thực là một nước cờ đã phần nào lung lạc được một vài cá nhân trong Phong Trào đấu tranh Đòi Quyền Sống !!!
 
Đừng để sinh mệnh Dân Tộc bị dẫn dắt bởi những thủ đọan tàn độc, đê hèn, lươn lẹo của lãnh đạo đảng csvn.
Đừng để Phong Trào bị khống chế bởi những thủ đọan chính trị của kẻ thống trị.
 
Cuộc đấu tranh đòi quyền sống của Dân Tộc hiện nay, là cuộc đấu tranh giật lại quyền lực lãnh đạo Tổ Quốc và Dân Tộc từ một guồng máy lãnh đạo bất xứng, bán nước hại dân là đảng csvn, để chuyển quyền lực lãnh đạo đất nước về tay Dân Tộc.
Đó là chủ đích cuối cùng phải thực hiện cho được để đưa đất nước và Dân Tộc thoát vòng nô lệ.
 
Dấn thân vào cuộc đấu tranh, không phải là đến với cuộc hẹn hò của đôi tình nhân, đầy hoa mộng.
 
Dấn thân vào cuộc đấu tranh phải chuẩn bị tinh thần trả giá bằng máu và nước mắt, nếu không chấp nhận hy sinh với máu và nước mắt thì phải chấp nhận đời nô lệ.
 
Trong cuộc cờ, nước cờ được dẫn dắt  bởi trí tuệ kẻ chơi cờ.
 
Trí tuệ của đấu tranh là lãnh đạo.
 
Các tổ chức như Cao Trào Nhân Bản, Khối 8406, Sự kết hợp của các Bloggers qua tuyên bố 258, tổ chức Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Phong Trào Toàn Dân Cứu Nước, Hiệp Hội Dân Oan, Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước…v…v… là nhưng tổ chức đã có lãnh đạo, thành phần Dân Oan ngày nay không còn tự bộc phát, mạnh ai nấy làm nữa, từ nay, mọi cuộc xuống đường của Dân Oan từ Bắc chí Nam, chắc chắn sẽ hành động đồng lọat theo hiệu lệnh phát ra từ Ban Đại Diện lãnh đạo Phong Trào Dân Oan.
Người Phụ Nữ Việt Nam bị chà đạp nhân quyền như nữ công nhân nơi nhà máy, đã có ban Đại Diện của tổ chức Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam lên tiếng và có hành động bảo vệ…….
 
Lãnh đạo của các tổ chức nói trên, sớm muộn gì cũng phải kết hợp để tạo sức mạnh tổng lực được điều động bởi một guồng máy thống nhất các tổ chức, cứ nêu thí dụ coi sự kết hợp đó tạo thành một lực lượng đấu tranh có lãnh đạo chung :
 
 “ MẶT TRÂN LIÊN MINH ( các tổ chức) ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN SỐNG”
 
Lẽ dĩ nhiên, danh xưng của Liên Minh sẽ được các tổ chức Quốc Nội quyết định và công bố, chỉ xin đưa thí dụ để có khái niệm về sự kết hợp tổng lực đấu tranh.
 
 Nếu: “ MẶT TRẬN LIÊN MINH ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN SỐNG ”  ra đời,
Phong trào đấu tranh đã có LÃNH ĐẠO CHUNG, hành động được thống nhất, tạo sức mạnh áp lực đảng csvn phải chấp nhận một thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, bầu cử tự do …v…v…
 
“ MẶT TRẬN LIÊN MINH ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN SỐNG…..” với một Ủy Ban Lãnh Đạo, quy tụ đại diện các tổc chức đấu tranh, tạo thành một KHUNG LÃNH ĐẠO, chuẩn bị nhân sự gánh vác trọng trách lãnh đạo Tổ Quốc và Dân Tộc.
 
Nói đến đấu tranh, nói đến lãnh đạo cuộc đấu tranh,
Không thể không nói đến sách lược đấu tranh.
Các nhà nghiên cứu chính trị đấu tranh đã có ý niệm về sách lược :
“ Sách lược là một kế hoạch có hệ thống cùng với những nguyên tắc để thực hiện kế họach đã đề ra
 
Nhưng không ai có thể chối cãi được rằng, kế họach đấu tranh luôn luôn phải thay đổi cho phù hợp với tình huống thực tại, phải phù hợp với sức mạnh của lực lượng đấu tranh, đồng thời cũng phải đo lường sức mạnh của đối phương để đưa ra một kế hoạch sao cho cuộc đấu tranh đạt được kết quả trong giai đọan đó.
 
Quan điểm chính yếu của hành động đấu tranh hiện nay tại Quốc Nội là:
 
“ ĐẤU TRANH BẤT BẠO ĐỘNG
 
 Khi xác định chủ trương đấu tranh là bất bạo động, mọi sách lược đấu tranh cho từng giai đọan đều bị chi phối bởi chủ trương này.
 
Như thế, việc xác định ranh giới giữa BẠO ĐỘNG và BẤT BẠO ĐỘNG cần phải được phân định rõ ràng.
 
Thế nào là BẠO ĐỘNG :
Chiến tranh là một hình thức của bạo động.
Khủng bố là một hình thức của bạo động.
 
Chiến tranh và khủng bố tàn phá không chỉ những vật chất kiến tạo xã hội, mà ngay cả phương diện tinh thần xã hội cũng bị hủy họai mạnh mẽ.
 
Vậy thì những hành động nào trong đấu tranh, không làm gẫy một cành cây, một ngọn cỏ, không làm vỡ một miếng gạch, miếng ngói công ốc, không phá hủy tinh thần đạo đức xã hội đều phải được coi là bất bạo động.
 
Khi phong trào đấu tranh đưa ra sách lược kêu gọi quần chúng đình công, bãi thị, bãi khóa, bất hợp tác hành chánh, rút hết tiền gởi trong tất cả các ngân hàng, thâm chí đòi lại tiền từ công khố phiếu…v…v… đều có thể áp dụng mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bất bạo động.
 
Không thể, không nên và đừng bao giờ chỉ áp dụng phương thức đấu tranh bằng hình thức “ dâng kiến nghị ”.
Lãnh đạo đảng csvn sẽ vừa đọc kiến nghị, vừa cười mà thôi !
Lãnh đạo csvn hoàn tòan ủng hộ phương thức đấu tranh BẤT BẠO ĐỘNG kiểu dâng kiến nghị, hay biểu tình ôn hòa, vì đấu tranh như thế sẽ chẳng mảy may ảnh hưởng đến quyền lực của đảng csvn ( nếu không muốn nói một cách trần tục rằng “đấu tranh kiểu đó, chẳng làm rụng một cái lông chân nào của đảng csvn !” ).
 
Đã ví đấu tranh cũng như cuộc cờ, nghĩa là dồn đối thủ vào thế bí, dồn đối thủ đến thế phải đầu hàng.
Trong đấu tranh, phong trào đấu tranh phải làm cho lãnh đạo csvn lâm vào thế phải chấp nhận mọi đòi hỏi của phong trào quấn chúng.
 
Nhưng trong thực tế, trước khi dồn được lãnh đạo csvn phải chấp nhận thay đổi thể chế chính trị, phong trào sẽ bị lực lượng bảo vệ đảng là công an dùng bạo lực chấn áp.
 
Khi giới cầm quyền áp dụng bạo lực chấn áp quần chúng nổi dậy, bọn cầm quyền chỉ còn lực ….  thế đã bị mất.
 
Hai điều kiện căn bản làm vững mạnh cho một thể chế hay một phong trào đấu tranh là thế và lực.
 
Khi giới lãnh đạo mất thế,nghĩa là mất hậu thuẫn của quần chúng, quyền lực lãnh đạo đang tụt dốc.
 
Ngược lại, phong trào đấu tranh tuy không có vũ khí như súng ống, đạn dược, nghiã là chưa có lực, nhưng phong trào đấu tranh như hiện nay tại Quốc Nội, chủ trương bất bạo động thì súng ống đạn dược để tạo lực không cần thiết .
 
Sức mạnh của phong trào, mỗi ngày mỗi được sự hưởng ứng mạnh mẽ của đồng bào cả trong và ngòai nước, thế đấu tranh của phong trào đang chiếm thương phong.
 
Chủ trương bất bạo động, nhưng phong trào phải đương đầu với khủng bố, đương đầu với bạo động phát xuất từ tham vọng độc tài của lãnh đạo cộng sản …
( như đồng Bào Quốc Nội đang từng ngày bị hành hung, đánh đập đến chết, bắt nóng bắt nguội, khủng bố tinh thần thân nhân….)
 
 
 
Nhưng, chẳng ai chịu xuôi tay mãi cho người khác đánh mình,
“ Chạm đến đục, thì đục cũng đến chạm.”  
 
Ranh giới giữa BẠO ĐỘNG và BẤT BẠO ĐỘNG đang bị thử thách, đang từng bước bị xóa bỏ!
Giới lãnh đạo phong trào đấu tranh không thể không chuẩn bị sách lược trong tình huống ranh giới BẠO ĐỘNG và BẤT BẠO ĐỘNG cố tình bị xóa bỏ bởi âm mưu của giới lãnh đạo đảng csvn.
 
Giới lãnh đạo phong trào đấu tranh không thể để phong trào bị dồn vào thế bị động.
Nếu tình huống xẩy đến, phải có quyết định chọn lựa dứt khoát, đúng lúc và kịp thời :
 
BẠO ĐỘNG hoặc BẤT BẠO ĐỘNG ?
 
Nên nhớ, không một trang sử Dân Tộc nào, tự nó sang trang !!!
 
1/ ĐẢNG CSVN LÀ NGUỒN GỐC MỌI KHỔ ĐAU CỦA DÂN TỘC
 
2/ ĐẢNG CSVN LÀ NGUỒN GỐC MỌI Ô NHỤC CỦA DÂN TỘC.
 
3/ ĐẢNG CSVN PHẢI BỊ THAY THẾ, KHÔNG CHỜ NÓ THAY ĐỔI.
 
 
Sydney, ngày 8/1/2014.
Vũ Trọng Khải.

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC (1)

CHUẨN BỊ NHÂN LỰC
LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC VÀ DÂN TỘC
 
BÀI THỨ NHẤT
 
 
Cổ nhân có câu : “ quan nhất thời, dân vạn đại ”
Chẳng có một cường quyền, bạo lực nào mãi mãi yên vị để thống trị kẻ khác, mạnh như Tần Thủy Hoàng, vững như cộng sản Liên Xô … rồi cũng có ngày tàn lụi trước sức vùng dậy của kẻ bị trị, ấy là vì “ con run xéo lắm cũng oằn ”.
Đấu tranh chính trị luôn luôn diễn ra :
-        Giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị,
-        Hoặc giữa những kẻ cùng có quyền lực trong tay, nhưng muốn quyền lực của mình lớn hơn, nhiều hơn kẻ khác.
Cả hai hiện tượng đấu tranh chính trị nói trên đang cùng lúc diễn ra trên đất nước Việt Nam chúng ta:
 
1/  Đấu tranh đòi quyền sống của người dân đã bị đảng CSVN tước đọat hơn nửa thế kỷ qua, là cuộc đấu tranh của kẻ bị  trị chống lại kẻ thống trị.
 
2/ Cuộc tranh giành quyền lực trong đảng CSVN là cuộc đấu tranh giữa những kẻ đã có quyền lực nhưng muốn mình có nhiều quyền hơn, vì với cộng sản, quyền lực luôn gắn liền với quyền lợi, nói rõ hơn, trong đảng CSVN đang có cuộc tranh giành quyền lợi, cũng nói cho dễ hiểu hơn nữa là họ đang tranh giành ưu thế để thỏa mãn lòng tham, hầu mong cướp bóc tài sản của Tổ Quốc và Dân Tộc được nhiều hơn nữa !!!
 
I/ CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI:
Người ta gọi cuộc đấu tranh của quần chúng Quốc Nội hiện nay là CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI, ĐÒI QUYỀN SỐNG ….qủa thực quá sát nghĩa.
Không ai có thể chối cãi được rằng, đại đa số người dân Việt đã bị thiểu số là lãnh đạo đảng và đảng viên CSVN dùng cường quyền và bạo lực biến người dân Việt thành nô lệ của đảng.
Lãnh đạo đảng và đảng viên cộng sản tự tung tự tác, muốn cướp gì của dân là họ cướp, muốn giam cầm, bắt bớ, đánh đập ai họ cứ thản nhiên làm theo ý muốn, cái ý muốn đó tiềm ẩn một ý nghĩa “ Còn Đảng Còn Ta” đã là cứu cánh cho mọi hành động phi nhân của đảng và đảng viên CSVN.
 
 
Chỉ ngắn gọn như thế thôi, thì CUỘC ĐẤU TRANH ĐÒI QUYỀN LÀM NGƯỜI của đại đa số quần chúng phải vùng lên một cách mạnh mẽ là điều đương nhiên.
 
Khởi đầu, cuộc đấu tranh chỉ nổi lên từ những cá nhân ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc và Dân Tộc….. đến nay, phong trào đấu tranh quần chúng đã dần dần kết hợp được những người dân trực tiếp là nạn nhân của chế độ thành những phong trào có danh xưng, ngòai cuộc đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo của năm Tôn Giáo Lớn, còn có nhiều tổ chức, như Cao Trào Nhân Bản, khối 8406, sự kết hợp của các bloggers với tuyên bố 258, tổ chức Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, Phong Trào Toàn Dân Cứu Nước và mới đầu năm 2014, Hiệp Hội Dân Oan vừa  ra đời, Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước cũng đã có những thành viên chìm, nổi hoạt động tại Quốc Nội.
Nhìn vào những tổ chức nêu trên, người ta thấy ngay, mỗi tổ chức hay phong trào quy tụ thành phần nạn nhân của chế độ để đấu tranh , tương trợ và bảo vệ lẫn nhau trên đường đòi quyền sống.
 
Sự thành hình những tổ chức nói trên là một thách thức quyền lực của đảng CSVN, những người thành lập tổ chức đã mạnh dạn bạch hóa danh tánh thành phần lãnh đạo tổ chức, điều này chứng tỏ sự sợ hãi quyền lực đảng csvn không còn tồn tại trong lòng đồng bào Quốc Nội, họ không làm kiến nghị, họ không chịu khép mình trong sự kìm kẹp của thể chế “ xin, cho” như trước đây, thành phần lãnh đạo hoặc đại diện tổ chức đã thẳng thắn THÔNG BÁO cho giới cầm quyển  biết quyết định thành lập tổ chức và xác định rõ ràng đó là quyền căn bản của con người. Như vậy, quyền làm người đang từng bước được đồng bào Quốc Nội giật lại từ tay đảng cộng sản.
Những cuộc biểu tình, tụ họp nơi công cộng, người tham dự cũng không mang theo cờ cộng sản và hình HCM như trước đây, thay vao đó là những khẩu hiệu viết trên biểu ngữ đả đảo tham nhũng, đã đảo bọn buôn dân bán nước, tố giác tội ác của đảng csvn…biểu ngữ bị công an tước đọat, giật xé, thì nay quần chúng có chiêu thức mới ….khẩu hiệu đả đảo bọn quan tham bán nước được viết trên chính tấm áo khoác trên thân người đi đấu tranh …
Một hiện tượng thách thức đảng csvn một cách mạnh mẽ hơn nữa là trong cuộc biểu tình đầu năm, ngày 1/1/2014 tại Saigon đã có một biểu ngữ với hành chữ   : “ Vô cùng thương tiếc Cố Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng”.Ai cũng biết, Việt Dzũng đã một đời cất lời ca tiếng hát vạch trần tội ác của đảng CSVN và nỗi bi ai của Dân Tộc dưới gông cùm cộng sản.
Một hiện tượng khác khiến không chỉ CSVN mà cả bọn Tàu Cộng cũng sôi máu ruột, đó là người dân biểu tình đã mặc áo có hình những ngôi sao trắng trên nền xanh, bên cạnh những sọc đỏ trên nền trắng… ai cũng biết đó là cờ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, 
hiển nhiên, người dân Việt đã xác định sự chọn lựa thể chế Dân Chủ, mà Hoa Kỳ được coi là biểu tượng.  
Đừng vội chụp mũ Người dân Việt bán nước cho Hoa Kỳ như đảng CSVN bán nước cho Tàu Cộng, họ đã chọn biểu tượng của Dân Chủ thay cho hình HCM, thay cho lá cờ máu của đảng CSVN mỗi khi đi biểu tình thế thôi.
 
 
 
Đảng CSVN đang lâm vào thế khó xử, người dân đã tự động lập hội mà không cần sự chấp thuận của giới cầm quyền, từ những hành động đó của đồng bào Quốc Nội cho ta thấy thế đấu tranh của quần chúng đang ngày một vững mạnh, ngày một dứt khoát một mất một còn với chế độ cộng sản.
 
II/ TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC :
 
Trong Khi đó, nội bộ đảng cộng sản đang chia năm sẻ bẩy, nào là phe Nguyễn Tấn Dũng, phe Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, phe Công An, Phe Quân Đội.
 
Nhưng ngấm ngầm và đáng ngại lại là  Nguyễn Chí Vịnh…. Những phe phái trong đảng, muốn vững mạnh để giành được nhiều quyền lực phải nắm cho được Nguyễn Chí Vịnh.
Nhưng chính Nguyễn Chí Vịnh cũng có mưu toan giành giật vị trí hàng đầu trong lãnh đạo, Vịnh sẵn sàng ngả theo Tàu, nhưng Vịnh cũng đã ngấm ngầm dọn đường theo Mỹ. Vịnh sẵn sàng đi giây chỉ là để bảo vệ quyền lực của Vịnh mà thôi.
Sự im hơi lặng tiếng của Nguyễn Chí Vịnh trong những tháng qua, là thời gian Vịnh củng cố sức mạnh.
Nguyễn Chí Vịnh là con hổ gỉa ngủ, chỉ lim dim đôi mắt để chờ thời cơ vồ mồi….
Nguyễn Chí Vịnh chưa tỏ thái độ dứt khoát ủng hộ phe nào trong đảng, Vịnh cố giữ vị trí “ tưởng như trung lập ” để phe nào cũng phải ve vãn Vịnh, trong khi đó, Vịnh mua thời gian củng cố vây cánh, Vịnh sẽ là lãnh tụ, bản chất và “ tướng cách” Vịnh không phải là kẻ điếu đóm cho phe nào cả.
Nguyễn Chí Vịnh sẽ là con hổ nuốt trọn những phe phái khác trong đảng, Vịnh sẽ thâu tóm mọi quyền lực của đảng và chính quyền vào tay Vịnh.
Khó ai dự đoán được, nếu Vịnh hoàn thành ý đồ của hắn, hắn sẽ thực sự theo Tàu Cộng hay Hoa kỳ, nhưng không ai có thể phủ nhận được tánh khí khôn ngoan nhưng cũng hung hăng của một con hổ, đó là tánh khí của Nguyễn Chí Vịnh nếu nắm được trọn quyền lực trong tay.
 
Nếu những nhận định như trên có phần nào đúng, đó là lúc đảng CSVN suy yếu, nó càng suy yếu hơn nữa khi cuộc đấu tranh đòi quyền sống mỗi lúc mỗi dâng cao.
Quyền lực của đảng csvn tưởng như vô địch như ông Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Đình Tấn, một thành viên cao cấp của CSVN tuyên bố, thì nay, quyền lực của đảng CSVN đang bị thách thức trên chính đường phố Hà nội, khi có những người phụ nữ sắn quần sắn áo gào thét “ ĐẢNG CỘNG SẢN VN ĐI CHẾT ĐI ”
 
Nhiều dự đóan có lý luận, có bằng chứng, đảng CSVN “ may lắm ”  thọ hết năm 2014, trễ lắm là đến đầu năm 2015.
Nguyễn Chí Vịnh ra tay càng sớm bao nhiêu, đảng CSVN càng mau xụp đổ bấy nhiêu…Nhưng, xin lập lại, Nguyễn Chí Vịnh không phải là kẻ chịu khom lưng điếu đóm cho những thế lực khác trong đảng, do đó Nguyễn Chí Vịnh bị rơi vào thế triệt buộc, Vịnh không ra tay sớm, sinh mạng chính trị của Vịnh sẽ tiêu tan.
Hẳn Nguyễn Chí Vịnh cũng hiểu rằng, sinh mạng chính trị của Vịnh khó bảo tòan nếu Vịnh không chiếm thế thượng phong trong cuộc tranh giành quyền lực lãnh đạo đảng và nhà nước.
 
Trong đấu tranh, kẻ thắng ăn cơm vua, kẻ thua về đuổi gà cho vợ, nhưng với cộng sản, kẻ thua là kẻ sẽ mất đầu, Nguyễn Chí Vịnh không thể đứng nhìn chính mình bị mất đầu.
 
Trong lịch sử, không có sự kiện nào xẩy ra mà không phát xuất từ một cần thiết !!!
Sự kiện quần chúng Quốc Nội vùng lên chống lại bạo quyền cộng sản là một cần thiết tất yếu cho sự tồn vong của Tổ Quốc và Dân Tộc.
Sự trỗi dậy của quần chúng Quốc Nội là hậu qủa của ¾ thế kỷ đảng CSVN đọa đầy dân tộc, đang đưa đất nước đến diệt vong trong chính sách Hán Hóa của Tàu Cộng.
 
Vấn đề cấp thiết hiện nay là :
 
-  Phải có kết hợp trong hành động để tạo sức mạnh tổng lực sớm triệt hạ
quyền lực của đảng CSVN trong thời kỳ rối lọan nội bộ, không chờ cho cộng sản tự xụp đổ, mà phải có hành động mạnh hơn nữa để xô ngã đảng cộng sản, không thể chậm tay để cộng sản mua thời gian củng cố nội bộ.
 
- Hải Ngọai tự xác định vai trò hậu phương cùng song hành với Quốc Nội trong thế tiến công đảng CSVN, Hải Ngọai cần thực hiện trách nhiệm hậu phương của mình một cách tích cực hơn nữa “ để tiền tuyến Quốc Nội có đủ binh lương khi lâm trận ”.
 
- Hải Ngọai cần khẩn cấp mở rộng mạng lưới Quốc Tế Vận để yểm trợ Quốc Nội. Ngày nay, ở vào thiên niên kỷ thứ 3, mạng lưới truyền thông đã được người dân xử dụng nhuần nhuyễn và rộng rãi, đảng CSVN không dám đàn áp thô bạo như kiểu Thiên An Môn.
Điển hình, từ cuối năm 2013 cho đến nay, người dân Cambodia liên tục biểu tình truất phế Hunsen, mà ai cũng biết Hunsen là con đẻ của Tàu Cộng, nhưng Hunsen cũng như Tàu Cộng tại Cambodia cũng không dám tái diễn cảnh Thiên An Môn tại Thủ Đô Nam Vang
 
Trong vài tháng tới, tại Huế, Saigon, Hanội và những thành phố lớn khác trên tòan quốc, có thể, sẽ có những cuộc biểu tình rộng lớn hơn của dân Cambodia chống Hunsen.
 
Tha thiết kêu gọi các cơ quan truyền thông, truyền hình và báo chí Việt Ngữ, những cá nhân, những Hội Đoàn, Đoàn Thể… dựa vào những mối liên hệ Quốc Tế đã có, ngay từ bây giờ lên kế họach Quốc Tế Vận, cảnh giác Liên Hiệp Quốc để đề phòng tình trạng đảng CSVN kêu gọi Tàu Cộng can thiệp khi Quân Đội đứng lên chống đảng để bảo vệ Dân Tộc và Tổ Quốc. Tàu Cộng sẽ đưa quân qua Việt Nam, mượn cớ can thiệp để bảo vệ dân Tàu đang sinh sống trá hình để cướp nước Việt Nam, đây chính là lúc kết thúc sớm thỏa ước Thành Đô giữa đảng CSVN và Tàu Cộng.
 
 - Quần chúng Quốc Nội cố gắng mở chiến dịch kêu gọi con em của mình trong hàng ngũ Quân Đội cũng như Công An mang súng trở về bảo vệ dân.
 
- Quần chúng Quốc Nội và những Đảng Viên Bỏ Đảng, hãy kêu gọi con em, họ hàng và bằng hữu của mình đồng lọat bỏ đảng về với Dân Tộc.
 
- Mặt trận Liên Tôn đã ra đời, Quý Vị lãnh đạo tinh thần các Tôn Giáo là những người có đầy đủ uy tín, khả năng, phương tiện …. để quy tụ quần chúng, xin hãy vì Tổ Quốc và Dân Tộc hướng dẫn tín đồ làm tròn trách nhiệm trước lịch sử.
 
Sự xụp đổ của đảng CSVN chỉ còn tính bằng ngày , bằng tháng ….chẳng quá một năm.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải có một tập hợp nhân sự thay thế cộng sản trong guồng máy lãnh đạo đất nước.
Thành phần nhân sự đầy đủ tài đức trong và ngòai nước đã có thừa, xin hãy vì tương lai của Tổ Quốc và Dân Tộc cùng đưa lưng gánh vác khi có hiệu lệnh từ hồn thiêng sông núi.
 
1/ Đảng CSVN là nguồn gốc mọi khổ đau của Dân Tộc.
 
2/ Đảng CSVN là mọi nguồn gốc Ô NHỤC của Dân Tộc
 
3/ Đảng CSVN phại bị thay thế, không chờ nó thay đổi.
 
Sydney, ngày 3/1/2014.
Vũ Trọng Khải.

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa


Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4 - Phần 5
Tác giả thắp nến tưởng niệm 74 anh hùng hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.
Tác giả thắp nến tưởng niệm 74 anh hùng hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.
Phần 1
Phạm Thanh Nghiên: Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận.Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy  mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân”trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời.Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc,phục vụ cho đảng và nhà nước.Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những nguời anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy.
Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa- Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một  người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chế của mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa.Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực,công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.
Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH.
Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.
- Lê Hưng: Một bạn trẻ ở Hải Phòng sinh sau năm 1975. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hưng tham gia nghĩa vụ quân sự và khi dời quân ngũ,  anh tiếp tục theo học đại học.Tuy nhiên, trước đây anh không hề biết về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm về trước.
Ông Ngô Nhật Đăng
Ông Ngô Nhật Đăng
- Ông Ngô Nhật Đăng: Là con trai của nhà thơ Xuân Sách. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982 và tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Ông Ngô Nhật Đăng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội và từng nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Hà Nội và vẫn tiếp tục có những hoạt động cổ vũ cho Nhân quyền và nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.
Bà Ngô Thị Hồng Lâm
Bà Ngô Thị Hồng Lâm
- Bà Ngô Thị Hồng Lâm: sinh 1957 tại HN. Hiện đang sống tại Sài Gòn. Bà Hồng Lâm nguyên là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng. Sau khi dời công tác, bà dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện và công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ cho Dân chủ, Nhân quyền và đặc biệt là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.
Xin bạn cho biết, bạn biết gì về cuộc hải chiến HS cách đây 40 năm?
Lê Hưng: Rất tiếc là tôi không hề biết gì về trận hải chiến đó. Vì từ truớc tới nay tôi không thấy báo chí đưa tin hay những người quen của mình nhắc tới. Hoàn toàn không có trong lịch sử mà tôi được học. Có thể thông tin về trận hải chiến 40 năm trước đã hoàn toàn bị che giấu, bưng bít cho đến ngày hôm nay.
Ngô Nhật Đăng: Ngày đó tôi mới bước sang tuổi 16, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Bắc lúc đó tôi chưa bao giờ được nghe nhắc tới Hoàng Sa – Trường Sa. Tôi được biết đến sự kiện này do nghe bố tôi và các bạn của ông nhắc tới: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi thư ra Hà Nội yêu cầu chính phủ VNDCCH lên tiếng về việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa”. Chính câu chuyện đó gây ấn tượng mạnh với bản thân tôi.
Ngô Thị Hồng Lâm: Đó là một cuộc xâm lăng phi pháp, chà đạp lên Luật pháp quốc tế của Trung Quốc cách đây 40 năm của thế kỉ trước nhằm thực hiện ý đồ “muốn biến nước ta từ cái tổ Con Đại bàng thành tổ con Chim Chích” như lời của ông cha ta đã dạy.
Xin cho biết cảm nghĩ của bạn đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?
Lê Hưng: Tôi rất kính trọng sự hy sinh cao cả của những người đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc ta. Tôi là một người theo Đạo Mẫu Việt Nam, tôi tôn thờ những người đã có công giúp dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngô Nhật Đăng: Đó là một sự kiện bi tráng, sau này được đọc các tư liệu, các tác phẩm thơ văn tất nhiên là của VNCH tôi càng thấy ngưỡng mộ họ. Có một điều an ủi là sau bao nhiêu năm bị quên lãng các anh đã được “chiêu tuyết” lại, điều đó càng khẳng định: Nhân dân sẽ không bao giờ quên những người con đã đổ máu để giữ gìn đất đai của Tổ Quốc và lịch sử sẽ công bằng.
Ngô Thị Hồng Lâm: Vào thời điểm 19/1/1974, khi ấy mọi thông tin còn bị cộng sản bưng bít rất chặt. Người dân miền Bắc VN hầu như chỉ có một luồng thông tin giáo điểu từ cái gọi là “Đài Tiếng nói VN” nên không được biết kịp thời cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của người có bộ mặt nạ “anh em” Trung Quốc. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa Hải quân VNCH và bọn Trung Quốc xâm lược. Mặc dù VNCH không giữ được đảo Hoàng Sa nhưng các chiến sĩ đã thể hiện lòng yêu nước vô cùng mãnh liệt trong cuộc chiến đấu bao vệ Tổ Quốc. Đó là những hy sinh đau thương nhưng rất vẻ vang của tất cả các chiến sĩ VNCH và đặc biệt là 74 người lính Hải Quân VNCH. Họ đã ngã xuống trong trận đánh này, để lại trong lòng chúng tôi hình ảnh đẹp và sự ngưỡng mộ những người con của Tồ Quốc Việt Nam. Chúng ta không được phép quên họ.
Suy nghĩ của bạn về những người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và với những người lính QĐVN (đặc biệt là đồng đội của ông Ngô Nhật Đăng) đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984?
Và ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay bạn nghĩ sao về điều ấy?
Lê Hưng: Với tôi, những người lính dù là VNCH hay VC đều không không có tội. Là lính, họ chỉ hành động theo lý tưởng và tuân theo mệnh lệnh. Họ là những con người có trái tim yêu nước, yêu dân tộc của mình. Tôi cũng không được biết về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984. Cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 thì có nghe nói tới. Nhưng tôi nghĩ, sự thật vẫn là sự thật dù có bị bưng bít. Và việc làm ngu ngốc, hèn nhát nhất chính là phủ nhận và bưng bít sự thật.
Về việc những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, tôi xin phép không trả lời dài dòng vì hiểu biết của tôi có hạn. Nhưng những người lính dù là VNCH hay lính QĐND, họ đều đã đổ máu xương, hy sinh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tổ quốc. Người thân của họ đã phải chịu quá nhiều mất mát đau thương. Mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, trẻ thơ mất bố, bạn bè chiến hữu mất đi một người anh em.
Ngô Nhật Đăng: Tôi đã có thời gian là lính (1978-1982) có tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa những người lính dù dưới thể chế chính trị nào khi chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, chúng tôi cũng không hề đắn đo và sẵn sàng hy sinh chống bọn cướp nước hồi năm 1979 cũng như các anh hùng giữ đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy. Điều đó là chắc chắn.
Không riêng gì người lính và cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH cũng bị gọi là “ngụy” (xin lỗi, tôi coi đây là một từ “mất dạy”) mà cả những người từng tham gia chính quyền trước năm 1954 cũng bị gọi như vậy. Số này ở lại Hà Nội không di cư vào Nam cũng khá đông, họ cũng bị đi tù (gọi là cải tạo) một thời gian. Tôi cũng có một số bạn bè cùng học là con cái của những người này, quan sát họ tôi cũng có những suy nghĩ khác với những điều thường được “giáo dục” trong nhà trường. Tất cả sách giáo khoa và cả các tác phẩm văn học của Việt nam lẫn Liên Xô mà chúng tôi chỉ được phép đọc đều miêu tả những người phía bên kia cực kỳ xấu xa, độc ác, mất hết nhân tính, sẵn sàng mổ bụng ăn gan kẻ thù… Dù không tin hoàn toàn nhưng dù sao vẫn để lại dấu vết trong đầu óc. Cũng may mắn từ bé tôi đã được đọc các cuốn sách trong tủ sách gia đình những cuốn như “Chuông nguyện hồn ai”, “Phía Tây không có gì lạ” v.v… nó làm cho tôi có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Quay về câu hỏi của bạn về những người lính VNCH. Thời chúng tôi cũng thường nghe lén các đài phát thanh Sài Gòn (việc này rất nguy hiểm), các bài hát về chiến tranh về thân phận người lính của phía VNCH cũng gây những xúc động mạnh cho chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào cuối năm 1973 (lúc này đã có Hiệp định Paris) một anh bộ đội từ chiến trường ra đến nhà tôi báo tin người cậu ruột của tôi đã chết tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Là con út của bà ngoại, ông chỉ hơn tôi có 6 tuổi nên hai cậu cháu thường quấn quýt với nhau.
Đây là cú gõ cửa đầu tiên của chiến tranh thăm viếng nhà tôi, bố tôi cũng thường đi chiến trường trong những thời gian ác liệt (kể cả thời chống Pháp) nhưng ông chỉ đi ngắn chừng 1 năm và lần nào cũng trở về nguyên vẹn. Anh ở lại nhà tôi 2 ngày trước khi về đơn vị và ngủ chung với tôi, tôi được nghe nhiều chuyện về chiến tranh, khi tôi hỏi anh về những người lính “ngụy” anh văng tục: “Hay ho cái đéo gì, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau”. Và tôi mới biết các anh cũng thường hay nghe lén những ca khúc của Trịnh Công Sơn.
Sau này có một thời gian tôi sống và làm việc ở Sài Gòn, quen biết nhiều hơn, thậm chí có một người từng là Đại úy cũng nhận tôi là em kết nghĩa (anh đã vượt biên năm 84). Theo tôi, dù đã muộn màng, chúng ta phải đánh giá lại giai đoạn lịch sử đau thương này của đất nước, trả lại danh dự cho những người đã nằm xuống vì đạn bom, những người còn sống bị đày ải vì lao tù, chiến tranh đã lùi xa mà vết thương này vẫn chưa lên da non đó là điều không thể chấp nhận.
Ngô Thị Hồng Lâm: Thực tế thì một điều bất hạnh nhất cho một đất nước là có chiến tranh. Bất hạnh hơn nếu đó lại là một cuộc nội chiến muốn thống trị nhau bằng bạo lực. Với nhận thức của tôi thì cuộc chiến của quân đội 2 miền Nam và Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến, “người chiến thắng” chẳng có gì để tự cho mình là cuộc chiến chính nghĩa và vẻ vang. Đây là điều ngộ nhận rất thiếu nhân văn của những người cầm quyền Hà Nội. Cuộc chiến đã tàn 40 năm rồi, đủ độ lùi của thời gian rồi, để “từ nay người biết thương người”. Tuy nhiên, mỗi kỉ niệm 30/4 Ban Tuyên huấn họ vẫn cứ cho phát lại những cuốn băng thời sự cũ “quân ta hừng hực khí thế chiến đấu” nghe sao mà thấy vết thương lòng của dân tộc Việt Nam mãi mãi không thể hàn gắn và câu nói của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “ngày 30/4 có một triệu người vui thì có một triệu người buồn” vẫn còn nguyên tính thời sự và cuối cùng thì người lính cả 2 bên chiến tuyến họ chỉ là những nạn nhân của cuộc chiến.
Vì thế cho nên không thể có sự khác biệt trong đối xử với người lính của 2 bên chiến tuyến, không thể giữ mãi sự khác biệt bên trọng bên khinh. Càng không thể dùng từ “ngụy” đối với người lính VNCH Trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam. Cần vinh danh họ. Cũng như những người lính đã hy sinh ở biên giới Việt-Trung vào năm 1979 họ đều là những anh hùng xứng đáng được Tổ Quốc Việt Nam ghi công và đời đời nhớ ơn họ.
Những người lính VNCH bị chính quyền cộng sản gán cho họ từ “ngụy” là một điểu ngô nhận của họ. Cân phải có một sự đổi mới về nhận thức với những người ở bên kia chiến tuyến, để xóa bỏ sự hằn thù dân tộc cho vết thương mau liền da liền thịt, tiến đến hòa hợp dân tộc để tăng cường sức mạnh của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bản thân tôi cực lực phản đối sự phân biệt đối xử hoặc xúc phạm với những người ở bên kia chiến tuyến trong đời sống cũng như nghĩa trang nơi họ yên nghỉ.
Bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận chiến HS năm 1974 không? Nếu có, bạn có sẵn sàng tham gia không?
Lê Hưng: Họ xứng đáng được vinh danh, họ xứng đáng được ca ngợi. Nếu không thì máu xương, tuổi trẻ, gia đình mà họ đã phải đánh đổi để dành lấy chủ quyền cho đất nước lẽ nào lại là vô nghĩa hay sao. Chúng ta, thế hệ sau này vô ơn quá.
Ngô Nhật Đăng: Ồ, đó là việc rất nên làm và tất nhiên tôi sẵn sàng tham gia.
Ngô Thị Hồng Lâm: Việc vinh danh những người lính VNCH đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là việc phải làm để tỏ lòng biết ơn những người con của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha ta để lại và qua đó giáo dục nhắc nhở các thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên sau này phải biết ơn những người đã vì bảo vệ biển đảo của Tồ Quốc mà hy sinh. Không được phép vong ân với những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 và những chiến sĩ QĐNDVN trong chiên trận bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.
Việc bạn hỏi chúng tôi có sẵn sàng tham gia không? Xin thưa rằng, tôi vốn xuất thân trong chuyên ngành Nghiên Cứu Lịch Sử, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp của mình cùng các thế hệ học trò tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 hàng năm mà không cần phải xin phép bất cứ một “ông Kẹ” nào.
Theo bạn, những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối TQ xâm lấn HS, TS và Biển Đông?
Lê Hưng: Theo tôi, những người cách đây 40 năm bảo vệ TS và những người hôm nay xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lấn nước ta, họ rất tương đồng. Họ là những người yêu nước, dám đứng lên bảo vệ đất nước mình dù biết trước hậu quả là có thể sẽ phải hy sinh mất mát nhiều, thậm chí tù đày hy sinh.
Về cá nhân tôi bất kỳ lúc nào đất nước cần tôi sẽ chiến đấu vì tôi cũng đã từng là lính. Và quan trọng hơn tôi là một con dân đất Việt. Tôi chiến đấu cho Dân tộc, cho Tổ Quốc của chúng ta chứ không phải chiến đấu cho bất cứ một chế độ, một chủ thuyết hay một đảng phái nào.
Ngô Nhật Đăng: Tất nhiên với sự xa cách về thế hệ nên sẽ có những khác biệt, nhưng lòng yêu nước và sự cảnh giác trước “hiểm họa phương Bắc” thì sẽ mãi trường tồn, điều đó ăn vào máu mỗi con dân Việt chân chính.
Ngô Thị Hồng Lâm: Theo tôi sự khác nhau của những người lính VNCH ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo với những công dân VN ngày nay xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đó là về thời gian. Còn sự tương đồng ở đây chính là lòng tự trọng dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, mảnh đất thiêng ngàn đời của ông cha ta để lại mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và ý chí bằng mọi giá phải bảo vệ và gìn giữ. Rất tiếc là khi nhân dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược thì lại bị nhà cầm quyển đàn áp bằng bạo lực để làm vừa lòng “ông bạn vàng” Trung Quốc với cái “mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng”.
40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay HS vẫn bị chiếm đóng bởi TQ. Theo bạn chúng ta phải cần có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân bạn có thể thực hiện hay tham gia góp phần để giành lại HS, TS cho Tổ quốc VN?
Lê Hưng: Tôi xin được nói rằng, con người của tôi không giống như bọn ngu bị nhồi sọ, tôi không bị mù hay bị điếc mà không biết chế độ này như thế nào. Người dân Việt Nam khổ sở ra sao và đang mong chờ điều gì, nhưng họ chưa làm được có thể họ chưa tìm thấy những người bạn đồng hành. Hoặc là chưa vượt qua được nỗi sợ hãi.
Ngô Nhật Đăng: Xin quay trở lại, ngoài câu chuyện về bức thư của ông Nguyễn Văn Thiệu, tôi được nghe kể về sự trả lời từ phía Hà Nội: “Ông Phạm Văn Đồng nói ở hành lang: “Có còn là của mình nữa đâu mà đòi”. Lúc đó Hà Nội đã cảm thấy sock trong việc TQ bắt tay với Mỹ (từ năm 72 qua “ngoại giao bóng bàn” và Nixon thăm Bắc Kinh).
Thầy dạy tôi cũng là một nhà sử học nói với chúng tôi: “Từ năm 1928, Pháp đã cắm các cột mốc chủ quyền “Indochina” (Đông Dương) lên tất cả các hòn đảo ở Hoàng Sa và một số ở Trường Sa”. Có lần tôi hỏi ông về Hoàng Sa và Trường Sa,
Ông trả lời: – Hồi năm 1957, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có ký một hiệp ước giữa 2 đảng nội dung: Vì hải quân Việt Nam (DCCH) còn yếu nên Hải quân TQ sẽ giúp Bắc Việt bảo vệ Biển Đông (lúc đó trong sự kiểm soát của VNCH) và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác các nguồn lợi ở đây, nếu có nước thứ ba thì cũng phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đổi lại, TQ trả lại VN 2 hòn đảo Cái Chiên và Bạch Long Vỹ mà họ chiếm lại từ Tưởng Giới Thạch (trước đó là người Nhật).
Riêng điều này thì chính xác vì mẹ tôi kể từng ra Cái Chiên và Bạch Long Vỹ làm “Lễ tiếp quản” (hồi đó bà đang là diễn viên của văn công Quân đội). Tất nhiên thông tin này cần phải kiểm chứng, nhất là từ những người chép Sử.
Tôi có hỏi ông: – Như thế thì làm sao có thể đòi lại được?
Ông trả lời: – Hiệp định ký giữa 2 đảng sẽ trái với luật pháp quốc tế vì nếu hai nước có ký kết một hiệp định tương tự thì phải do chính phủ ký và phải thông qua Quốc hội. Nhưng nếu lôi ra thì lại động chạm đến ông Hồ Chí Minh, đó cũng lại là một điều “kiêng kỵ”. Dù sao đi nữa, việc TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng không thể coi là việc đã rồi, việc này đòi hỏi phải có sức mạnh của cả dân tộc nhất là những người đang ở cương vị lãnh đạo đất nước. Trước hết chúng ta cần phải có quyền được biết tất cả những sự thật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Được công khai lên án những việc làm ngang ngược, càn rỡ của nhà cầm quyền Trung Quốc và tranh thủ sự đồng tình của Quốc tế cũng như tôn trọng các luật biển mà cả hai bên từng cam kết đồng ý.
Ngô Thị Hồng Lâm: Sự chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa thể hiện sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của từng nước trên trường quốc tế. Vì thế mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam rất bất bình và đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Việt Nam mà mở đầu là cuộc biểu tình cuối năm 2007, rồi rất nhiều các cuộc khác trong năm 2011 và 2012. Đây là việc làm chính đáng của nhân dân cả nước. Lẽ ra phải được những người cầm quyền ủng hộ và tán thành NHƯ một bước quan trọng trong mở đầu cho kênh ngoại giao và đàm phán. NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH CỦA NHÂN DÂN CẦN PHẢI được tôn trọng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa lịch sử trong việc giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Được biết anh Ngô Nhật Đăng cũng là một trong số những người đã nhiều lần xuống đường biểu tình và thậm chí bị công an bắt giữ chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Anh nghĩ sao về hành động này của chính quyền? Và nếu sau này lại có một hoặc nhiều cuộc xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, anh có tiếp tục tham gia không?
Ngô Nhật Đăng: Rất tiếc cho họ, đáng lẽ đây là một dịp để chính quyền có thể “mượn” được sức dân không những chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Họ lo sợ những cái không có thật, chứng tỏ họ là những người lãnh đạo thiếu cái tâm và tầm nhìn xa. Rất tiếc, nếu cứ có những hành xử với người dân như vậy thì điều họ lo sợ có thể trở thành sự thật. Đó là điều mà không ai muốn nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn. Nếu lại có những cuộc biểu tình nữa để bày tỏ lòng yêu nước thì tôi coi việc phải tham gia như là một nghĩa vụ công dân.
Không giống như gần 40 năm qua, báo chí của đảng luôn né tránh, thậm chí bưng bít về trận hải chiến Hoàng Sa năm 74, hoặc chỉ đưa tin một cách rất hạn chế. Năm nay, báo chí “lề đảng” đã không ngần ngại đưa tin về trận hải chiến này và không ngần ngại gọi 74 người lính hải quân VNCH là “anh hùng”, bạn nghĩ sao về việc này?
Ngô Nhật Đăng: Đó là điều họ phải làm từ lâu rồi mới phải, nhưng dù sao muộn còn hơn không. Hơn ai hết họ quá hiểu sự o ép khó chịu của tay “láng giềng to xác”. Đây là lúc lựa chọn giữa đất nước và quyền lợi cá nhân, không có kiểu lập lờ nước đôi được.
Ngô Thị Hồng Lâm: Đúng là năm nay là một năm khá đặc biệt. Trước áp lực của quần chúng bắt buộc Tuyên Huấn chỉ thị báo chí phải đưa tin, bài về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa của Hải quân VNCH mà những thập kỉ trước họ rất kiệm lời và cho là việc “nhạy cảm” hay “chạm húy”. Hay nói cách khác thì đây là một sự hèn nhát của những người cầm quyền. Nhưng họ không thể làm ngơ mãi được vì lương tâm của họ chắc đã hối thúc họ không thể ngậm miệng thêm nữa trước xu hướng tiến lên của một dân tộc ngàn đời không chịu sống quỳ.
Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân VN ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Anh nghĩ sao về những bạn trẻ vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về HS – TS bất chấp tù đầy và bắt bớ, sách nhiễu hay đánh đập?
Ngô Nhật Đăng: Tuyệt vời!!! Tôi không còn biết dùng từ gì hơn để nói về các bạn trẻ đó. Tôi được gặp, được nghe, được nói chuyện với các bạn và đó là niềm hạnh phúc. Không riêng tôi, nhiều người thuộc thế hệ cha chú của tôi cũng vui mừng. Họ bảo: Vẫn có những cô bé, cậu bé như vậy, đất nước này không thể mất.
Theo bạn, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ chúng ta ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm hải chiến HS năm 1974?
Lê Hưng: Theo tôi nghĩ 40 năm sau, có thể mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Cũng có thể chúng ta đã lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nếu vậy thì ngày hôm nay và ngay bây giờ, chúng ta phải dũng cảm và quyết tâm đứng lên tranh đấu đòi lại đất mẹ. Nếu không, thế hệ kế tiếp sẽ lên án chúng ta là những kẻ vô ơn, những kẻ hèn nhát, những kẻ không dám nhìn vào sự thật, những kẻ ngu xuẩn bị tẩy não, bị nhồi sọ.
Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn thành kính sâu sắc tới những người lính VNCH, nhất là 74 vị anh hùng đã “vị quốc vong thân”. Xin hãy tha thứ cho tôi, một cho một thế hệ trẻ sinh sau năm 1975 vì đã suốt một thời gian dài, chúng tôi đã không biết về một phần của sự thật lịch sử. Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội nói lên phần nào tâm tư, trăn trở của tôi.
Ngô Nhật Đăng: Tôi tin rằng lúc đó HSTS đã trở về trong lòng Tổ Quốc, nếu tên những người trong chúng ta được nhắc đến thì đó sẽ là niềm vui sướng vô bờ.
Xin cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Lâm, anh Ngô Nhật Đăng và bạn Lê Hưng