Hoàng - Trường Sa về đâu?
Bảo Giang
Cha ông ta ngày xưa từng dạy bảo con cháu một cách rất ôn
tồn, khôn ngoan là:
“Biết thì thưa thốt,
Không biết thì dựa cột mà nghe”
Tôi cho rằng, những giáo huấn ấy,
không phải chỉ có giá trị về luân lý và giáo dục một thời, nhưng là vạn đại.
Trước hết, bài học này dậy ta tự trưởng thành với mình. Ta có trưởng thành thì
mới khả dĩ đem điều đúng, điều thực đến cho người (mới nói). Nếu chưa thì ta
phải học phải nghe, đừng bao giờ dối trá đem điều không biết ra để mà lừa người,
dối mình. Bởi lẽ, khi đó ta chính là thằng hề cho đời. Theo đó, phàm là người,
lại là người cắp sách đến trường thì cần phải cẩn trọng hơn trong lời nói, chưa
nhắc chi đến chữ viết của họ.
Chuyện giáo khoa thư là thế, tuy nhiên, ở đời Cọp thường
nhiều hơn Cáo, dối trá nhiều hơn thật. Đó là lý do làm câu chuyện càng lúc càng
trở nên phức tạp hơn. Và đây là một câu chuyện điển hình. Trên diễn đàn Đàn Chim
Việt, ngày 24-2- 2016, tác giả Lê diễn Đức viết: “Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa bằng vũ lực từ
Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và một phần Trường Sa từ Cộng sản Việt Nam năm 1988.
Về mặt địa lý, lịch sử, hai quần đảo này thuộc vùng lãnh thổ tranh chấp chủ
quyền, không những giữa Việt Nam với Trung Quốc mà còn cả với Philippines....”.
“Hoàng Sa và Trường Sa sẽ mãi mãi thuộc về Trung Quốc, kể cả khi thể chế chính
trị Việt Nam thay đổi….” (Luận tắt về tương lai Hoàng- Trường
Sa.)
Lạ, trong phần bình luận có 9 phản hồi thì có đến 8 phản
hồi không đồng ý, nếu như không muốn nói là phản bác, chê trách tác giả đã “đục
nước” khi viết “hai quần đảo này thuộc vùng lãnh thổ tranh chấp chủ quyền”. Chỉ
có một phản hồi duy nhất, bênh vực cho bài viết là của Lê diễn Đức! Đọc xong,
tôi thấy ngao ngán. Buộc tôi phải viết bài này.
Trước hết, đoạn văn này xem ra là có nhiều ú ớ, nếu như
không muốn nói là hoàn toàn thiểu năng về cơ nguyên của lịch sử. Hoặc giả, thiếu
tính trung thực của người cầm bút. Bởi lẽ, ai cũng biết, hoàn toàn không có bất
kỳ một tranh chấp nào về chủ quyền của Hoàng Sa và Trường Sa từ trước đệ nhị thế
chiến. Hơn thế, tất cả các tài liệu đều xác quyết đó là phần đất của Việt Nam,
và nằm dưới sự bảo hộ của Pháp với những văn bản rõ ràng. Đó là thực tế đã kéo
dài hàng mấy trăm năm không thể chối bỏ. Cuối cùng đã được khẳng định và công
khai hóa với thế giới trong hội nghị Sans Francisco 9/1951 về việc phân định
ranh giới thời hậu chiến.
Một điểm nữa, vào thời gian mở Hội Nghị San Francisco
(1951), tập đoàn cộng sản bắc Việt đã phải bỏ chạy ra khỏi Hà Nội, ngày trốn
trong hang Pắc Bó, đêm chia nhau đi đấu tố và cướp của nhân dân để tồn tại. Vụ
án bà Nguyễn thị Năm là một điển hình. Trên trường quốc tế, CSVN không đủ tư
cách để có mặt trong Hội Nghị. Đó là lý do giải thích tại sao, đại diện cho nước
Việt Nam là phái đoàn của Thủ tướng Trần văn Hữu. Phái đoàn này nằm chung đoàn
với Pháp trong hội nghị. Chính Hội Nghị này đã chung quyết về diện địa thuộc các
quốc gia vùng Nam Á và chung quyết số phận của Nhật Bản tại đây.
I. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt
Nam.
a. Hội Nghị Cairo 27/11/1943
Năm 1943, thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, cuộc
chiến tranh đã bước vào giai đoạn khốc liệt. Tuy nhiên, việc xem xét biên giới
của các lãnh thổ sau chiến tranh cũng trở thành một vấn đề rất quan trọng. Lúc
ấy, ba nước Anh, Mỹ và Trung Quốc (Cộng hòa Trung Hoa, do Tưởng giới Thạch lãnh
đạo) được coi là các cường quốc đã nhóm họp tại Cairo ngày 27/11/1943, đã đưa ra
Tuyên bố chung, trong đó viết: “Nhật Bản
phải bị loại ra khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc chiếm
đóng từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất năm 1914, và tất cả
những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ
sẽ được trả lại cho Cộng Hòa Trung Hoa.” Như vậy, lãnh thổ của Cộng Hòa
Trung Hoa do Tưởng giới Thạch lãnh đạo, người đồng thời là đồng chủ tịch trong
Hội nghị, đã được phân định rõ ràng, không hề có liên quan gì đến hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
b. Hội nghị Sans Francisco 7/9-1951
Theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành
viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao của Việt Nam
đã tham dự Hội nghị này. Ngày 7-9-1951, Thủ tướng Trần Văn Hữu nêu rõ: “Chúng tôi sẽ trình bày ngay đây những quan
điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội Nghị chứng nhận. Về vấn đề chủ quyền đối với quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam khẳng định: “Vì nhu cầu cần phải xác minh
tất cả mọi sự kiện liên hệ, ngõ hầu dập tắt những mầm mống các cuộc tranh chấp
sau này. Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Rõ ràng lời xác nhận công khai chủ quyền đó của
phái đoàn Việt Nam là một thực thể giá trị. Hơn thế, lời công bố trong Hội Nghị
không hề gây ra một phản ứng ngỡ ngàng, chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc
gia tham dự Hội Nghị, kể cả Nhật và Liên Sô. Theo đó, Lời công bố này phải được
coi là một thành sự, hay là một sự kiện hiển nhiên không cần bàn luận
nữa.
Đây là sự kiện đã thành sự. Trước đó, Andrei A. Gromyko,
Ngoại trưởng Liên Xô đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho
việc ký kết hòa ước với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc
“Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”.
Lời yêu cầu này được đáp ứng trong Hội Nghị bằng cách bỏ phiếu. Kết quả, với 48
phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ hoàn toàn yêu cầu của phái đoàn
Liên Xô.
Tưởng cũng nên nhắc lại, nội dung của Hiệp ước tại San
Francisco ngày 8-9-1951 đã quy định là: “Nhật Bản phải rút lui khỏi những nơi mà nước
này đã dùng vũ lực để chiếm đóng trong cuộc chiến”. Riêng Điều 2 khoản (f)
của Hiệp ước viết: “Nhật Bản phải từ bỏ tất
cả quyền, danh nghĩa và đòi hỏi với quần đảo Trường Sa (Spratly Islands) và quần
đảo Hoàng Sa (Paracel Islands)”. Điều này, một lần nữa xác định đề nghị của
Nhật Bản đã nêu ra ở trên là hoàn toàn vô giá trị. Nói cách khác, cái gọi là
danh nghĩa chủ quyền của Trung Hoa đối với các quần đảo ngoài khơi biển Đông đã
bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc
tế.
Từ sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của Chính quyền Quốc gia Việt Nam quản lý.
Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần
đảo này theo hiệp định Genève đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa. Câu chuyện đến đây là rõ, nếu như không muốn nói là kết
thúc.
Tuy nhiên, chỉ mấy năm sau, cục diện trong vùng đổi khác,
có nhiều phức tạp hơn. Trước hết, vào tháng 5-1950 Trung cộng chiếm được Hoa Lục
từ tay Tưởng giới Thạch. Trước đó, vào tháng 9-1945 Việt cộng cướp chính quyền
tại Hà Nội, nhưng năm sau CS phải tháo chạy khỏi thành phố. Rồi nhờ cuộc chiến
thắng của Mao Trạch Đông ở Hoa Lục, Việt cộng đã được hồi sinh và kéo vào Hà Nội
sau chiến dịch Điện Biên (1954).
Tuy thế, việc được trở lại Hà Nội, Việt cộng đã phải trả
bằng cái giá không hề nhỏ. Ngoài những nhân mạng là bản Công Hàm mà Phạm văn
Đồng phải ký vào ngày 14-9-1958 về Hoàng Sa và Trường Sa. Ở đó, có một câu
chuyện được mô tả bằng ngôn từ, giọng văn không mấy hoa mỹ là: Một đám ăn cướp
nhỏ phải nhờ đám ăn cướp lớn chống lưng, nên đành phải hy sinh cái thứ mà mình
đang muốn cướp cho băng đảng lớn hơn.
II. Kẻ bán nước là ai?
"Mấy cái
đảo hoang ngoài khơi đó của ai thì tôi không rõ lắm, nhưng cũng chỉ là mấy cồn
đá hoang toàn phân chim ỉa. Nếu các đồng chí Trung Quốc muốn thì cứ cho họ đi"
(Hồ Chí Minh, trong HCM toàn tập).
Một chủ tịch nước mà mở mồm ra nói loạn ngôn như thế thì
còn ra thể thống gì? Hẳn nhiên, ai cũng biết là đất nước ta đã mất từ đây. Và ai
là kẻ bán nước, mọi người cũng đã nhìn rõ mặt. Bởi vì, sau lời tuyên bố ấy,
Trung cộng vẽ ra một Tuyên Bố, làm nền cho cái Công Hàm của Phạm văn Đồng như
sau:
“Tuyên bố của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa
về lãnh hải, lãnh thổ vào ngày 4-9-1958.
1. Bề rộng lãnh hải của nước CHNDTQ là 12 hải lý… bao gồm
phần đất TC trên đất liền và các đảo phụ cận, bao gồm quần đảo Penghu, quần đảo
Đông Sa, Quần Đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Quần đảo Nam Sa (Hoàng
Sa)…
4. Điều (2), (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và
các đảo phục cận, quần đảo Penghu. Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa Nam Sa và các đảo
khác của TQ.”
Đài Loan chẳng thèm nhắc chi đến cái thông cáo này. Nhưng
CS bắc Việt, kẻ đang phải nương tựa áo cơm và sự trợ giúp của Trung cộng trong
cuộc chiến, nên Phạm văn Đồng đã thay mặt nhà nước CSVN đền ơn Trung cộng bằng
việc dâng chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà
theo hiệp định Genève thì thuộc quyền quản trị của chính quyền Việt Nam Cộng
Hòa, vì nằm ở dưới vĩ Tuyến 17, cho Trung cộng. Chính Phạm văn Đồng đã nhân danh
Thủ tướng của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa viết giấy bán đất nhà người cho
Trung cộng với lời lẽ như sau:
“Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố,
ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết
định về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết
định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng
hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất
trân trọng.
Hà Nội ngày 14 tháng 9 năm 1958,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng.”
Ai dám bảo cái Công Hàm này có tính cách tư và không có
giá trị, xin giơ tay? Trước khi ai đó giơ tay lên, tôi xin nhắc rằng, Phạm văn
Đồng còn làm Thủ tướng gồm cả hai miền Bắc Nam từ 1975 cho đến năm 1985. Mãi đến
29-4-2000 Đồng mới bắt chuồn chuồn theo HCM. Tuy nhiên, trong từng đó năm từ
1974 cho đến khi Y về với giun dế, Phạm văn Đồng không một lần lên tiếng về
chuyện này. Đã thế, chính Y còn đưa hai đệ tử là Đỗ Mười và Nguyễn văn Linh sang
Trung cộng dự Hội nghị Thành Đô (1990) để xin cho VN được làm, một phiên trấn
của Trung cộng vào năm 2020? Trong chuyến đi này, Y là cố vấn hay chính là kẻ
thực hiện kế hoạch và đã lệnh cho Mười và Linh phải ký Hiệp Ước Thành
Đô?
III. Những lý do để TC xua quân chiếm Hoàng Sa, Trường Sa
và công bố đó là phần đất của Trung cộng.
Dù trong tay đã nắm chắc cái Công Hàm do PVĐ ký, nhưng
khi Mỹ còn ở trên biển đông, có cho thêm tiền TC cũng không dám đến. Trái lại,
TC chỉ quyết định chiếm lấy đảo sau khi đã biết rõ, hơn thế, được chính HK xác
nhận ngày sẽ bỏ đi. Nói rõ hơn, TC chỉ quyết định đánh úp Hoàng Sa sau ngày
Kissinger rồi Nixon sang Trung cộng, thông báo cho TC biết việc Mỹ rút khỏi
chiến trường Việt Nam và Biển Đông. Khi TC biết rõ ràng ý định của chuyến đi ấy
là cuộc tháo chạy khỏi VN, nên đã nhân cơ hội chiếm lấy cái đảo mà PVĐ đã “đánh
tiếng” trong công hàm 1958. Vào lúc ấy, Việt cộng đã không một lời xác nhận TS,
HS là của Việt Nam. Trái lại, còn hồ hởi mở rượu chúc mừng chiến thắng ké, vì
biết Biển Đông đã thuộc về “phe ta” rồi!
Sự việc diễn tiến như thế. Tuy nhiên, nếu mở lại hồ sơ,
không phải chỉ có một công hàm của PVD xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của TC.
Nhưng trước đó đã có ít nhất hai lần VC xác định điều này:
Lần thứ 1. Báo Far Eastern Economic Review
ngày 2/10/1979, dưới tiêu đề Paracels Islands Dispute, tác giả Frank Ching cho
biết tháng 6 năm 1956, Bộ Trưởng Ngoại Giao nhà nước Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam
(tức Bắc Việt) Ung Văn Khiêm đến gặp ông Li Zhimin, đặc sứ của Trung Quốc tại Hà
Nội, xin Trung Quốc ủng hộ vũ khí và nhân sự để Việt cộng mở chiến tranh với Nam
Việt Nam. Trong cuộc gặp gỡ này, Ung Văn Khiêm đã nói: “Theo các dữ kiện lịch sử Việt Nam, hai quần
đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc”.
Lần thứ 2. Dường như TC không dễ gì tin lời sảo trá này
của Ung văn Khiêm. Theo đó mấy ngày sau, Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ
tướng, xác nhận những lời của Ung Văn Khiêm: “Căn cứ trên sử quan, những hòn đảo này nằm
trong lãnh thổ của Trung Cộng.” (Bejing Review, March 30, 1979 trang 20). Từ
đó câu chuyện đổi khác.
Điều đó cho thấy, TC và Việt cộng đã có những cuộc thảo
luận ở giới chức cao cấp, và sau khi hai bên đã thỏa thuận xong, ngày 4-9-1958,
Chu Ân Lai mới công bố lãnh thổ Trung Quốc nới rộng thêm 12 hải lý gồm có cả
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đáp trả, ngày 14-9-1958, Bộ Chính
Trị ĐCSVN quyết định cử Phạm Văn Đồng gởi điện quốc thư cho Chu Ân Lai vừa chúc
mừng, vừa tán đồng quyết định chủ quyền của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa.
Cũng cần phải nói thêm là vào thời điểm 1958, có lẽ tập
đoàn CS cũng chỉ nghĩ rằng viết để mà viết, mà lừa nhau vậy thôi, không ai có
khả năng nhìn ra cái họa về lâu về dài. Lý do, TC không bao giờ dám đánh chiếm
lấy Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trước mũi “thằng” Mỹ. Kế đến, cả hai đều
biết, tại hội nghị San Francisco, Thủ tướng của Việt Nam lúc bấy giờ là Nguyễn
văn Hữu đã công khai xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này. Cũng
từ Hội Nghị này đã quyết định bác yêu cầu của ngoại trưởng Liên Sô là Gromico,
và của Nhật muốn bảo quản phần đất này là của Trung Hoa quốc gia (khi đó Trung
Hoa chưa rơi vào tay cộng sản). Kế đến, theo hiệp định Geneve 1954, hai quần đảo
này thuộc về VNCH. Nay VNCH được Hoa Kỳ và đồng minh bảo trợ, Trung quốc khả
năng đâu ra đó mà tranh chiến? Tóm lại, Minh, Đồng và tập thể BCT/ CS bắc Việt
khi ấy chỉ muốn dùng kế Bán Đất Nhà Người lừa TC để nhận viện trợ mà
thôi.
IV. Tại Sao TC không đánh Hoàng Sa sớm
hơn?
Có hai lý do:
1. TC không dám mở cuộc chiến từ đầu để chiếm cứ Hoàng
Sa, Trường Sa là vì sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây. Họ không muốn cùng sa lầy
hay trực diện với Hoa Kỳ trong cuộc chiến. Nay tình hình chiến sự làm Mỹ sa lầy,
Nixon muốn thắng cử, họ buộc phải rút chân ra. Ấy là thời cơ thuận lợi cho họ ra
tay.
2. Kế đến, đầu thập niên 1970, dầu hỏa được khám phá ở
Biển Động. Công ty khai thác dầu hỏa Mobil cho biết là Bạch Hổ có một lượng dữ
trữ dầu hỏa rất lớn. Đã thế, họ còn phỏng đoán trữ lượng dầu hỏa có thể có ở hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là rất lớn. Bản tin này và cái bản Công Hàm của
PVD trở thành lý do thúc Trung Cộng đưa Hải Quân xuống phương nam, mở cuộc chiến
và chiếm đóng Hoàng Sa rồi Trường Sa để chiếm tiên cơ. Mọi thủ tục tính
sau.
Chuyện Trường Sa, Hoàng Sa rõ ràng giữa ban ngày như thế,
ai dám bảo là vùng đất đang tranh chấp đây?
Để kết. Thực ra tôi không muốn viết, đặt vấn đề với những
người cùng cầm bút. Tuy nhiên, vì Dân Tộc vì bản Dư Đồ của Tổ Quốc, dù còn hay
mất (trong tương lai), tôi không thể im tiếng trước những điều mà người ta tự
đặt ra, xé toạc quê hương tôi ra và bảo đó là của người khác. Hoặc giả, bảo là
chiếm từ tay người khác (MN) để chạy tội bán nước cho tập đoàn cộng sản. Nghĩa
là, gì thì gì, tất cả đúng hay sai phải cho công minh, chính trực, cho mình cũng
như cho người.
Ở đây, chuyện Hoàng Sa và Trường Sa là chuyện giữa ban
ngày, mọi người đều thấy rõ, không ai có thể lừa được ai.
Thứ nhất, Hoàng Sa, Trường Sa bị mất vào tay Trung cộng
là do chính Cộng sản bắc Việt dưới sự lãnh đạo của Hồ Quang (Hồ chí Minh) dâng
hiến cho kẻ thù truyền đời của Dân Tộc từ 1958. Đây là một trọng tội phản quốc
và bán nước. Một tội ác mà từ xưa Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc… muốn thực hiện
để cầu danh, cầu lợi, nhưng bất thành. Nay Hồ chí Minh và tập đoàn CSBV đã toại
nguyện.
Thứ hai, sự hy sinh của Thiếu Tá Ngụy văn Thà và các
chiến sĩ bảo vệ quê hương sẽ lưu danh vạn đời trong lịch sử Việt với Hoàng Sa,
Trường Sa.
Như thế việc còn lại hôm nay là gì? Liệu con cháu của
những Trưng, Triệu, của những Ngô Quyền, Quang Trung, Hưng Đạo, Lê Lợi… có cách
nào lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa, khôi phục lại cơ nghiệp của tiền nhân hay
không?
Tôi cho rằng, câu chuyện của Việt Nam Tự Do, của Hoàng
Sa, Trường Sa sẽ tùy thuộc vào hai trường hợp sau:
1. Nếu còn Cộng sản, cả Trung cộng và Việt cộng, chúng ta
không có một phương cách nào lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi lẽ, tấm giấy xác
nhận giao đất của chế độ CS cho Trung cộng vẫn còn đó. Nó là bức mành bất khả
phá. Như thế, kèn loa của Hoa Kỳ chỉ có cơ may giúp Hoa Kỳ hưởng ké những lợi
nhuận trên trường kinh tế cho riêng họ.
2. Đối diện với thế đứng trên. Người dân Việt phải quật
cường hơn, theo gương của Đức Quang Trung, tạo nên một chiến thắng Ngọc Hồi,
Đống Đa để giải phóng đất nước. Khi ấy, tờ giấy bán nước ô nhục của Phạm văn
Đồng đã bị xé bỏ, Trường Sa, Hoàng Sa có cơ khăn áo trở về với quê mẹ. Và cái
thế đồng minh với Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta giữ yên bờ cõi, dù Trung cộng còn hay
mất.
Bảo
Giang