Wednesday, May 27, 2015

Hòa giải bằng Hiệp định

Hòa giải bằng Hiệp định
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trần Gia Phụng (Danlambao) - Sau kinh nghiệm hòa giải năm 1945, những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc, quy tụ trở lại chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, ở thế chẳng đặng đừng liên kết với Pháp năm 1949, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam, chống Việt Minh cộng sản. Chiến tranh kéo dài đến năm 1954, và kết thúc bằng Hiệp định Genève ngày 20-4-1954, chia hai Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc, thường được gọi là Bắc Việt Nam (BVN); Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 26-10- 1955, ở phía nam, thường được gọi là Nam Việt Nam (NVN).
Hòa giải bằng Hiệp định Genève 
 
Danh xưng chính thức của hiệp định GenèveHiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, nghĩa là hiệp định Genève chỉ là một hiệp định có tính cách thuần túy quân sự, hai bên ngưng chiến đấu, tập trung ở hai vùng khác nhau và hiệp định nầy không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam. 
 
Sau khi Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cùng các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Lào và Cambodia được ký kết, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954 và cùng nhau bàn thảo bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương"
 
Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhất là điều 7, ghi rằng: “Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó." (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53.) 
 
Điểm đặc biệt là sau khi soạn thảo xong bản tuyên bố nầy, chủ tịch phiên họp là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, CHNDTH, VNDCCH, Lào và Cambodge (Cambodia) trả lời miệng rằng "đồng ý". Bảy phái đoàn nầy tuy đồng ý, nhưng không ký vào bản tuyên bố, và chỉ trả lời miệng mà thôi. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nam Á 2002, tr. 2642. Có thể tìm trong Google bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.) Một văn kiện quốc tế không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, hướng dẫn chứ không có tính cách cưỡng hành. 
 
Phái đoàn QGVN và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và cũng không đồng ý bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương" ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn QGVN và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của mình. Tuy nhiên, chính phủ QGVN vẫn tôn trọng Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20-7-1954 và thi hành việc chia hai nước Việt Nam theo đúng thỏa thuận quốc tế. 
 
Nếu để cho Nam Việt Nam (NVN) yên bình xây dựng kinh tế với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, thì đến một lúc nào đó chắc chắn NVN với nền kinh tế tự do sẽ phát triển và vượt xa VNDCCH hay Bắc Việt Nam (BVN) với nền kinh tế chỉ huy theo đường lối cộng sản. Đó chính là điều mà BVN thực sự lo lắng.
 
Sự giúp đỡ của Hoa Kỳ cho NVN chẳng những khiến BVN rất quan ngại, mà sự hiện diện của người Hoa Kỳ tại NVN còn khiến cho cả Trung Cộng chẳng yên tâm. Không kể cuộc tranh chấp ở Nam Triều Tiên, Hoa Kỳ đã từng giúp chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa tiễu trừ đảng CS ở lục địa, và nay đang giúp Trung Hoa Dân Quốc bảo vệ Đài Loan (Taiwan), chống Trung Cộng. Trung Cộng mạnh mẽ chống đối Hoa Kỳ khắp nơi trên thế giới, hơn cả Liên Xô chống Hoa Kỳ. Nay người Hoa Kỳ lại có mặt ở NVN, gần sát với Trung Cộng, nên Trung Cộng rất quan ngại cho an ninh của chính Trung Cộng.
 
Vì Liên Xô và Trung Cộng đều chống Hoa Kỳ, nên cả hai hậu thuẫn cho BVN mở cuộc chiến xâm lăng NVN. Bắc Việt Nam đưa ra chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”, vừa để khích động lòng yêu nước của dân chúng BVN chống lại NVN, vừa để phù hợp với chủ trương chống Hoa Kỳ của Trung Cộng và Liên Xô, 
 
Như thế, rõ ràng các lý do “thống nhất đất nước” và “chống Mỹ cứu nước” chỉ có tính cách biểu kiến bên ngoài, dùng làm chiêu bài động binh, trong khi lý do thật sự được nhà nước BVN che đậy là tham vọng lớn lao của đảng Lao Động (LĐ) tức đảng Cộng Sản, muốn đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, bành trướng chủ nghĩa CS đồng thời thi hành nghĩa vụ quốc tế, như lời Lê Duẫn nói, đánh NVN là “đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Kế hoạch tấn công NVN đã được đảng LĐ chuẩn bị trước khi ký hiệp định Genève ngày 20-7-1954, thấy rõ trong kế hoạch Liễu Châu đầu tháng 7-1954.
 
Trước khi hiệp định Genève được ký kết, tại Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng, bí mật gặp gỡ Hồ Chí Minh, chủ tịch VNDCCH, đưa ra kế hoạch là trước khi rút người ra BVN theo quyết định của Hiệp định Genève, đảng LĐ gài cán bộ ở lại NVN, đồng thời phân tán và chôn giấu võ khí ở lại NVN để chuẩn bị chiến đấu về sau. (Về hội nghị Liễu Châu, mời đọc Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề tiếng Việt là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27, "Hội nghị Liễu Châu then chốt".)
 
Như thế, ngay trước khi ký hiệp định Genève vào ngày 20-7-1954, phía cộng sản đã chủ tâm sắp đặt trước kế hoạch trường kỳ mai phục ở NVN, chuẩn bị lực lượng tiếp tục chiến tranh. Ngoài chuyện gài cán bộ đảng viên lẫn trốn trong dân, đảng LĐ còn có cách cài người rất thâm hiểm là cho cán bộ đảng viên đảng LĐ vội vàng cưới vợ trước khi tập kết ra Bắc. Những người vợ ở lại NVN và con cái từ các cuộc hôn nhân nầy sinh ra, sẽ tiếp tay cho cán bộ CS khi họ trở về hoạt động. 
 
Trong khi đó, để kiếm cớ gây chiến, đảng LĐ tức đảng cộng sản BVN lại đổ lỗi cho phía NVN không tôn trọng hiệp định Genève, trong khi chính hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến mà thôi và không đưa ra giải pháp chính trị. Còn giải pháp chính trị được dư tính trong bản "Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương", thì không có chữ ký của bất cứ phái đoàn nào, không có giá trị pháp lý. Lý do có thể là phía CS (Trung Cộng, CSVN) tại Liễu Châu đã quyết định tiếp tục cuộc chiến, nên vận động không ký vào bản tuyên bố cho dễ hành động về sau nầy.
 
Đó là cách hòa giải bằng hiệp định Genève của CSVN. Tạm dừng để lấy sức, rồi tiếp tục chiến tranh. Cách hòa giải nầy đưa đến việc BVN tái phát động cuộc chiến năm 1960, và dùng viện trợ của khối CS quốc tế, nhất là Liên Xô và Trung Cộng, tấn công NVN.
Hòa giải bằng Hiệp định Paris
 
Chiến tranh Việt Nam lọt vào cao điểm chiến tranh lạnh toàn cầu. Liên Xô, Trung Cộng giúp đỡ, viện trợ cho BVN. Ở thế yếu, NVN phải nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ, viện trợ. Điểm khác nhau quan trọng là Liên Xô và Trung Cộng gởi quân viện cho BVN, và BVN sử dụng quân đội BVN và du kích NVN để chiến đấu ở NVN. Liên Xô chỉ gởi chuyên viên ở hậu phương chứ không ra chiến trường. Ngoaøi quaân vieÄn, töø thaùng 6-1965 ñeán thaùng 3-1968, TQ gôûi sang BVN 320,000 quaân, truù ñoùng ôû caùc tænh vaø thaønh phoá phía baéc Haø NoÄi, ñieàu khieån caùc suùng phoøng khoâng, söûa chöõa ñöôøng saù, caàu coáng, ñöôøng xe löûa, baûo veÄ caùc tænh phía baéc, nhaèm giuùp BVN keùo heát löïc löôïng xuoáng taán coâng NVN. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tr. 135.) Về phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ gởi Bộ binh và Không quân trực tiếp chiến đấu ở Việt Nam từ năm 1965.
 
Điểm quan trọng là Hoa Kỳ áp dụng chiến lược phòng thủ ở NVN chứ không đánh ra BVN bằng bộ binh như chiến tranh Triều Tiên. Hoa Kỳ chỉ gởi Không quân tấn công những hậu cứ của CS ở BVN. Cứ thủ mãi và chờ địch quân đến tấn công, đưa đến kết quả là tuy quân đội Hoa Kỳ không thua trận nào, nhưng tử trận mỗi ngày một ít; cộng nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm thành số nhiều. Mỗi ngày vài phi công thuộc Không quân Hoa Kỳ bị bắn rơi ở BVN và bị bắt làm tù binh; cộng nhiều ngày thành số đông. 
 
Các số liệu tử vong và tù binh tăng cao làm cho dân chúng Hoa Kỳ sốt ruột, lo sợ cho sinh mệnh của thân nhân mình, đòi rút quân về nước. Phong trào phản chiến trong nước Hoa Kỳ hoạt động mạnh mẽ, dân chúng, sinh viên biểu tình rầm rộ, làm cho đất nước Hoa Kỳ xáo trộn, khiến chính phủ Hoa Kỳ phải kiếm cách ổn định tình hình nội bộ. (Chú ý: lúc đó quân đội Hoa Kỳ còn gồm thành phần động viên. Luật động viên Hoa Kỳ bị bãi bỏ năm 1973, sau Hiệp định Paris. Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp.) Hơn nữa, thông qua chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ bắt tay với Trung Cộng và đang muốn tách Trung Cộng ra khỏi khối CS do Liên Xô lãnh đạo. Chính phủ Hoa Kỳ liền thay đổi chiến lược, rút quân khỏi Việt Nam và kiếm cách ký hiệp định hòa bình để lấy lại tù binh.
 
Từ đó, Hoa Kỳ mở đường hòa đàm với BVN và đi đến hội nghị Paris. Chính phủ NVN với kinh nghiệm ê chề năm 1945 và 1954, không chịu nhượng bộ BVN, không chịu ngồi vào bàn Hội nghị Paris, nhưng Hoa Kỳ áp lực, rút quân, giảm viện trợ, nên NVN đành phải chấp nhận. Sau những cuộc thảo luận gay go kéo dài từ năm 1968 đến cuối năm 1972, cuối cùng, ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris tức Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (Agreement on Ending the War and Restoring Peace in Vietnam), còn được gọi là Hiệp định Hòa bình Paris (Paris Peace Accords) được ký kết tại nơi bắt đầu, tức Trung Tâm Hội Thảo Quốc Tế (Centre de Conférences International), trong khách sạn Majestic, số 19 đường Kléber, Paris.
 
Hiệp định gồm 9 chương, 23 điều, có hai bản. Bản thứ nhứt giữa bốn bên VNCH, Hoa Kỳ và CHMNVN, VNDCCH. Bản thứ hai giữa hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH. Hai bản chỉ khác nhau ở phần mở đầu và điều 23, còn giống nhau từ điều 1 đến điều 22. Vì có hai bản, nên hiệp định Paris được ký kết hai lần. Lần bốn bên VNCH, Hoa Kỳ, VNDCCH và CHMNVN ký kết vào buổi sáng 27-1-1973. Lần hai bên Hoa Kỳ và VNDCCH ký kết vào buổi chiều 27-1-1973. Hiệp định có hiệu lực từ 0 G. giờ quốc tế GMT đêm 27 rạng 28-1-1973, tức 8 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 28-1-1973. 
 
Những điểm chính của hiệp định Paris là: Ngưng bắn trên toàn lãnh thổ Việt Nam; Hoa Kỳ rút quân đội và cố vấn còn lại (khoảng 23,700) trong 60 ngày; Hoa Kỳ triệt phá tất cả các căn cứ trong 60 ngày; trao trả tù binh Hoa Kỳ và các tù binh khác trong 60 ngày; quân đội Bắc Việt tiếp tục đóng giữ tại chỗ ở Nam Việt Nam; rút tất cả các lực lượng ngoại nhập tại Lào và Cao Miên; cấm lập căn cứ và chuyển quân qua hai nước nầy; duy trì khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời cho đến khi nào thống nhất đất nước bằng một giải pháp hòa bình; thành lập Ủy ban Kiểm soát Quốc tế gồm có người các nước Canada, Hungary, Ba Lan và Indonesia với 1,160 thanh tra kiểm soát việc thi hành hiệp định; Nguyễn Văn Thiệu vẫn là tổng thống miền NVN cho đến khi có bầu cử; BVN tôn trọng quyền tự quyết của dân chúng NVN; không chuyển quân qua khu phi quân sự; không sử dụng võ lực để thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Maillard Press, 1989, tr. 210.)
 
Rõ ràng BVN chiếm lợi thế trong hiệp định Paris so với NVN. Trong khi Hoa Kỳ rút quân, triệt phá hết các căn cứ Hoa Kỳ tại NVN, thì quân đội BVN tiếp tục đóng giữ tại chỗ ở NVN. Trong khi đó, BVN bí mật tiếp nhận viện trợ của Liên Xô và Trung Cộng ở BVN, rồi bí mật chuyển vào NVN qua đường Trường Sơn và ngay cả đường vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17, trắng trợn vi phạm hiệp định Paris. Số viện trợ do Liên Xô và Trung Cộng cho BVN trong thời gian nầy tăng gấp 4 lần so với trước đây. (Henry Kissinger, Years of Renewal, New York: Simon & Schuster, 1999, tr. 481.) 
 
Hiệp định Paris quy định việc thành lập một số cơ chế để thực hiện và theo dõi việc ngừng bắn. Đầu tiên là HỘI ĐỒNG HÒA GIẢI HÒA HỢP DÂN TỘC (National Council of National Reconciliation and Concord). Điều 12 chương IV Hiệp định Paris ghi rằng “hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí.” Danh xưng rõ ràng là “Hòa giải hòa hợp dân tộc”, nhưng thực chất là HGHH theo kiểu CS.
Ba thành phần nêu trên đây là VNCH, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng (MTDTGP) và lực lượng thứ ba. Lực lượng thứ ba được gọi là trung lập, không theo VNCH cũng không theo MTDT. Trong thực tế, lực lượng thứ ba do CSVN ngấm ngầm tổ chức và điều động, gồm những nhà hoạt động chính trị đòi hỏi hòa bình, dân chủ mà không nhất thiết phải tán thành chủ nghĩa CS hay chủ nghĩa xã hội, nhằm cô lập chính phủ VNCH. Cách quyết định theo nguyên tắc nhất trí, có nghĩa là cả ba bên phải cùng đồng ý mới thông qua một quyết định. Nói cách khác, mỗi bên đều có quyền phủ quyết. Vậy làm sao hòa giải hòa hợp, vì ai không bằng lòng thì phủ quyết, thế là đường ai nầy đi. 
 
Cũng theo điều 12 nầy, HĐHGHHDT sẽ đứng ra tổ chức tổng tuyển cử nhằm bầu chọn cơ quan quyền lực cho NVN. Tuy nhiên, vì chính phủ Hoa Kỳ nôn nóng rút quân, rút tù binh nên ký hiệp định Paris, chịu để cho BVN đóng quân ở lại NVN, nên BVN tiếp tục tấn công NVN, và chiến tranh vẫn tiếp diễn. Cho đến ngày 30-4-1945, BVN cưỡng chiếm NVN, HĐHGHHDT cũng chưa thành lập được.
 
Như thế, chuyện hòa giải hòa hợp theo điều 12 chương IV Hiệp định Paris chỉ là một cái bánh vẽ cho Hoa Kỳ rút quân, vì trong thực tế, sau HĐHGHHDT, Hiệp định Paris còn thành lập, theo điều 18 chương VI, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát (International Commission for Control and Supervision), gồm đại diện bốn quốc gia Canada (Gia Nã Đại), Hungary (Hung Gia Lợi), Indonesia (Nam Dương), Poland (Ba Lan). Ủy ban nầy cũng chẳng làm được việc gì vì thiếu sự hợp tác về phía CSVN. 
 
Trong khi Ủy ban QTKSGS tự do đi lại trong vùng do chính quyền NVN kiểm soát, thì Ủy ban bị ngăn cản khi đi vào những vùng CS hoạt động. Ngày 7-4-1973, hai trực thăng của Ủy ban chở nhân viên đến Khe Sanh và Lao Bảo để quan sát và kiểm soát sự xâm nhập của CS theo đường Trường Sơn, liền bị quân CS bắn rơi một chiếc, gây tử thương cho phi hành đoàn và 7 nhân viên. Các chuyến bay ở Lộc Ninh cũng bị quân CS hăm dọa. Sau khi một nhân viên Canada bị CSVN bắt giữ, phái đoàn Canada rút lui vào cuối tháng 7-1973, Iran (Ba Tư) được cử thay thế. Tuy Ủy ban tiếp tục hoạt động cho đến năm 1975, nhưng hoàn toàn bất lực. (Webster's New World Dictionary of the Vietnam War, tt.. 180-181.)
Kết luận 
 
Sau cuộc hòa giải nội bộ năm 1945, người Việt theo chủ nghĩa dân tộc có được kinh nghiệm ê chề với CSVN. Trong hai giai đoạn 1954 và 1973, người Pháp rồi người Hoa Kỳ, do chủ tâm rời bỏ Việt Nam, nên dễ dàng thỏa mãn những yêu sách của CSVN để CSVN nhanh chóng ký kết hiệp định giúp hai nước nầy ra đi cho rồi, trong khi đối với CSVN, ngưng chiến chỉ là những giờ giải lao và các hiệp định đó chẳng qua chỉ là những tờ giấy loại bị CSVN xé bỏ dễ dàng. Năm 1954, CSVN ký Hiệp định Genève để dưỡng sức chuẩn bị tiếp chiến tranh. Năm 1973, CSVN ký Hiệp định Paris để Hoa Kỳ rút quân, bỏ rơi và ngưng viện trợ cho NVN, rồi CSVN nhận thêm quân viện của Liên Xô và Trung Cộng, tiếp tục tấn công và đánh chiếm NVN năm 1975.
Với những kinh nghiệm lịch sử như thế, bằng những hiệp định quốc tế, CSVN ký, nhiều nước ký và nhiều nước làm chứng, mà CSVN vẫn vi phạm trắng trợn, xé bỏ dễ dàng, thì còn ai dám tin CSVN và hòa giải hòa hợp với CSVN?
 
(Toronto, 24-05-2015)
 

Cục lưu trữ VN xác nhận: Hồ Chí Minh chính là thiếu tá Hồ Quang trong quân đội Trung Cộng

Cục lưu trữ VN xác nhận: Hồ Chí Minh chính là thiếu tá Hồ Quang trong quân đội Trung Cộng
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/cuc-luu-tru-vn-xac-nhan-ho-chi-minh-la.html
Ảnh chụp màn hình trang web cục văn thư lưu trữ Việt Nam, phần ‘Triển lãm tài liệu lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh với Trung Quốc’.
Trang web cục văn thư và lưu trữ Việt Nam chính thức xác nhận Hồ Chí Minh – lãnh tụ đảng CSVN chính là thiếu tá bát lộ quân Hồ Quang trong quân đội giải phóng Trung Cộng.
Hai bức ảnh sơ yếu lý lịch viết bằng Hán tự của Hồ Quang dẫn nguồn từ lưu trữ Trung Cộng, được chú thích:
“Sơ yếu lý lịch của Hồ Quang (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại Lớp huấn luyện Nam Nhạc thuộc tỉnh Hồ Nam. Năm1939. Hồ Quang – Phụ trách điện đài – 38 tuổi – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ. (ảnh 1, ảnh 2)”






Thông tin này được công bố trên trang web của cục văn thư và lưu trữ Việt Nam, tại đường link:http://www1.archives.gov.vn/TrienlamTQ/Program/Chude1_8.asp
Để có thêm thông tin, mời các bạn xem lại bài viết: Thiếu tá Hồ Chí Minh của tác giả Bảo Giang đắ đăng trên Dân Làm Báo
Ảnh chụp thiếu tá Hồ Quang – tức Hồ Chí Minh trong quân đội Trung Cộng




KẺ TRÊN TRĂM TÊN

KẺ TRÊN TRĂM TÊN
TRẦN GIA PHỤNG

Người xưa thường có tên húy do cha mẹ đặt, tên tục, tên thường dùng, tên thụy (sau khi chết). Nhiều người có thêm tên tự (tên chữ), tên hiệu, biệt hiệu. Ngày nay, các văn nghệ sĩ có bút danh, nghệ danh, biệt hiệu, nhà buôn có thương hiệu, tu sĩ có pháp danh (Phật giáo), tên thánh (Ky-Tô giáo), hướng đạo sinh có tên rừng …

Trong ngành tình báo, kể cả trong tiểu thuyết gián điệp, các điệp viên thường có nhiều tên hoặc bí danh, bí số khi hoạt động để tự giấu mình và đánh lừa kẻ khác. Ngoài ra, còn có nhiều người thay tên đổi họ để lừa bịp, lừa tiền hoặc lừa tình.
KẺ TRÊN TRĂM TÊN

Dầu là ngày xưa hay ngày nay, dầu thực tế hay tiểu thuyết, dầu là giới tình báo hay những kẻ lừa bịp, trên cõi đời nầy, có lẽ không ai có nhiều tên bằng Hồ Chí Minh (HCM), chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam trước năm 1975.

Theo thống kê chính thức của nhà cầm quyền cộng sản hiện nay ở trong nước, trong sách Những tên gọi, bí danh, bút danh của chủ tịch Hồ Chí Minh, do Bảo tàng Hồ Chí Minh biên soạn, Nxb. Chính Trị Quốc Gia ấn hành năm 2001 ở Hà Nội, thì HCM có tất cả 169 bí danh, mà CS gọi là bút hiệu, bút danh, vừa để hoạt động, vừa để viết báo. Sách nầy còn ghi thêm một số bí danh nghi ngờ là của HCM mà người CS còn đang tìm hiểu thêm.

Hồ Chí Minh sống khoảng 80 tuổi. Từ khi sinh ra cho đến khi chết, HCM dùng 169 bí danh, tính trung bình mỗi năm HCM có hai bí danh. Cũng theo thống kê trên đây, trong 169 bí danh nầy, từ khi sinh ra cho đến năm 1954 (64 năm), HCM dùng 133 bí danh, nghĩa là trung bình một năm cũng hai bí danh. Từ 1954, làm chủ tịch Bắc Việt Nam cho đến khi chết năm 1969 (15 năm), HCM có 36 bí danh. Vậy trung bình một năm, HCM dùng hơn hai bí danh.
Trong bài nầy, chúng ta không nhắc lại tất cả những tên và bí danh của HCM, chỉ xin nói đến một vài cái tên và bí danh đặc biệt mà thôi.
NGUYỄN TẤT THÀNH, HY VỌNG THÀNH ĐẠT
Đầu tiên, tên khai sinh của HCM là Nguyễn Sinh Cung. Giọng địa phương nguyên quán Nghệ An của Nguyễn Sinh Cung, phát âm chữ Cung là Côông. Vì vậy có tài liệu ghi tên cúng cơm của HCM là Nguyễn Sinh Côn. (Ví dụ: Trần Quốc Vượng, Trong cõi, Nxb. Trăm Hoa, California, 1993, bài “Lời truyền miệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điền dã)”.)

Điều đặc biệt là anh của Nguyễn Sinh Côn tên là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950). Giọng địa phương phát âm chữ “Khiêm” là “Khơm”. Như thế, một người tên Khơm, một người tên Côn. Tên hai anh em ghép lại đọc chung là “Khơm Côn”. Đọc ngược hai chữ “Khơm Côn” nầy lại (nói lái) là “Khôn Cơm”. Giọng địa phương (từ Nghệ An vào Thừa Thiên) “khôn” còn có nghĩa là “không”. “Khôn cơm” nghĩa là không có cơm mà ăn. Có người lý giải rằng vì tên của hai anh em nhà nầy “khôn cơm”, nên phụ thân là Nguyễn Sinh Sắc (sau đổi tên là Nguyễn Sinh Huy) nghèo mãi. Người ta nói vì vậy mà ông Sắc đổi tên hai con. Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt. Còn Nguyễn Sinh Cung (hay Nguyễn Sinh Côn) thành Nguyễn Tất Thành, hy vọng về sau gia đình sẽ thành đạt, giàu có.

NGUYỄN ÁI QUỐC: CHÔM TÊN CỦA NHIỀU NGƯỜI
Cái tên thứ hai đáng nói của HCM là Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche-Tréville và theo tàu nầy rời Sài Gòn, đi Pháp ngày 5-6-1911. Ông đặt chân đến Marseille, hải cảng miền Nam nước Pháp, ngày 6-7-1911. Nguyễn Tất Thành làm đơn xin tổng thống Pháp được đặc ân vào học Trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan cho Pháp, nhưng không được chấp thuận, nên Thành đành tiếp tục theo tàu hành nghề. Sau thế chiến thứ nhứt (1914-1918), Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp giữa năm 1919. (Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ‘Indochine au Vietnam, Paris: Nxb. Gallimard, 1990, tr. 42.) Tại đây Nguyễn Tất Thành gặp Phan Châu Trinh, đậu phó bảng tại Thừa Thiên (Huế) năm 1901, cùng khóa với Nguyễn Sinh Huy, phụ thân của Nguyễn Tất Thành. Nhờ sự giới thiệu của Phan Châu Trinh, Thành quen với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền. Qua ba người nầy, Thành bắt đầu tiếp xúc với giới chính trị Paris, nhất là giới chính trị đối lập với chính phủ Pháp.

Cả bốn ông (Trinh, Trường, Truyền, Thành) cùng dùng một bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc (Daniel Hémery, sđd. tt. 44-45), đồng ký bản “Revendications du peuple annamite” [Thỉnh nguyện thư của dân tộc Việt], bằng Pháp văn, do Phan Văn Trường soạn, gởi cho các cường quốc trên thế giới, đang họp Hội nghị Versailles tại Paris sau thế chiến thứ nhứt, bắt đầu từ 18-1-1919. Thỉnh nguyện thư của các ông xuất hiện lần đầu trên báo L’Humanité [Nhân Đạo] ngày 18-6-1919.

Trong bốn người cùng dùng chung bút hiệu (Nguyễn Ái Quốc), Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường đang bị mật thám Pháp theo dõi, không tiện ra mặt; Nguyễn Thế Truyền là sinh viên du học, đang hưởng học bỗng của Pháp để học ngành hóa học, nên không thể công khai chống Pháp; chỉ có Nguyễn Tất Thành là người mới đến, chưa bị mật thám Pháp chú ý. Nguyễn Tất Thành thường đại diện cả nhóm, dùng tên Nguyễn Ái Quốc để liên lạc với báo giới và chính giới. Dần dần Nguyễn Tất Thành dùng luôn bút hiệu Nguyễn Ái Quốc làm tên riêng của mình. Từ nay, Nguyễn Tất Thành được gọi là Nguyễn Ái Quốc.

HỒ CHÍ MINH: TIẾM DANH HAY TRỞ LẠI HỌ CŨ
Cái tên thứ ba đáng nói nữa là Hồ Chí Minh. Cũng như tên Nguyễn Ái Quốc, tên Hồ Chí Minh không phải do Nguyễn Sinh Cung chọn, mà Cung cũng tiếm danh của người khác.
Nguyên hai nhà cách mạng Việt Nam ở Trung Hoa là Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, được sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng, thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội gọi tắt là Việt Minh tại Nam Kinh vào tháng 1-1936. Ngoài Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần, các hội viên nòng cốt khác là Nguyễn Thức Canh, Đặng Nguyên Hùng, Hoàng Văn Hoan [bí danh là Lý Quang Hoa, thuộc chi bộ Vân Quý tức Vân Nam và Quý Châu (Guizhou) của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD).]

Năm 1937, Hồ Học Lãm đến hoạt động ở tỉnh Hồ Nam, và lấy tên là Hồ Chí Minh. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 168.) Cũng trong năm nầy, trước hiểm họa xâm lăng của Nhật Bản, hai phe Quốc-Cộng Trung Hoa liên minh lần thứ hai ngày 22-9-1937.
Do sự liên minh nầy, chính quyền Quốc Dân Đảng Trung Hoa cho phép đảng CS hoạt động công khai trở lại. Vì vậy, vào mùa thu năm 1938, đảng Cộng Sản Liên Xô, qua danh nghĩa Đệ tam Quốc tế Cộng sản, gởi Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô qua Trung Hoa hoạt động trở lại với tên mới là Hồ Quang. Hồ Quang liền liên lạc và điều động nhóm đảng viên thuộc cơ sở hải ngoại đảng CSĐD.

Nhờ sự giới thiệu của Hồ Học Lãm, vào gần cuối năm 1940, một số đảng viên CSĐD, dưới vỏ bọc là thành viên Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh), đến Quế Lâm (Guilin / Kweilin tỉnh Quảng Tây) gặp Lâm Uất, phó chủ nhiệm hành dinh tây nam của Tưởng Giới Thạch. Lâm Uất đưa nhóm nầy đến gặp chủ nhiệm của ông ta là Lý Tế Thâm. (Hoàng Văn Hoan, Giọt nước trong biển cả, hồi ký. Portland, Oregon: Nhóm tìm hiểu lịch sử, 1991, tr. 134.)

Do tin cậy Hồ Học Lãm, cả Lâm Uất lẫn Lý Tế Thâm đã giúp đỡ họ, và không biết nhóm nầy là những đảng viên CSĐD. Từ đó, những đảng viên CSĐD hoạt động ở Trung Hoa cũng như ở trong nước, đều sử dụng danh xưng Việt Minh, hay nói cách khác, đảng CSĐD đã chiếm dụng danh xưng tổ chức Việt Minh của Hồ Học Lãm, làm tên mặt trận chính trị của đảng CSĐD. Trong khi đó, từ cuối năm 1940, Hồ Quang (Nguyễn Tất Thành) sử dụng thông hành khác mang tên là Hồ Chí Minh. Tên nầy vốn là bí danh của Hồ Học Lãm. Hồ Chí Minh mới (Hồ Quang, Nguyễn tất Thành) ngụy trang là ký giả của một tờ báo do Cộng Sản Trung Hoa điều khiển. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu nhân vật chí, sđd. tr. 161.)

Với bí danh khác là Già Thu, Hồ Chí Minh (HCM) trở về Việt Nam ngày 28-1-1941, sống ở Pắc Bó (Cao Bằng), lập Mặt trận Việt Minh ở trong nước. Tại đây, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Già Thu tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Trung ương đảng CSĐD lần thứ 8 từ ngày 10-5 đến ngày 19-5-1941 tại Pắc Bó. Sau đó, Già Thu tiếp tục qua Trung Hoa hoạt động khoảng từ tháng 8-1942, lấy luôn bí danh của Hồ Học Lãm là HCM, làm tên mới của mình. Hồ Chí Minh bị bắt tại trấn Thiên Bảo (Quảng Tây) ngày 29-8-1942 và được tha ngày 10-9-1943. (Chính Đạo, Hồ Chí Minh, con người & huyền thoại, tập 2, sđd. tt. 278, 283.)

Từ đây, HCM trở thành tên chính thức của Nguyễn Sinh Cung, kể cả khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam năm 1954, cho đến cuối đời. Trần Quốc Vượng, một sử gia cộng sản ở trong nước, giải thích như sau về hiện tượng trên: “Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụ biết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ Nguyễn Sinh Nhậm.” (Trần Quốc Vượng, sđd. tr. 258.)

Trước sau vụ việc theo lời kể của Trần Quốc Vượng là như sau: Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) là con của Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy). Nguyễn Sinh Sắc là con của Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khi đám cưới, bà vợ của Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, cho nên Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của Nguyễn Sinh Sắc mà thôi, còn người cha thực sự của Nguyễn Sinh Sắc là Hồ Sĩ Tạo, tức Hồ Sĩ Tạo là ông nội thực sự của Nguyễn Sinh Cung. Vì vậy, Nguyễn Sinh Cung rất bằng lòng với danh xưng Hồ Chí Minh, là họ của ông nội ruột của ông. Câu chuyện nầy, ngày nay ở quê của HCM, tức huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ai cũng biết và ai cũng đều xác nhận là đúng sự thật.
C.B. LÀ “CỦA BÁC”, CHỨ CỦA AI VÔ ĐÓ

Ngày 20-4-1953, sắc lệnh Cải cách ruộng đất (CCRĐ) đợt thứ 3 được ban hành. Nơi thực hiện đầu tiên là Thái Nguyên. Người bị đấu tố đầu tiên là bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu buôn Cát Hanh Long nên người ta quen gọi là bà Cát Hanh Long. Bà Cát Hanh Long bị đem ra đấu tố ba lần và bị giết ngày 9-7-1953.

Bà Cát Hanh Long (bà Năm) là một quả phụ, nổi tiếng là nhà kinh doanh tài ba, hào hiệp, giúp đỡ nhiều người. Từ 1945 đến 1951, bà Cát Hanh Long đã từng dùng nhà mình làm nơi hội họp, nghỉ ngơi, che giấu, ăn ở, nuôi dưỡng cán bộ CS, trong đó có những nhân vật cao cấp như Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Lê Giản, Hoàng Tùng… Bà còn đóng góp nhiều tiền bạc cho VMCS, nên việc đấu tố và xử tử bà Cát Hanh Long gây nhiều dư luận bất bình.

Vì vậy, trên báo Nhân Dân ngày 21-7-1953, xuất hiện bài viết nhan đề là “Địa chủ ác ghê” của tác giả C.B. nhằm trấn an dư luận. Bài báo lên án nặng nề địa chủ Cát Hanh Long (Nguyễn Thị Năm) cùng hai con là những địa chủ gian ác, bóc lột, dã man. Bài báo còn tố cáo gia đình bà Cát Hanh Long vừa trực tiếp, vừa gián tiếp giết chết 260 người. (Xin xem bài báo nầy ở phía dưới.)

Theo hồi ký của Hoàng Tùng, từng là bí thư Trung ương đảng CSVN, khi nghe tin cố vấn Trung Quốc yêu cầu xử tử bà Cát Hanh Long, có người báo tin cho HCM biết. Họp Bộ chính trị đảng CS, HCM nói: “Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng. Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa.” (Internet: Hồi ký Hoàng Tùng, mục “Những kỷ niệm về Bác Hồ”.) Hoàng Tùng còn cho biết rằng khi cố vấn Trung Quốc nhiều lần đề nghị, HCM nói rằng: “Thôi tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cho là không phải.”

Theo một tài liệu mới xuất bản vào giữa năm 2014, tác giả là một người đã từng là ký giả báo Nhân Dân Hà Nội, có nhiệm vụ viết bài tường thuật vụ xử án bà Cát Hanh Long, khi xảy ra vụ án thì: 1) Hồ Chí Minh bịt râu, hóa trang để đến dự đấu tố. 2) Trường Chinh đeo kính đen để khỏi bị nhận diện khi tham gia cuộc đấu tố. 3) Sau khi bà Năm bị giết, cán bộ mua một cái hòm thật rẻ tiền để chôn địa chủ “gian ác”. Vì rẻ tiền nên hòm nhỏ quá, bỏ xác người chết vào không lọt. Cán bộ CS kết án bà Năm thêm lần nữa, là chết rồi mà còn phản động, không chịu chui vào hòm. Cán bộ CS liền đứng lên đạp xác bà Năm xuống; xương gãy kêu răng rắc rất rợn người. (Trần Đĩnh, Đèn cù, Hoa Kỳ: Người Việt Books, 2014, tr. 86.)

Sự hiện diện của HCM và Trường Chinh trong phiên tòa đấu tố nầy chứng tỏ tầm mức quan trọng của cuộc đấu tố bà Cát Hanh Long và cũng chứng tỏ cả hai đều quyết tâm giết bà Cát Hanh Long ngay khi mở đầu cuộc CCRĐ năm 1953.

Lúc đó, chỉ có giới cán bộ cao cấp và một số người trong báo Nhân Dân (trong đó có Trần Đĩnh) mới biết được C.B. đích thị là ai? Còn đại đa số dân chúng, trong thời gian dài, không biết C.B. là ai? Gần đây, trên Internet, có tài liệu phát hiện C.B. là bút hiệu của HCM dùng trên 147 bài đăng trên nhật báo Nhân Dân từ tháng 3-1951 đến tháng 3-1957. Những người làm việc trong báo Nhân Dân giải thích rằng hai chữ C.B. là “của bác”, chứ còn ai vô đó nữa. Ngày nay, bộ Hồ Chí Minh toàn tập đã được phổ biến rộng rãi. Mọi người có thể vào từ tập 6 (1951-1952), sẽ thấy rất nhiều bài viết HCM ký tên C.B. đăng trên báo Nhân Dân, và đăng lại trong sách nầy; ví dụ các trang 186, 187, 188-190, 202-204, 209-212, 215-220… (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, 1951-1952, in lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000.) Hồ Chí Minh lên tiếng có thể nhắm cho đảng viên biết rằng vụ xử tử bà Cát Hanh Long là chủ trương của đảng để chấm dứt chuyện bàn tán, phê bình.

Như vậy có nghĩa là bên ngoài thì HCM tỏ ra rất đạo đức, thương tiếc nạn nhân, nhưng bên trong, chính HCM là người quyết định cái chết của ân nhân Nguyễn Thị Năm. Đúng là “khẩu Phật tâm xà”, một kẻ đạo đức giả gian ác, nham hiểm như Nguyễn Du đã mô tả: “Bề ngoài thơn thớt nói cười,/ Mà trong nham hiểm giết người không dao.” (Truyện Kiều câu 1815-1816.)

TRẦN DÂN TIÊN, T. LAN: THỔI ỐNG ĐU ĐỦ
Thổi ống đu đủ là trò chơi của trẻ con Việt Nam, dùng cọng lá đu đủ làm ống, chấm nước xà phòng rồi thổi thành bong bóng bay lên trời. Trong văn học, có hai tác giả chuyên thổi ông đu đủ hết sức tài ba là Trần Dân Tiên và T. Lan. Trần Dân Tiên là tác giả sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, và T. Lan là tác giả sách Vừa đi đường vừa kể chuyện.
Quyển sách thứ nhứt xuất hiện lần đầu ở Trung Quốc năm 1948, sau đó ấn hành ở Paris năm 1949. Sau năm 1954, Nx, Văn Nghệ Hà Nội tái bản năm 1955, rồi Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần, và sau năm 1975, Nxb. Trẻ tái bản ở Sài Gòn.
Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện được đăng lần đầu trên báo Nhân Dân năm 1961 và sau đó Nxb. Sự Thật tái bản nhiều lần. Những tái bản sau cùng do Nxb. Trẻ ở Sài Gòn đảm trách.
Lúc đầu, người ta không biết hai tác giả Trần Dân Tiên và T. Lan là ai? Người ta cũng không tìm ra hai người nầy ở đâu, vì chẳng ai có đứng ra nhận mình là Trần Dân Tiên hay T. Lan. Tuy nhiên dần dần người ta cũng tìm được hai bút danh nầy đều là của HCM. Trước hết, các phiếu sách trong thư viện nhà nước đề là: “Trần Dân Tiên, T. Lan: tìm HCM”. Điều nầy cho người đọc tự động hiểu rằng Trần Dân Tiên và T. Lan chính là HCM. Tuy nhà cầm quyền CS không chính thức xác nhận điều nầy, nhưng những nhà nghiên cứu trong nước hầu như đồng thừa nhận Trần Dân Tiên và T. Lan là HCM. Có tài liệu cho biết bản gốc sách của T. Lan hiện còn được cất giữ ở Phủ chủ tịch Hà Nội.

Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên đã viết trong phần đầu sách: “Một người như Hồ Chủ tịch của chúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc, làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?” (Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Nxb. Sự Thật, Hà Nội 1976, tr. 9.) Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn không muốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể, tự đề cao sự nghiệp của mình, thì không biết nên xếp kẻ đó vào loại người gì đây?

Trong sách nầy, chẳng những HCM tự đề cao mình mà còn chê bai những anh hùng dân tộc như Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hoặc đả kích các nhà đấu tranh khác như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, hoặc triệt hạ tổ chức hay đảng phái khác

Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên viết: “Nhân dân gọi Chủ tịch là cha già của dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam.” (Trần Dân Tiên, sđd. tr. 149.) Lời nầy cho thấy HCM muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già của dân tộc, nhưng không được hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ “bác”. Ở đây lại thấy HCM thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác là anh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặc lễ nghi tế tự.

Sách Vừa đi đường vưa kể chuyện do HCM tự kể tự viết, nhưng dùng một cái tên khác là T. Lan, một cán bộ đi theo HCM trên bước đường công tác. Câu chuyện bắt đầu từ khi HCM hoạt động ở Pháp từ năm 1919, rồi những năm hoạt động ở Nga, Trung Hoa, cho đến khi về nước và chiến dịch 1950. Dĩ nhiên luôn luôn xen kẻ những lời xưng tụng HCM là người yêu nước, đầy sáng kiến, tài ba, khoan dung…

Hồ Chí Minh sáng tạo ra hai con rối Trần Dân Tiên và T. Lan trong hai quyển sách do HCM viết ra trên đây, nhắm thổi ồng đù đủ để ca tụng chính mình, tự quảng cáo mình, huyền thoại hóa tên mình, mà một người tự trọng bình thường không bao giờ làm thế. Những người không biết Trần Dân Tiên và T. Lan là ai, nhất là các trẻ em ngây thơ, được học hai quyển sách nầy trong nhà trường, nên một thời lầm lẫn tôn sùng thần tượng HCM. Tuy nhiên khi lớn lên, biết được sự thật là Trần Dân Tiên và T. Lan chỉ là HCM trá hình, thì chẳng những sẽ thất vọng mà còn khinh bỉ. Thì ra HCM cũng có ngón nghề thổi ống đu đủ, tự bơm, tự nổ. Khổ một điều, ai phát hiện kẻ đạo diễn của hai tên thổi ông đù đủ nầy, thì ngậm mà nghe chứ không dám nói ra, vì nói ra sẽ bị báo cáo và bị CS bắt bỏ tù.
TRÊN TRĂM TÊN ĐỂ LÀM GÌ?
Hồ Chí Minh có 169 tên, không ai có thể nhớ hết được. Ngay cả HCM có thể cũng không nhớ hết được. Một câu hỏi đặt ra là HCM dùng nhiều tên, nhiều bí danh để làm gì?
Thông thường, một người không dùng tên mình, mà dùng một tên khác trong công việc, vì sợ lộ bí mật, muốn giấu mặt, giấu lý lịch, nhất là trong những hành vi thiếu trong sáng, phi pháp, bất chính. Càng nhiều tên càng muốn giấu mặt thật kỹ. Ngay cả vua Bảo Đại (trị vì 1926-1945) cho đến tháng 8-1945 không biết HCM là ai? (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 188.)
Hồ Chí Minh hầu như muốn “chôn” luôn tên do cha mẹ đặt ra tức tên Nguyễn Sinh Cung, dùng trên một trăm tên khác nhau tùy vào giai đoạn hoạt động trong cuộc đời của HCM:
Từ nhỏ cho đến khi đến Pháp năm 1919: 11 tên
Từ 1920 đến khi về nước năm 1941: 73 tên
Từ 1941 đến 1945 (cướp chính quyền): 13 tên
Từ 1946 đến 1954 (thời chiến tranh): 36 tên
Từ 1955 đến 1969 (chủ tịch nước) 36 tên
Cộng: 169 tên
Nhìn vào bảng thống kê trên đây, từ khi còn nhỏ cho đến năm 1919 (khoảng 30 năm), HCM có 11 tên, tuy là ít so với tổng số tên trong toàn cuộc đời HCM, nhưng có thể nói là đã nhiều so với cả đời người bình thường. Lý do có thể là ngay từ khi vừa mới lớn, HCM mặc cảm hay xấu hổ về nguồn gốc gia đình mình, vì vậy tránh dùng tên do gia đình đặt.
Nguyên do là khi mới lớn ở nguyên quán (Nam Đàn, Nghệ An), chắc chắn HCM nghe được dân làng truyền miệng về nguồn gốc của cha mình. Đó là Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là cha hờ của Nguyễn Sinh Sắc (Huy), tức ông nội hờ của HCM, còn Hồ Sĩ Tạo mới là cha thật của Nguyễn Sinh Huy (Sắc) tức ông nội thật của HCM. Đây là một điều rất xấu hổ trong xã hội nề nếp Việt Nam ngày xưa, nhất là ở nông thôn, nơi mà người người biết nhau, nhà nhà biết nhau. Điều nầy có thể ám ảnh Nguyễn Sinh Cung và tạo ra tâm lý bất thường nơi người thanh niên từ khi mới lớn cho đến cuối đời, sợ người ta phát hiện cha mình là đứa con hoang.

Hơn nữa, HCM lớn lên trong thời đại khoa bảng Hán học. Con ông phó bảng, nghĩa là cũng con nhà có học, mà thanh niên nầy lại không có học vị, chẳng có bằng cấp gì, vì nếu có học vị, có bằng cấp giấy tờ, thì HCM không thay đổi tên tuổi vì thay đổi thì văn bằng hết giá trị. Vì những mặc cảm trên đây, HCM thay đổi tên họ nhiều lần ngay cả trước khi hoạt động chính trị và gián điệp.

Từ năm 1920 cho đến năm 1954, tức từ khi tham gia hoạt động chính trị ở Pháp, rồi gia nhập đảng CS Pháp, qua Nga (Liên Xô), qua Trung Hoa, về Việt Nam, đến khi lên làm chủ tịch Bắc Việt Nam, HCM có 122 tên.

Cần chú ý là từ năm 1920 trở đi, xảy ra một khúc quanh quan trọng trong đời HCM. Đó là HCM gia nhập đảng Xã Hội Pháp, rồi đảng Cộng Sản Pháp. Vì vậy, HCM được Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) chọn qua Liên Xô để huấn luyện năm 1923, Tuy nhiên HCM không đủ trình độ văn hóa, nhất là ngôn ngữ và toán học để học chủ nghĩa Mác-xít, vì HCM chỉ mới học tới lớp 6 ở trường Quốc Học Huế, lại chưa biết tiếng Nga. Do đó, tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM chỉ học cấp tốc về nghề gián điệp, làm nhân viên tình báo cho ĐTQTCS để mưu sinh. Nghề nầy phù hợp với khả năng ứng xử linh động mau lẹ của một người giảo quyệt như HCM, vốn là một kẻ giang hồ, lăn lóc trên các bến tàu trong các chuyến hải hành quốc tế.

Vì là một gián điệp chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy tại Học Viện Thợ Thuyền Đông Phương ở Moscow, HCM có thói quen thay họ đổi tên của một gián điệp, thường dùng tên giả để hoạt động. Hơn nữa, những hoạt động của HCM là hoạt động chính trị tả phái khuynh đảo, phá hoại nên phải luôn luôn thay đổi tên họ để tránh bị theo dõi và bắt giam.

Trong thời gian hoạt động tranh đấu cướp chính quyền, cần phải ẩn trốn, cần phải tránh né, HCM dùng nhiều bí danh, có thể cho là bình thường, Tuy nhiên, điều đặc biệt là trong giai đoạn từ 1955 đến khi chết (1969), tức thời kỳ làm chủ tịch nước, quyền uy tột đỉnh, không còn phải sợ ai cả, HCM vẫn sử dụng 36 tên giả trên báo chí, không đề tên thật.

Đường đường là chủ tịch một nước độc tài toàn trị, chẳng còn sợ ai, tại sao lại phải dùng nhiều tên giả để viết báo? Như thế phải có âm mưu gì? Nếu những âm mưu nầy không gian trá, không bất chính, thì tại sao HCM phải giấu tên? Điều nầy cho thấy HCM là một người bản chất xảo quyệt, mang não trạng bệnh hoạn của một tên đại bịp, chuyên lừa đảo người khác, ném đá giấu tay.
Hơn nữa, HCM là con người hết sức tham vọng, chủ trương thổi tên HCM thành một huyền thoại cao quý, để cho dân chúng ngưỡng mộ HCM, không muốn ai nghĩ xấu về HCM, nên HCM đặt tên HCM riêng ra một bên. Trong lúc đó, khi có nhu cầu tự ca tụng mình, hay tấn công người khác, ném đá giấu tay, thì HCM dùng đến bí danh, chứ không dùng tên mình, dù đang là chủ tịch nước, nhằm bảo vệ thanh danh riêng của HCM. Đây là tâm lý của một người sùng bái cá nhân trong các chế độ độc tài.

KẾT LUẬN
Tóm lại, HCM có 169 cái tên, bí danh, bút danh, bút hiệu, vừa trong thời gian hành nghề gián điệp, hoạt động bí mật, và cả trong thời kỳ cầm quyền, làm chủ tịch nước. Dầu chế độ CSVN có ca tụng gì đi nữa, có tung hô HCM đến đâu đi nữa, HCM dùng 169 tên để giấu mặt, là bằng chứng rõ ràng HCM là một kẻ xảo quyệt, gian trá, tráo trở, đạo đức giả, chuyên ném đá giấu tay, chứ chẳng hay ho gì việc ẩn danh đánh phá kẻ khác.
Hồ Chí Minh không phải chỉ là “một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại” như Bernard Fall viết trong Les deux Viet-Nam (Nxb. Payot, Paris, 1967, tr. 102), mà HCM còn là tên lừa đảo muôn mặt, bịp bợm nhất trong lịch sử Việt Nam. (Trích: Một thế kỷ lừa đảo, sẽ xuất bản.)

TRẦN GIA PHỤNG
(Toronto, Canada)

Thursday, May 14, 2015

Kinh nghiệm hòa giải Quốc cộng

Kinh nghiệm hòa giải Quốc cộng


Trần Gia Phụng

Vào cuối tháng Tư vừa qua, trong và ngoài nước xuất hiện một số bài báo đề cập đến vấn đề hòa giải quốc cộng sau khi chiến tranh đã kết thúc 40 năm. Chuyện nầy chẳng có gì mới mẻ, cũng đã từng diễn ra năm 1945. Vì vậy, xin hãy cùng nhau ôn lại chuyện hòa giải quốc cộng 70 năm trước để rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
Cách đây 70 năm, mặt trận Việt Minh (VM) thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) cướp được chính quyền. (Nhóm chữ “cướp chính quyền” là chữ do cộng sản đưa ra.) Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh, lãnh tụ của đảng CSĐD, tuyên bố độc lập và ra mắt chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Gần 10 ngày sau, Trung ương đảng CSĐD họp tại Hà Nội ngày 11-9-1945 đưa ra nguyên tắc căn bản là đảng CSĐD nắm độc quyền điều khiển mặt trận VM và một mình thực hiện cách mạng. (Philippe Devillers, Histoire du Viêt-Nam de 1940 à 1952, Editions Du Seuil, Paris 1952, tr. 143.) Đảng CSĐD nắm độc quyền VM, mà VM đang nắm chính quyền, cai trị đất nước; nghĩa là đảng CSĐD độc quyền cai trị đất nước.
 
Dầu Hồ Chí Minh, VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) quyết ra tay nhanh chóng để tạo ra tình trạng chính trị đã rồi, nhưng các cường quốc không thừa nhận chính phủ Hồ Chí Minh và vẫn thi hành giải pháp do tối hậu thư Potsdam đưa ra ngày 26-7-1945, theo đó việc giải giới quân đội Nhật tại Đông Dương ở bắc vĩ tuyến 16 do quân đội Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) phụ trách và ở nam vĩ tuyến 16 do quân Anh phụ trách. Giải pháp nầy không đề cập đến việc sau khi quân đội Nhật bị giải giới, ai sẽ cai trị Đông Dương, tạo ra một khoảng trống chính trị và hành chánh ở Đông Dương.
 
Việt Minh Cộng sản gặp khó khăn 
 
Khoảng 200,000 quân Trung Hoa do các tướng Lư Hán và Tiêu Văn lãnh đạo tiến vào Hà Nội từ giữa tháng 9-1945. Cũng trong thời gian nầy, quân Anh đến Sài Gòn do tướng Douglas Gracey chỉ huy. Nhờ sự giúp đỡ của người Anh, vào đầu tháng 10-1945, quân Pháp do tướng Leclerc cầm đầu đổ bộ khá đông ở Nam Kỳ và uy hiếp các lực lượng VM.
 
Tại miền Nam, VM rất lúng túng trước việc quân Pháp càng ngày càng mở rộng vùng kiểm soát, dồn VM vào thế co cụm và lẫn tránh vào các vùng bưng biền. Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và mặt trận VM cũng khó khăn không kém, gặp ba áp lực cùng một lúc. Đó là: 1) Theo tối hậu thư Potsdam, 200,000 quân Trung Hoa vào Việt Nam giữa tháng 9-1945. 2) Các lãnh tụ Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) từ Trung Hoa trở về Việt Nam sau thế chiến thứ hai, quyết liệt chống đối Hồ Chí Minh và mặt trận VM. 3) Sau khi tái chiếm miền Nam, người Pháp tiến quân từ nam ra bắc, dự tính tái chiếm toàn bộ Đông Dương. Lúc đó, VM chỉ có khoảng từ 2,000 đến 5,000 đảng viên cộng sản. (Philippe Devillers, sđd. tr. 182.)
 
Khi mới nổi lên cướp chính quyền, Hồ Chí Minh và VM cộng sản đã giết nhiều người không theo VM như đảng viên các đảng phái ở Hà Nội, nhóm bảo hoàng ở Huế, nhóm Đệ tứ quốc tế ở Sài Gòn… Nay vì khó khăn mới, Hồ Chí Minh và VM thực hiện một kế hoạch hai mặt. Bề ngoài, VM tỏ ra hòa hoãn, nói chuyện với tất cả các phe phái, kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết và liên hiệp để cùng nhau chống ngoại xâm. Bề trong, VM thực hiện các cuộc khủng bố ngầm, thủ tiêu lẻ tẻ những địch thủ chính trị và đe dọa những ai không theo VM.
 
Khi cùng với Tiêu Văn, từ Quảng Châu về Việt Nam, Nguyễn Hải Thần, lãnh tụ Việt Cách, liên lạc và hội họp với Jean Sainteny, đại diện Pháp ở Bắc Kỳ ngày 12-10 và 15-10-1945 tại Hà Nội, để thảo luận về tương lai chính trị Bắc Kỳ. Thấy thế, ngày 23-10-1945, Hồ Chí Minh liền mời Nguyễn Hải Thần họp tay đôi giữa hai bên, và ký thỏa thuận hợp tác giữa VM và Việt Cách. 
 
Để gây lòng tin nơi các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, nhất là các tướng lãnh Trung Hoa Quốc Dân Đảng đang có mặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945 và thành lập Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mã Khắc Tư [Mác-xít] do Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) làm tổng thư ký. Tuy vậy, theo lời Hồ Chí Minh “dù là bí mật, đảng [CSĐD] vẫn lãnh đạo chính quyền và nhân dân.” (Hồ Chí Minh toàn tập, [tập 6], xuất bản lần thứ hai, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tr. 161.)
 
Trong khi đó, ngày 6-11-1945, Vũ Hồng Khanh, lãnh tụ VNQDĐ về lại Hà Nội. Ngày 8-11-1945 Nguyễn Hải Thần đòi thành lập một chính phủ liên hiệp. Đòi hỏi nầy phù hợp với ý muốn của các tướng lãnh Trung Hoa vì trước khi Lư Hán qua Việt Nam, Hoa Kỳ gây ảnh hưởng để Tưởng Giới Thạch bắt tay với Mao Trạch Đông. (T.E. Vadney, The World Since 1945, London: Penguin Books, 1987, tr. 121.) Ngày 14-8-1945, chính phủ Tưởng Giới Thạch ký hiệp ước thân hữu với Liên Xô. (Trevor N. Dupuy, Curt Johnson và David L. Bongard, The Harper Encyclopedia of Military History, New York: HarperCollins, 1993, tr. 1423.) Do đó, chính phủ và các tướng lãnh Trung Hoa, vừa ủng hộ các nhà lãnh đạo Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, vừa muốn Việt Nam theo công thức quốc cộng liên hiệp như Trung Hoa, nên họ áp lực cả hai phía ngồi lại với nhau. Các tướng lãnh Trung Hoa còn muốn giải quyết cho xong vấn đề Việt Nam để rút quân về ứng phó với tình hình Trung Hoa.
 
Lúc đó, ở Việt Nam lãnh tụ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà trí thức yêu nước không phải là không biết về lai lịch Hồ Chí Minh, và cũng không phải không có những nghi ngờ đối với VM cộng sản. Tuy nhiên, các đảng phái quốc gia ở thế chẳng đặng đừng, phải gia nhập chính phủ liên hiệp, vì đã chậm chân để cho VM chiếm được chính quyền trước; nay muốn tranh đấu giành lại chính quyền khỏi tay VM, thì phải chấp nhận ngồi lại tranh đấu chính trị. 
 
Chính Phủ liên hiệp 
 
Ngày 23-12-1945, đại diện của VM, Việt Cách và VNQDĐ cùng họp tại số 40 đại lộ Gia Long (Hà Nội), dưới sự chủ tọa của tướng Tiêu Văn, ký thỏa thuận gọi là HỢP TÁC TINH THÀNH, gồm 18 điểm, đại khái là: Từ ngày 1-1-1946, một chính phủ liên hiệp sẽ được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch. Nội các gồm VM (2 ghế), Việt Cách (2 ghế), QDĐ (2 ghế), Dân Chủ (2 ghế), độc lập (2 ghế). Quốc hội sẽ được tổ chức bầu cử ngày 6-1-1946. QDĐ giữ 50 ghế, Việt Cách 20 ghế. Các đảng cam kết không gây hấn với nhau. (Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A, Houston: Nxb. Văn Hóa: 1996, tr. 293.)
 
Ngày 26-12-1945, báo chí Hà Nội đăng thông cáo chung của Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh, nguyên văn như sau:
 
Ngày 24-12-1945, chúng tôi là Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh thay mặt cho Việt Minh, Quốc Dân Đảng và Cách mệnh Đồng Minh Hội, cùng ký tên công nhận những điều ước sau đây:

1. Độc lập trên hết, đoàn kết trên hết. Căn cứ vào thái độ thân ái, tinh thành, cùng nhau thảo luận để giải quyết hết thẩy những vấn đề khó khăn trước mắt. Ai dùng ngang vũ lực gây nên những cuộc nội loạn sẽ bị quốc dân ruồng bỏ.

2. Kể từ ngày 25-12-1945, đôi bên phải ủng hộ một cách thiết thực cuộc tổng tuyển cử, quốc hội và kháng chiến.

3. Bắt đầu từ ngày 25-12-1945, đôi bên đều đình chỉ hết thẩy những việc công kích nhau bằng ngôn luận và bằng hành động.

Ký tên: Hồ Chí Minh, Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. (Chính Đạo, sđd. tr. 294.)
 
Từ đó, CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP ra đời tại Hà Nội ngày 1-1-1946, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, Nguyễn Hải Thần phó chủ tịch, với đa số đảng viên cộng sản, thân cộng sản (cộng sản trá hình) và một số đảng viên các đảng phái khác làm bộ trưởng. Đồng thời một Hội đồng Quốc phòng được lập ra do Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch và Vũ Hồng Khanh giữ chức phó chủ tịch. (Đây là chính phủ liên hiệp quốc cộng đầu tiên sau năm 1945.)
 
Theo thỏa thuận “hợp tác tinh thành”, cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức ngày 6-1-1946 trên toàn quốc, gồm tổng cộng 333 ghế. Hồ Chí Minh đắc cử ở Hà Nội. Cựu hoàng Bảo Đại không ký đơn ứng cử, mà vẫn đắc cử ở Thanh Hóa. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, tr. 222.)
 
Tuy quốc hội lập hiến đã được bầu xong, nhưng các đảng phái không cộng sản tiếp tục phản đối mạnh, vì trong cuộc bầu cử nầy, số người đắc cử không ngoài các lãnh tụ VM, những người thân VM, hoặc những người do VM chọn, như trường hợp cựu hoàng Bảo Đại. Lúc đó, VM buộc phải mở rộng quốc hội, thêm 70 đại biểu cho Việt Cách và QDĐ từ nước ngoài trở về, không thông qua bầu cử, như đã quy định trong cuộc họp ngày 23-12-1945. Như thế, tổng số đại biểu lên đến 403 người. 
 
Sau đây là lời sử gia Trần Trọng Kim mô tả cuộc bầu cử: “Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông, đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai? Người nào vô ý bầu cho một người nào khác, thì họ quát lên; “Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối không?” Người kia sợ mất vía nói: “Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy.” Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn: Nxb. Vĩnh Sơn, 1969, tr. 103.)
 
Quốc hội lập hiến họp kỳ thứ nhứt ngày 2-3-1946, cử ra CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP KHÁNG CHIẾN, do cựu hoàng Bảo Đại, nay là công dân Vĩnh Thụy làm cố vấn tối cao, và các chức vụ quan trọng là Hồ Chí Minh (chủ tịch), Nguyễn Hải Thần (phó chủ tịch), Huỳnh Thúc Kháng (bộ trưởng Nội vụ), Nguyễn Tường Tam (bộ trưởng Ngoại giao), Phan Anh (bộ trưởng Quốc phòng). Đa số còn lại là bộ trưởng VM (cộng sản) và một số ít các đảng phái khác. Quân sự ủy viên hội vẫn là hai nhân vật chính là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh. (Đây là chính phủ liên hiệp quốc cộng lần thứ hai sau 1945.)
 
Sử gia Trần Trọng Kim kể về hoạt động của chính phủ liên hiệp: “Khi tôi còn ở Hà Nội, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra nhận chức bộ trưởng bộ nội vụ, có đến thăm tôi. Ngồi nói chuyện, tôi hỏi: “Cụ nay đứng đầu một bộ rất quan trọng trong chính phủ, chắc là bận việc lắm”. Cụ Huỳnh nói: “Bây giờ việc gì cũng do địa phương tự trị cả, thành ra không có việc gì mấy, và khi có việc gì, thì họ làm sẵn xong cả rồi, tôi chỉ có vài chữ ký mà thôi”. Những khi có hội đồng chính phủ thì bàn định những gì? “Cũng chưa thấy có việc gì, thường thì họ đem những việc họ đã làm, rồi nói cho chúng tôi biết”. Xem như thế thì các ông bộ trưởng chỉ đứng để làm vị mà thôi, chứ không có quyết định gì cả. Có người hỏi ông Nguyễn Tường Tam rằng: “Khi ông nhận chức bộ trưởng bộ ngoại giao, ông thấy có việc gì quan trọng lắm không?” Ông trả lời: “Tất cả giấy má trong bộ ngoại giao của cụ Hồ giao lại cho tôi, tôi chỉ thấy có ba lá đơn của mấy người sĩ quan Tàu nhờ tìm cho mấy cái nhà, và tìm cái ví đựng tiền bị kẻ cắp lấy mất”. Câu chuyện có thể là ông Tam nói khôi hài, nhưng đủ rõ việc các ông bộ trưởng không có gì. Tôi đem câu chuyện đó nói ra đây để chứng thực là các bộ trưởng chỉ giữ hư vị chứ không có thực quyền. Cái thực quyền trong chính phủ lúc ấy là ở mấy người như ông Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ở tổng bộ cộng sản điều khiển hết cả.” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, sđd. tr. 110.)
 
Cần chú ý là lúc đó VM đang gặp khó khăn: Khoảng 200,000 quân QDĐ Trung Hoa chưa về nước sau lễ đầu hàng của quân đội Nhật ngày 28-9-1945. Quân đội Pháp chiếm được toàn bộ Nam Kỳ đang từ Nam Kỳ tiến ra Trung Kỳ và đe dọa Bắc Kỳ. Vì vậy, Hồ Chí Minh và VM mới nhượng bộ các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, tổ chức bầu cử quốc hội, soạn thảo hiến pháp, để tạm ổn việc nội bộ nhằm rảnh tay giải quyết công việc ngoại giao.
 
Kết quả 
 
Nhờ kế hoạch “hợp tác tinh thành” và liên hiệp với các đảng phái đối lập, Hồ Chí Minh và VM tạm ổn định tình hình nội bộ, quay qua vận động ngoại giao, ký với đại diện Pháp thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 tại Hà Nội, rồi Tạm ước (Modus Vivendi) ngày 14-9-1946 tại Paris, hợp thức hóa việc Pháp trở lại Đông Dương và tái thiết lập lại toàn bộ các cơ sở Pháp tại Việt Nam.
 
Trong khi tạm ổn về ngoại giao, VM quay qua tấn công các thành phần đối lập. Nguyễn Hải Thần âm thầm bỏ qua Trung Hoa. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 4, Paris: Nxb. Nam Á, 2002, tr. 2092.) Huỳnh Thúc Kháng được cử lên thay làm phó chủ tịch nước.
 
Hồ Chí Minh qua Pháp theo phái đoàn tham dự Hội nghị Fontainebleau, rời Hà Nội ngày 31-5-1946. Hồ Chí Minh cử Huỳnh Thúc Kháng làm quyền chủ tịch nước. Nhân cơ hội Hồ Chí Minh đang còn ở Pháp, tức không có mặt ở Việt Nam, VM cộng sản mở cuộc đại khủng bố các thành phần đối lập nhằm chứng tỏ rằng Hồ Chí Minh là kẻ ngoại phạm, không liên can trong các vụ nầy.
 
Để có lý do tấn công VNQDĐ, Võ Nguyên Giáp, chủ tịch Quân sự ủy viên hội, lấy cớ rằng có tin mật báo đặc vụ QDĐ âm mưu sẽ tấn công và ám sát các nhân viên chính phủ trong dịp tham dự lễ duyệt binh do Pháp tổ chức tại Hà Nội nhân ngày quốc khánh Pháp (14-7-1946), nên ngày 13-7-1946, Võ Nguyên Giáp cho người lục soát trụ sở của VNQDĐ ở số 9 phố (đường) Ôn Như Hầu ở Hà Nội. 
 
Trụ sở nầy vốn của quân đội Nhật Bản giao lại cho quân đội Trung Hoa; rồi được chuyển cho QDĐ sử dụng. Quốc Dân Đảng sử dụng số 9 phố Ôn Như Hầu làm trụ sở của ban Tuyên huấn Đệ thất khu Đảng bộ của VNQDĐ. Việt Minh dùng võ lực, bất ngờ tràn vào nhà, bắt tất cả những đảng viên QDĐ có mặt hôm đó tại trụ sở, tịch thâu một số giấy tờ quan trọng, trong đó theo lời VM, có “kế hoặc đảo chính” chính phủ Hồ Chí Minh. Việt Minh cho rằng đã tìm thấy trong khu vực nhà nầy một số xác người, và lập biên bản kết tội QDĐ tổ chức "hắc điếm" để bắt cóc, giết người, tống tiền, cướp của. (Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tt. 322-324.) Tiếp tục tại Hà Nội, tối hôm 20-10-1946, công an xung phong VM trang bị súng ống, tiến vào tòa soạn nhật báo Việt Nam, tại số 80 phố [đường] Quan Thánh (Grand Bouddha cũ), Hà Nội. Nhật báo nầy do VNQDĐ lập ra vào cuối năm 1945, và do nhà văn Khái Hưng phụ trách. Sau khi lục soát toàn bộ khu nhà, phá hoại máy móc, VM bắt khoảng 20 người có mặt trong tòa báo về ty công an ở đường Trần Hưng Đạo (Gambetta cũ). 
 
Việt Minh lùng bắt đảng viên QDĐ và Việt Cách. Báo Cứu Quốc của VM ngày 1-11-1946 loan báo đã bắt hơn 300 người vào ngày 29-10-1946, đa số bị đưa đi an trí. Đại đa số những người bị VM đưa đi an trí, nếu không trốn thoát, đều bị VM thủ tiêu luôn, nhứt là khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ ngày 19-12-1946.
 
Trong khi đó, sau biến cố "Ôn Như Hầu" (13-7-1946), nhiều đảng viên QDĐ lui vào hoạt động bí mật và nhất là rút lên các chiến khu tiếp tục chiến đấu. Để tấn công QDĐ, Võ Nguyên Giáp dựa vào kết luận trong biên bản vụ Ôn Như Hầu do VM lập ra, cho rằng QDĐ tổ chức "hắc điếm", để ra lệnh cho Vệ quốc đoàn VM tổng tấn công bảy chiến khu của QDĐ trên toàn quốc.
 
Trong các vụ tấn công QDĐ, nghiêm trọng nhứt là vụ "Cầu Chiêm Sơn" ở Quảng Nam vào cuối tháng 7-1946. Chiêm Sơn ở xã Phú Tân (nay là xã Điện Quang, Gò Nổi), huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tàu hỏa chạy từ Đà Nẵng vào nam, qua cầu Kỳ Lam, vào cù lao Gò Nổi (tên chữ là Phù Kỳ, ở Điện Bàn), và rời Gò Nổi bằng cầu Chiêm Sơn, đi qua Trà Kiệu. Vào cuối tháng 7-1946, nhân một chuyến xe lửa chuyên chở võ khí vào nam, ngang qua cầu Chiêm Sơn, đoàn xe dừng lại vì có lửa đốt báo động nguy hiểm. Theo lời khai của tài xế lái tàu, ông ta phát hiện rằng có kẻ tháo bù-lon để làm sập cầu Chiêm Sơn (?). Việt Minh hô lên rằng QDĐ chủ mưu việc nầy, liền bắt Phan Bá Lân, bí thư kiêm phó chủ nhiệm tỉnh đảng bộ QDĐ Quảng Nam, và một số lãnh tụ QDĐ địa phương như Phan Ngô, Huỳnh Hòa, Phan Thiệp... Các ông bị tra tấn tàn bạo, nhưng chẳng có ai chịu nhận tội. 
 
Tiếp đó, VM ra lệnh khủng bố, lùng bắt và thủ tiêu đảng viên QDĐ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Bình Định, nhất là những tổ chức cơ sở QDĐ ở các huyện. Trong vụ nầy, QDĐ Quảng Nam bị thiệt hại nặng nhất. Việt Minh bắt đảng viên QDĐ bỏ vào bao bố, rồi thả trôi sông. Lúc đó, người dân đi qua cầu Câu Lâu (trên sông Thu Bồn) ở Điện Bàn, thấy nhiều bao bố nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
 
Khi chiến tranh Việt Minh với Pháp bùng nổ tối 19-12-1945, VM lại lợi dụng tình trạng chiến tranh, tiếp tục tiêu diệt những thành phần đối lập như Trương Tử Anh, Lý Đông A, nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Dư. Tại Nam Kỳ, VM bắt và đem đi mất tích ngày 16-4-1947 một nhân vật quan trọng là Đức Huỳnh Phú Sổ, người khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo. 
 
Từ khi nắm quyền, với chủ trương “giết tiềm lực”, VM không phải chỉ giết hại những thành phần nổi tiếng ở thành phố, mà VM còn giết hại, thủ tiêu những người bất đồng chánh kiến ở tất cả các cấp, xuống tận các làng xã và vùng rừng núi xa xôi. Bất cứ ai, lỡ phát biểu một ý kiến bất đồng nhỏ, cũng bị giết. Tất cả đã gây nên tình trạng khủng bố rùng rợn chung trên toàn quốc trong giai đoạn nầy.
 
Kết luận
 
Những diễn tiến trong cuộc hòa giải và liên hiệp năm 1945 cho thấy các điểm sau đây: 1) Khi gặp thời, thế lực mạnh mẽ, thì CS độc quyền chính trị, độc quyền cai trị đất nước. (Nghị quyết ngày 11-9-1945 của Trung ương đảng CSĐD tại Hà Nội.) 2) Khi yếu thế, gặp trở ngại, khó khăn, CS kêu gọi lòng yêu nước, đoàn kết, hòa giải, liên hiệp với các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, thậm chí còn giả vờ giải tán đảng CSĐD. (Hợp tác tinh thành và chính phủ liên hiệp.) 3) Sau khi hòa giải, liên hiệp để thoát khỏi hoạn nạn, nắm được quyền lực, thì CS quay lại độc quyền chính trị, thẳng tay tiêu diệt tất cả những ai bất đồng chính kiến, kể cả những người đã từng hòa hợp hòa giải với cộng sản. (Vụ án Ôn Như Hầu, vụ cầu Chiêm Sơn, các vụ thủ tiêu trên toàn quốc.) Như thế rõ ràng KINH NGHIỆM LỊCH SỬ NĂM 1945 CHO THẤY HÒA GIẢI VÀ LIÊN HIỆP VỚI CỘNG SẢN LÀ TỰ SÁT. 
 
Vậy ngày nay, người Việt nghĩ sao về chuyện hòa giải hòa hợp lần nữa với cộng sản Việt Nam trong khi điều 4 Hiến pháp năm 1992 vẫn còn đó và chi phối toàn bộ sinh hoạt trong nước?
 
(Toronto, 12/05/2015)
 
 
Trần Gia Phụng