Giai đoạn 3 Hội nghị Paris
Hội nghị Paris (Bài 3)
Bài 1
Bài 2
Hội nghị Paris (1968-1972) có thể chia làm ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu đã được trình bày trong bài 2. Nay xin trình bày giai đoạn thứ ba của Hội nghị Paris.
Sau hơn hai tháng gián đoạn, cuộc họp lần thứ 150 diễn ra ngày 13-7-1972, mở đầu giai đoạn thứ ba của hội nghị Paris. Giai đoạn nầy kéo dài cho đến khi kết thúc bằng cuộc họp thứ 174 (cuối cùng) ngày 18-1-1973, tức hơn sáu tháng. Từ đây, các cuộc họp diễn ra đều đặn hàng tuần vào ngày Thứ Bảy.
Trong cuộc họp ngày 13-7-1972, hai bên vẫn giữ lập trường cũ, chưa có gì mới. Trọng tâm cuộc họp là vai trò tương lai của chính phủ Sài Gòn. Ngày 19-7-1972, Henry Kissinger họp mật lần thứ 14 với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy. Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, hai bên sẽ giữ bí mật nội dung cuộc họp nầy. (John S. Bowman, sđd. tr. 200.)
Theo tài liệu sau nầy về phía CS, thì lúc đó, Kissinger cho biết Hoa Kỳ đã thân thiện trở lại với những kẻ thù cũ [tức Trung Quốc và Liên Xô], rằng Hoa Kỳ có thể chung sống với Bắc Kinh và Moscow, thì Hoa Kỳ có thể chung sống với Hà Nội. (Điều nầy, Kissinger đã nói với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh). Lần đầu tiên Kissinger đề nghị ngừng bắn tại chỗ, Hoa Kỳ hợp tác gỡ mìn ở miền Bắc, rút quân Hoa Kỳ và Đồng minh, không đòi hỏi BVN rút quân, và BVN trao trả tù binh và thường dân. (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tt. 225-233) Như thế là Hoa Kỳ bãi bỏ điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ là BVN rút quân ra khỏi miền NVN cùng lần với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thông báo cho phía VNCH biết điều nầy.
Sau hai cuộc mật đàm ngày 1-8-1972 (thứ 15) và ngày 14-8-1972 (thứ 16), Lê Đức Thọ về Hà Nội, (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tr. 259.) để báo cáo, trong khi Henry Kissinger qua Sài Gòn ngày 17-8-1972, thông báo tin tức, thảo luận và áp lực tổng thống Thiệu (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tr.113.)
Tổng thống Thiệu đòi hỏi phải có sự rút quân song phương cả Mỹ lẫn BVN, phản đối chuyện liên hiệp với MTDTGP và phản đối sự thành lập Ủy ban Hòa giải Hòa hợp. “Kissinger với Thiệu giống như hai người ông nói gà bà nói vịt.” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 114.) Cuộc gặp gỡ không đưa đến kết quả. Vào giữa tháng 8-1972, lực lượng Hoa Kỳ còn lại ở Việt Nam khoảng 44,600 quân. (John S. Bowman, sđd. tr. 201.)
Trong khi đang tiến hành chiến dịch Linebacker, tổng thống Nixon cùng cố vấn An ninh là Kissinger đi thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, và ký thỏa ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty) ngày 26-5-1972 với Leonid Brezhnev. Trong cuộc thương thuyết Mỹ-Liên Xô, phía Mỹ hứa hẹn sẽ cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc (most favored nation), mở đường giao thương với Hoa Kỳ và Tây Âu. Để đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ, Liên Xô áp lực với CSVN ngưng đòi hỏi điều kiện tiên quyết là loại bỏ tổng thống Thiệu để khai thông hội nghị. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 17-18.)
Vì vậy, khi trở lại Paris, trong cuộc họp mật lần thứ 17 ngày 15-9-1972, lần đầu tiên Lê Đức Thọ cho biết CSVN chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn (chữ của CSVN) song song với chính phủ lâm thời CHMNVN (chữ của CSVN), (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, sđd tt. 262-263), nghĩa là CSVN bãi bỏ điều kiện tiên quyết là phải giải thể chế độ VNCH. Như thế có nghĩa là mỗi bên, Hoa Kỳ và VNDCCH bãi bỏ một điều kiện tiên quyết, nên hai bên bắt đầu đi vào bàn luận những vấn đề chuyên môn cụ thể cho cuộc đình chiến.
Trong cuộc họp mật lần thứ 18 (26 và 27-9-1972), hai bên đưa thêm những đề nghị mới, những chi tiết mới, thảo luận, cọ sát, so sánh ý kiến hai bên để tìm kiếm những điểm chung hai bên có thể chấp nhận được, nhằm đi đến hiệp định đình chiến. Phía CSVN, Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến, trong khi phía Mỹ, Kissinger về Mỹ và đề cử người phụ tá là tướng Alexander Haig qua Sài Gòn để thảo luận với tổng thống Thiệu.
Tổng thống Thiệu tiếp Haig hai lần. Lần thứ nhất ngày 2-10 và lần thứ hai ngày 4-10-1972. Cuộc gặp ngày 4-10 có cả các nhân vật trong Hội đồng An ninh Quốc gia. (Phó tổng thống Hương, thủ tướng Khiêm, bộ trưởng Ngoại giao Lắm, phụ tá Ngoại giao Đức, phụ tá đặc biệt Nhã). Tổng thống Thiệu phản đối lập trường cũng như đề nghị của Hoa Kỳ, và trao cho Haig một bản tóm tắt lập trường của VNCH để Kissinger tham khảo trước cuộc mật đàm sắp đến với Lê Đức Thọ.
Sau khi Haig về lại Washington DC, tổng thống Nixon gởi tổng thống Thiệu văn thư đề ngày 6-10-1972, vừa thân thiện, vừa an ủi, vừa bảo đảm và vừa đe dọa. Gần cuối thư, có đoạn viết: “…Tôi xin Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau nầy một không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 128.) Như thế, Nixon ngầm đe dọa tổng thống Thiệu có thể gặp trường hợp bị sát hại như tổng thống Ngô Đình Diệm.
Trong lần mật đàm thứ 19 tái diễn từ 8 đến 12-10-1972, phái đoàn Hoa Kỳ có thêm tướng Alexander Haig. Cả hai bên đều đưa ra dự thảo hiệp định đình chiến của mình. Ngày 17-10-1972, mật đàm tiếp tục. Hai bên giải quyết những bất đồng chót, thỏa thuận dự thảo hiệp định và dự tính sẽ ký kết hiệp định đình chiến vào cuối tháng 10-1972. Cuộc họp nầy cũng dự tính Kissinger sẽ đi Hà Nội ngày 23-10 sau khi Kissinger đến Sài Gòn để thông báo nhằm đạt sự thỏa thuận về phía VNCH. Ngày 23-10-1972 cũng là ngày chấm dứt chiến dịch Linebacker oanh kích BVN.
Sau cuộc mật đàm nầy, Kissinger từ Paris qua Sài Gòn ngày 18-10 để thảo luận với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi Kissinger đến Việt Nam, ngày 17-10, tổng thống Thiệu nhận được một tài liệu CS bắt được ở Quảng Tín, nhan đề là “Chỉ dẫn tổng quát về việc ngừng bắn”. Tổng thống Thiệu rất tức giận cho rằng cán bộ CS ở một tỉnh nhỏ còn biết nhiều chi tiết về hội nghị Paris hơn ông. (Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Không hòa bình, chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, California: Nxb. Viet Tide, 2003, tt. 221. Nguyên bản của Larry Berman, No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam, New York: Simon & Schuster, 2001.)
Trong cuộc hội kiến tại Dinh Độc Lập ngày 19-10, Kissinger trình lên tổng thống Thiệu bản dự thảo hiệp ước bằng Anh ngữ. Phía chính phủ Sài Gòn đòi xem bản dự thảo bằng Việt ngữ, nhưng Kissinger trả lời không mang theo. Sau hai giờ thảo luận (từ 11 giờ đến 1 giờ), cuộc họp chấm dứt. Hôm sau, 20-10, Kissinger gặp nhóm phụ tá của tổng thống Thiệu tại tư thất của ngoại trưởng Trần Văn Lắm. Cuộc họp khá căng thẳng. Hoàng Đức Nhã yêu cầu Kissinger giải thích 64 điểm trong dự thảo hiệp ước, nhưng Kissinger cho rằng chỉ có 8 điểm là quan trọng. Cuộc họp rất gây cấn vì VNCH không chịu nhượng bộ. Sau cuộc họp, Hoàng Đức Nhã gặp tổng thống Thiệu báo cáo tình hình và đề nghị tổng thống hủy bỏ phiên họp với Kissinger dự tính vào chiều hôm đó. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tr. 226.)
Kissinger đành qua Pnom Penh gặp Lon Nol, rồi ngày 21-10 quay trở về Sài Gòn. Trong cuộc họp với Kissinger ngày hôm sau 22-10-1972, tổng thống Thiệu tố cáo Hoa Kỳ thông đồng cùng Liên Xô và Trung Quốc nhằm lật đổ chế độ VNCH và tổng thống Thiệu đã bác khước hầu như từng điểm một bản dự thảo hiệp định do Kissinger đưa ra. Hôm sau, 23-10, Kissinger đến Dinh Độc Lập thuyết phục tổng thống Thiệu lần chót nhưng không được. Kissinger lên máy bay về nước cùng ngày. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tt. 219-243.)
Ngày 24-10-1972, trong khi chính phủ Hoa Kỳ tạm ngưng các cuộc oanh kích phía trên vĩ tuyến 20 ở BVN nhằm đáp lại những thỏa thuận trong các cuộc mật đàm tại Paris, thì tổng thống Thiệu tuyên bố tại Sài Gòn rằng tất cả những đề nghị hòa bình thảo luận giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tại Paris là không thể chấp nhận và kêu gọi quân đội VNCH cương quyết quét sạch quân đội CS ra khỏi lãnh thổ miền NVN.
Trước phản ứng mạnh mẽ của tổng thống Thiệu, cả phía Hoa Kỳ lẫn phía CSVN đều tức giận. Hoa Kỳ đổ lỗi cho VNCH gây trở ngại cho việc ký kết hiệp định. Lúc đó, người Hoa Kỳ dọa đưa tổng thống Thiệu lên máy bay ra nước ngoài ngày 26-10-1972. (Chính Đạo, sđd. tt. 98-99.) Hà Nội tố cáo là Hoa Kỳ phá hoại hiệp định bằng cách đổ lỗi cho những khó khăn từ phía Sài Gòn.
Theo dự tính, Kissinger sẽ có mặt ở Hà Nội ngày 23-10-1972 để ký tắt hiệp định, nhưng vì không thuyết phục được tổng thống Thiệu, nên Kissinger quay về Hoa Kỳ. Ngày 26-10-1972, tại Hà Nội, đài phát thanh CS công bố tóm lược 9 điểm thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và BVN về dự thảo hiệp định ngưng bắn. Tại Paris, Xuân Thủy họp báo cho biết rằng Hoa Kỳ và BVN đã đạt được thỏa hiệp ngày 17-10-1972, trừ hai điểm: việc trao trả tù binh và chuyển giao võ khí sau ngưng bắn. Xuân Thủy trách rằng dầu BVN đã chấp nhận tất cả những đề nghị của Hoa Kỳ về các điểm nầy, nhưng Hoa Kỳ từ chối ký kết hiệp định vào ngày 31-10-1972 và đòi hỏi phải thương lượng thêm nữa.
Tại Hoa Kỳ, trong cuộc họp báo tại tòa Bạch ốc ngày 26-10-1972, Kissinger tuyên bố rằng “Chúng tôi tin tưởng hòa bình đang ở trong tầm tay.” (Nguyên văn: “We believe that peace is at hand.” (Richard Nixon, sđd. tr. 705.) Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa chấp nhận ký kết hiệp định ngày 31-10-1972. Tại Sài Gòn, tổng thống Thiệu tuyên bố ngày 1-11-1972 rằng sơ thảo hiệp định là “sự đầu hàng cộng sản” và “bán đứng” VNCH. (John S. Bowman, sđd. tt. 204-205.)
Dầu chưa ký hiệp định về Việt Nam, ngày 7-11-1972, Richard Nixon tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, có thể nhờ đã rút khá nhiều quân Hoa Kỳ về nước và những thành công ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 14-11-1972, Nixon gởi thư cho tổng thống Thiệu hứa sẽ bảo vệ miền NVN, bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh nếu Hà Nội vi phạm cuộc ngưng bắn và ra lệnh cho Kissinger đưa cho Lê Đức Thọ những điểm sửa đổi hiệp định do tổng thống Thiệu đưa ra. (John S. Bowman, sđd. tr. 205.)
Dầu tố cáo lẫn nhau, Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại lần thứ 21 ngày 20-11-1972. Hai điểm khác biệt chính được nêu ra là vấn đề chính phủ Thiệu và chủ quyền miền Nam, và vấn đề lực lượng kiểm soát ngưng bắn tại Việt Nam, mà Hoa Kỳ đề nghị nhiều ngàn người còn BVN đề nghị chỉ 250 người. Sau cuộc họp mật từ ngày 23 đến 25-11-1972, hội nghị gặp bế tắc. Dư luận cho rằng hai vấn đề làm thất bại cuộc họp là sự thành lập và hoạt động của ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến và đòi hỏi của tổng thống Thiệu là toàn thể quân đội BVN phải rút ra khỏi NVN.
Ngày 4, 6 và 7-12 lại mật đàm lần thứ 22, nhưng vẫn khó khăn ở điểm VNCH đòi BVN phải rút quân, trong khi BVN đòi Hoa Kỳ trở lại với thỏa thuận ngày 17-10-1972. Ngày 10-12-1972, chuyên viên hai bên bắt đầu hiệu đính hiệp định theo ngôn ngữ của mình (Anh và Việt). Ngày 13-12, sau khi gặp lần nữa với Lê Đức Thọ, Kissinger về Hoa Kỳ trình với tổng thống Nixon.
Vấn đề khó khăn nhất là tổng thống Thiệu đòi hỏi BVN phải rút quân, hay ít nhất là phải thừa nhận chủ quyền của chính phủ VNCH ở NVN, vì điều đó cho thấy sự hiện diện của quân CS BVN là bất hợp pháp. Kissinger đề nghị Nixon mở cuộc oanh kích BVN ngay từ lúc đó hay sẽ oanh kích mạnh mẽ BVN nếu cuộc mật đàm lần tới thất bại.
Ngày 14-12-1972, tổng thống Nixon kêu gọi Hà Nội thương thuyết nghiêm chỉnh để tránh bị dội bom. Hai hôm sau, trong một cuộc họp báo, Kissinger cho biết cuộc hòa đàm thất bại vì Hà Nội không chấp nhận một nền hòa bình công chính và hợp lý do tổng thống Nixon đề nghị. Hà Nội và MTGPMN vẫn nhắc lại luận điệu cũ, tố cáo Hoa Kỳ phá hỏng hòa đàm.
Ngày 18-12-1972, chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh thực hiện chiến dịch Linebacker II, thường được gọi là cuộc “oanh kích Giáng Sinh”, tấn công dữ dội cả hai vùng Hà Nội và Hải Phòng. Trong khi đó, tuy không mật đàm, nhưng cuộc họp công khai hai/bốn bên vẫn tiếp tục. Trong phiên họp lần thứ 171 ngày 21-12-1972, phái đoàn VNDCCH và MTDTGP bỏ phòng họp, phản đối việc Hoa Kỳ dội bom BVN.
Ngày 26-12-1972, BVN đồng ý tái mật đàm trong vòng năm ngày sau khi ngưng dội bom. Ngày 30-12-1972, Nixon ra lệnh ngưng oanh tạc những mục tiêu BVN ở phía bắc vĩ tuyến 20. Phía nam vĩ tuyến nầy vẫn tiếp tục bị tấn công.
Phiên họp công khai hai/bốn bên thứ 172 tái tục ngày 4-1-1973, trong khi Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại bắt đầu từ ngày 8-1-1973. Đây là cuộc mật đàm lần thứ 23 giữa hai bên. Trong ngày 11-1-1973, Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo nghị định thư về sự đóng góp của Mỹ sau chiến tranh nhằm tái thiết BVN và đòi hỏi số tiền lên đến 5 tỷ Mỹ kim. Kissinger trả lời là vấn đề đó sẽ được giải quyết sau khi hiệp định đã được ký kết và tổng thống Hoa Kỳ sẽ gởi công hàm về vấn đề nầy. (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ sđd. tr. 397.)
Cũng trong ngày hôm đó, Kissinger điện cho Nixon là đã hoàn tất hiệp định kể cả dự tính ngày ký kết. Cuộc mật đàm lần nầy kết thúc ngày 13-1-1973. Theo Nixon, vì hòa đàm đã tiến bộ nên ngày 15-1-1973, Nixon ra lệnh chấm dứt chiến dịch Linebacker II, chấm dứt oanh tạc và chấm dứt phong tỏa BVN. (Còn tiếp) (Trích Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)
(Toronto, 16-01-2013)
© Trần Gia Phụng
Bài 1
Bài 2
Hội nghị Paris (1968-1972) có thể chia làm ba giai đoạn. Hai giai đoạn đầu đã được trình bày trong bài 2. Nay xin trình bày giai đoạn thứ ba của Hội nghị Paris.
Sau hơn hai tháng gián đoạn, cuộc họp lần thứ 150 diễn ra ngày 13-7-1972, mở đầu giai đoạn thứ ba của hội nghị Paris. Giai đoạn nầy kéo dài cho đến khi kết thúc bằng cuộc họp thứ 174 (cuối cùng) ngày 18-1-1973, tức hơn sáu tháng. Từ đây, các cuộc họp diễn ra đều đặn hàng tuần vào ngày Thứ Bảy.
Trong cuộc họp ngày 13-7-1972, hai bên vẫn giữ lập trường cũ, chưa có gì mới. Trọng tâm cuộc họp là vai trò tương lai của chính phủ Sài Gòn. Ngày 19-7-1972, Henry Kissinger họp mật lần thứ 14 với Lê Đức Thọ và Xuân Thủy. Theo sự thỏa thuận giữa hai bên, hai bên sẽ giữ bí mật nội dung cuộc họp nầy. (John S. Bowman, sđd. tr. 200.)
Theo tài liệu sau nầy về phía CS, thì lúc đó, Kissinger cho biết Hoa Kỳ đã thân thiện trở lại với những kẻ thù cũ [tức Trung Quốc và Liên Xô], rằng Hoa Kỳ có thể chung sống với Bắc Kinh và Moscow, thì Hoa Kỳ có thể chung sống với Hà Nội. (Điều nầy, Kissinger đã nói với Chu Ân Lai tại Bắc Kinh). Lần đầu tiên Kissinger đề nghị ngừng bắn tại chỗ, Hoa Kỳ hợp tác gỡ mìn ở miền Bắc, rút quân Hoa Kỳ và Đồng minh, không đòi hỏi BVN rút quân, và BVN trao trả tù binh và thường dân. (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tt. 225-233) Như thế là Hoa Kỳ bãi bỏ điều kiện tiên quyết của Hoa Kỳ là BVN rút quân ra khỏi miền NVN cùng lần với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thông báo cho phía VNCH biết điều nầy.
Sau hai cuộc mật đàm ngày 1-8-1972 (thứ 15) và ngày 14-8-1972 (thứ 16), Lê Đức Thọ về Hà Nội, (Lưu Văn Lợi-Nguyễn Anh Vũ, sđd. tr. 259.) để báo cáo, trong khi Henry Kissinger qua Sài Gòn ngày 17-8-1972, thông báo tin tức, thảo luận và áp lực tổng thống Thiệu (Nguyễn Tiến Hưng, sđd. tr.113.)
Tổng thống Thiệu đòi hỏi phải có sự rút quân song phương cả Mỹ lẫn BVN, phản đối chuyện liên hiệp với MTDTGP và phản đối sự thành lập Ủy ban Hòa giải Hòa hợp. “Kissinger với Thiệu giống như hai người ông nói gà bà nói vịt.” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 114.) Cuộc gặp gỡ không đưa đến kết quả. Vào giữa tháng 8-1972, lực lượng Hoa Kỳ còn lại ở Việt Nam khoảng 44,600 quân. (John S. Bowman, sđd. tr. 201.)
Trong khi đang tiến hành chiến dịch Linebacker, tổng thống Nixon cùng cố vấn An ninh là Kissinger đi thăm Liên Xô từ 22 đến 30-5-1972, và ký thỏa ước SALT (Strategic Arms Limitation Treaty) ngày 26-5-1972 với Leonid Brezhnev. Trong cuộc thương thuyết Mỹ-Liên Xô, phía Mỹ hứa hẹn sẽ cho Liên Xô được hưởng quy chế tối huệ quốc (most favored nation), mở đường giao thương với Hoa Kỳ và Tây Âu. Để đáp lại thiện chí của Hoa Kỳ, Liên Xô áp lực với CSVN ngưng đòi hỏi điều kiện tiên quyết là loại bỏ tổng thống Thiệu để khai thông hội nghị. (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tt. 17-18.)
Vì vậy, khi trở lại Paris, trong cuộc họp mật lần thứ 17 ngày 15-9-1972, lần đầu tiên Lê Đức Thọ cho biết CSVN chấp nhận sự tồn tại của chính quyền Sài Gòn (chữ của CSVN) song song với chính phủ lâm thời CHMNVN (chữ của CSVN), (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ, sđd tt. 262-263), nghĩa là CSVN bãi bỏ điều kiện tiên quyết là phải giải thể chế độ VNCH. Như thế có nghĩa là mỗi bên, Hoa Kỳ và VNDCCH bãi bỏ một điều kiện tiên quyết, nên hai bên bắt đầu đi vào bàn luận những vấn đề chuyên môn cụ thể cho cuộc đình chiến.
Trong cuộc họp mật lần thứ 18 (26 và 27-9-1972), hai bên đưa thêm những đề nghị mới, những chi tiết mới, thảo luận, cọ sát, so sánh ý kiến hai bên để tìm kiếm những điểm chung hai bên có thể chấp nhận được, nhằm đi đến hiệp định đình chiến. Phía CSVN, Lê Đức Thọ điện về Hà Nội xin ý kiến, trong khi phía Mỹ, Kissinger về Mỹ và đề cử người phụ tá là tướng Alexander Haig qua Sài Gòn để thảo luận với tổng thống Thiệu.
Tổng thống Thiệu tiếp Haig hai lần. Lần thứ nhất ngày 2-10 và lần thứ hai ngày 4-10-1972. Cuộc gặp ngày 4-10 có cả các nhân vật trong Hội đồng An ninh Quốc gia. (Phó tổng thống Hương, thủ tướng Khiêm, bộ trưởng Ngoại giao Lắm, phụ tá Ngoại giao Đức, phụ tá đặc biệt Nhã). Tổng thống Thiệu phản đối lập trường cũng như đề nghị của Hoa Kỳ, và trao cho Haig một bản tóm tắt lập trường của VNCH để Kissinger tham khảo trước cuộc mật đàm sắp đến với Lê Đức Thọ.
Sau khi Haig về lại Washington DC, tổng thống Nixon gởi tổng thống Thiệu văn thư đề ngày 6-10-1972, vừa thân thiện, vừa an ủi, vừa bảo đảm và vừa đe dọa. Gần cuối thư, có đoạn viết: “…Tôi xin Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau nầy một không khí có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...” (Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter, sđd. tr. 128.) Như thế, Nixon ngầm đe dọa tổng thống Thiệu có thể gặp trường hợp bị sát hại như tổng thống Ngô Đình Diệm.
Trong lần mật đàm thứ 19 tái diễn từ 8 đến 12-10-1972, phái đoàn Hoa Kỳ có thêm tướng Alexander Haig. Cả hai bên đều đưa ra dự thảo hiệp định đình chiến của mình. Ngày 17-10-1972, mật đàm tiếp tục. Hai bên giải quyết những bất đồng chót, thỏa thuận dự thảo hiệp định và dự tính sẽ ký kết hiệp định đình chiến vào cuối tháng 10-1972. Cuộc họp nầy cũng dự tính Kissinger sẽ đi Hà Nội ngày 23-10 sau khi Kissinger đến Sài Gòn để thông báo nhằm đạt sự thỏa thuận về phía VNCH. Ngày 23-10-1972 cũng là ngày chấm dứt chiến dịch Linebacker oanh kích BVN.
Sau cuộc mật đàm nầy, Kissinger từ Paris qua Sài Gòn ngày 18-10 để thảo luận với tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi Kissinger đến Việt Nam, ngày 17-10, tổng thống Thiệu nhận được một tài liệu CS bắt được ở Quảng Tín, nhan đề là “Chỉ dẫn tổng quát về việc ngừng bắn”. Tổng thống Thiệu rất tức giận cho rằng cán bộ CS ở một tỉnh nhỏ còn biết nhiều chi tiết về hội nghị Paris hơn ông. (Nguyễn Mạnh Hùng dịch, Không hòa bình, chẳng danh dự, Nixon, Kissinger và sự phản bội ở Việt Nam, California: Nxb. Viet Tide, 2003, tt. 221. Nguyên bản của Larry Berman, No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam, New York: Simon & Schuster, 2001.)
Trong cuộc hội kiến tại Dinh Độc Lập ngày 19-10, Kissinger trình lên tổng thống Thiệu bản dự thảo hiệp ước bằng Anh ngữ. Phía chính phủ Sài Gòn đòi xem bản dự thảo bằng Việt ngữ, nhưng Kissinger trả lời không mang theo. Sau hai giờ thảo luận (từ 11 giờ đến 1 giờ), cuộc họp chấm dứt. Hôm sau, 20-10, Kissinger gặp nhóm phụ tá của tổng thống Thiệu tại tư thất của ngoại trưởng Trần Văn Lắm. Cuộc họp khá căng thẳng. Hoàng Đức Nhã yêu cầu Kissinger giải thích 64 điểm trong dự thảo hiệp ước, nhưng Kissinger cho rằng chỉ có 8 điểm là quan trọng. Cuộc họp rất gây cấn vì VNCH không chịu nhượng bộ. Sau cuộc họp, Hoàng Đức Nhã gặp tổng thống Thiệu báo cáo tình hình và đề nghị tổng thống hủy bỏ phiên họp với Kissinger dự tính vào chiều hôm đó. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tr. 226.)
Kissinger đành qua Pnom Penh gặp Lon Nol, rồi ngày 21-10 quay trở về Sài Gòn. Trong cuộc họp với Kissinger ngày hôm sau 22-10-1972, tổng thống Thiệu tố cáo Hoa Kỳ thông đồng cùng Liên Xô và Trung Quốc nhằm lật đổ chế độ VNCH và tổng thống Thiệu đã bác khước hầu như từng điểm một bản dự thảo hiệp định do Kissinger đưa ra. Hôm sau, 23-10, Kissinger đến Dinh Độc Lập thuyết phục tổng thống Thiệu lần chót nhưng không được. Kissinger lên máy bay về nước cùng ngày. (Larry Berman, sđd., Nguyễn Mạnh Hùng dịch, tt. 219-243.)
Ngày 24-10-1972, trong khi chính phủ Hoa Kỳ tạm ngưng các cuộc oanh kích phía trên vĩ tuyến 20 ở BVN nhằm đáp lại những thỏa thuận trong các cuộc mật đàm tại Paris, thì tổng thống Thiệu tuyên bố tại Sài Gòn rằng tất cả những đề nghị hòa bình thảo luận giữa Kissinger và Lê Đức Thọ tại Paris là không thể chấp nhận và kêu gọi quân đội VNCH cương quyết quét sạch quân đội CS ra khỏi lãnh thổ miền NVN.
Trước phản ứng mạnh mẽ của tổng thống Thiệu, cả phía Hoa Kỳ lẫn phía CSVN đều tức giận. Hoa Kỳ đổ lỗi cho VNCH gây trở ngại cho việc ký kết hiệp định. Lúc đó, người Hoa Kỳ dọa đưa tổng thống Thiệu lên máy bay ra nước ngoài ngày 26-10-1972. (Chính Đạo, sđd. tt. 98-99.) Hà Nội tố cáo là Hoa Kỳ phá hoại hiệp định bằng cách đổ lỗi cho những khó khăn từ phía Sài Gòn.
Theo dự tính, Kissinger sẽ có mặt ở Hà Nội ngày 23-10-1972 để ký tắt hiệp định, nhưng vì không thuyết phục được tổng thống Thiệu, nên Kissinger quay về Hoa Kỳ. Ngày 26-10-1972, tại Hà Nội, đài phát thanh CS công bố tóm lược 9 điểm thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và BVN về dự thảo hiệp định ngưng bắn. Tại Paris, Xuân Thủy họp báo cho biết rằng Hoa Kỳ và BVN đã đạt được thỏa hiệp ngày 17-10-1972, trừ hai điểm: việc trao trả tù binh và chuyển giao võ khí sau ngưng bắn. Xuân Thủy trách rằng dầu BVN đã chấp nhận tất cả những đề nghị của Hoa Kỳ về các điểm nầy, nhưng Hoa Kỳ từ chối ký kết hiệp định vào ngày 31-10-1972 và đòi hỏi phải thương lượng thêm nữa.
Tại Hoa Kỳ, trong cuộc họp báo tại tòa Bạch ốc ngày 26-10-1972, Kissinger tuyên bố rằng “Chúng tôi tin tưởng hòa bình đang ở trong tầm tay.” (Nguyên văn: “We believe that peace is at hand.” (Richard Nixon, sđd. tr. 705.) Tuy nhiên, Hoa Kỳ chưa chấp nhận ký kết hiệp định ngày 31-10-1972. Tại Sài Gòn, tổng thống Thiệu tuyên bố ngày 1-11-1972 rằng sơ thảo hiệp định là “sự đầu hàng cộng sản” và “bán đứng” VNCH. (John S. Bowman, sđd. tt. 204-205.)
Dầu chưa ký hiệp định về Việt Nam, ngày 7-11-1972, Richard Nixon tái đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, có thể nhờ đã rút khá nhiều quân Hoa Kỳ về nước và những thành công ngoại giao với Liên Xô và Trung Quốc. Ngày 14-11-1972, Nixon gởi thư cho tổng thống Thiệu hứa sẽ bảo vệ miền NVN, bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh nếu Hà Nội vi phạm cuộc ngưng bắn và ra lệnh cho Kissinger đưa cho Lê Đức Thọ những điểm sửa đổi hiệp định do tổng thống Thiệu đưa ra. (John S. Bowman, sđd. tr. 205.)
Dầu tố cáo lẫn nhau, Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại lần thứ 21 ngày 20-11-1972. Hai điểm khác biệt chính được nêu ra là vấn đề chính phủ Thiệu và chủ quyền miền Nam, và vấn đề lực lượng kiểm soát ngưng bắn tại Việt Nam, mà Hoa Kỳ đề nghị nhiều ngàn người còn BVN đề nghị chỉ 250 người. Sau cuộc họp mật từ ngày 23 đến 25-11-1972, hội nghị gặp bế tắc. Dư luận cho rằng hai vấn đề làm thất bại cuộc họp là sự thành lập và hoạt động của ủy ban quốc tế kiểm soát đình chiến và đòi hỏi của tổng thống Thiệu là toàn thể quân đội BVN phải rút ra khỏi NVN.
Ngày 4, 6 và 7-12 lại mật đàm lần thứ 22, nhưng vẫn khó khăn ở điểm VNCH đòi BVN phải rút quân, trong khi BVN đòi Hoa Kỳ trở lại với thỏa thuận ngày 17-10-1972. Ngày 10-12-1972, chuyên viên hai bên bắt đầu hiệu đính hiệp định theo ngôn ngữ của mình (Anh và Việt). Ngày 13-12, sau khi gặp lần nữa với Lê Đức Thọ, Kissinger về Hoa Kỳ trình với tổng thống Nixon.
Vấn đề khó khăn nhất là tổng thống Thiệu đòi hỏi BVN phải rút quân, hay ít nhất là phải thừa nhận chủ quyền của chính phủ VNCH ở NVN, vì điều đó cho thấy sự hiện diện của quân CS BVN là bất hợp pháp. Kissinger đề nghị Nixon mở cuộc oanh kích BVN ngay từ lúc đó hay sẽ oanh kích mạnh mẽ BVN nếu cuộc mật đàm lần tới thất bại.
Ngày 14-12-1972, tổng thống Nixon kêu gọi Hà Nội thương thuyết nghiêm chỉnh để tránh bị dội bom. Hai hôm sau, trong một cuộc họp báo, Kissinger cho biết cuộc hòa đàm thất bại vì Hà Nội không chấp nhận một nền hòa bình công chính và hợp lý do tổng thống Nixon đề nghị. Hà Nội và MTGPMN vẫn nhắc lại luận điệu cũ, tố cáo Hoa Kỳ phá hỏng hòa đàm.
Ngày 18-12-1972, chính phủ Hoa Kỳ ra lệnh thực hiện chiến dịch Linebacker II, thường được gọi là cuộc “oanh kích Giáng Sinh”, tấn công dữ dội cả hai vùng Hà Nội và Hải Phòng. Trong khi đó, tuy không mật đàm, nhưng cuộc họp công khai hai/bốn bên vẫn tiếp tục. Trong phiên họp lần thứ 171 ngày 21-12-1972, phái đoàn VNDCCH và MTDTGP bỏ phòng họp, phản đối việc Hoa Kỳ dội bom BVN.
Ngày 26-12-1972, BVN đồng ý tái mật đàm trong vòng năm ngày sau khi ngưng dội bom. Ngày 30-12-1972, Nixon ra lệnh ngưng oanh tạc những mục tiêu BVN ở phía bắc vĩ tuyến 20. Phía nam vĩ tuyến nầy vẫn tiếp tục bị tấn công.
Phiên họp công khai hai/bốn bên thứ 172 tái tục ngày 4-1-1973, trong khi Kissinger và Lê Đức Thọ mật đàm trở lại bắt đầu từ ngày 8-1-1973. Đây là cuộc mật đàm lần thứ 23 giữa hai bên. Trong ngày 11-1-1973, Lê Đức Thọ đưa ra dự thảo nghị định thư về sự đóng góp của Mỹ sau chiến tranh nhằm tái thiết BVN và đòi hỏi số tiền lên đến 5 tỷ Mỹ kim. Kissinger trả lời là vấn đề đó sẽ được giải quyết sau khi hiệp định đã được ký kết và tổng thống Hoa Kỳ sẽ gởi công hàm về vấn đề nầy. (Lưu Văn Lợi – Nguyễn Anh Vũ sđd. tr. 397.)
Cũng trong ngày hôm đó, Kissinger điện cho Nixon là đã hoàn tất hiệp định kể cả dự tính ngày ký kết. Cuộc mật đàm lần nầy kết thúc ngày 13-1-1973. Theo Nixon, vì hòa đàm đã tiến bộ nên ngày 15-1-1973, Nixon ra lệnh chấm dứt chiến dịch Linebacker II, chấm dứt oanh tạc và chấm dứt phong tỏa BVN. (Còn tiếp) (Trích Việt sử đại cương tập 7, sẽ xuất bản.)
(Toronto, 16-01-2013)
© Trần Gia Phụng
No comments:
Post a Comment