Bài Trường Ca Máu(Tháng Tư Đen về, nhớ đến Việt Khang và những người Việt yêu quê hương đang bị giam cầm trong lao tù Cộng sản).Phòng giam lạnh, người tù se nét mặt,Lặng lẽ vin tường, ánh mắt xa xôi.Trôi lăn trong ngục tối mấy năm rồi,Chỉ vì "tội" hát lên lời yêu nước.Sức dẫu yếu, nhưng lòng không khiếp nhược,Vì quê nhà, luôn giữ được quyết tâm.Phút giây đây, trong bóng tối âm thầm,Gượng đứng thẳng, lâm râm câu thề nguyện.** *Dù chúng có giam cầm tôi vĩnh viễn,Vẫn không làm tắt được tiếng hát tôi.Vì bao lâu còn có chút tàn hơi,Chí tranh đấu vẫn còn nơi nương náu.Tôi sẽ viết lên bài trường ca máu,Vạch trần điều chúng cố giấu lâu nay,Là dân tôi đang gánh chịu đọa đày,Sống kềm kẹp dưới bàn tay ác thú.Tôi sẽ dựng lại xóm làng xưa cũ,Nơi bao năm luôn ấp ủ tình người,Nhưng giờ đây, sau một cuộc đổi đời,Đã bất hạnh thành nơi đầy bất trắc.Tôi sẽ tới miền cao nguyên xa lắc,Đang dần dà bị chúng cắt sạch cây,Và cho Tàu khai thác khắp đó đây,Mưa trút xuống, thành vũng lầy đỏ ối.Tôi sẽ nói thay người dân vô tội,Vượt thác ghềnh đến Hà nội kêu than,Vì đất đai bị cán bộ tham tàn,Đem súng ống đến ngang nhiên làm chủ.Tôi sẽ đến tiễn đưa đoàn ngư phủ,Chết oan khiên dưới súng lũ giặc Tàu,Để nhìn rừng khăn tang trắng phau phau,Mà thấm thía dần nỗi đau bị trị.Tôi sẽ khấn các vong hồn tử sĩ,Đau lòng vì chốn yên nghỉ ngàn thu,Cũng không sao thoát nanh vuốt kẻ thù:Nghĩa trang cũ thành khu buôn bán lẻ.Tôi sẽ gặp, dù lòng đau như xé,Người dân lành đang làm mẹ, làm cha,Đói nghèo đành đem máu, thận... mình ra,Cắn răng bán, cầu qua cơn khốn khó.Tôi sẽ tiếc thương người con gái nhỏ,Vì miếng ăn phải rời bỏ thôn nhà,Rồi vô tình vướng cạm bẫy phồn hoa,Thành hàng hóa bày bán ra xứ lạ.Tôi sẽ khóc khi nhìn khay thuốc lá,Của người đang vất vả kiếp thương binh,Vì cho dân xưa được sống an bình,Đã không ngại hy sinh phần thân thể.Tôi sẽ đến góp chung đôi dòng lệ,Với gia đình những người trẻ hăng say,Chống bọn Tàu xâm lược, để giờ đây,Phải đau đớn chịu đắng cay tù rạc.Tôi sẽ kể hết muôn ngàn tội ác,Của bọn cầm quyền khắc bạc phi nhân,Chà đạp nhân quyền, bán nước, hại dân,Theo lệnh chủ, như một phần món nợ.Tôi sẽ hát thật to lời nhắc nhở,Để dân mình luôn nhớ đến non sông,Để mai sau con cháu giống Lạc Hồng,Không phải sống lưu vong trên đất Việt.Và tôi sẽ cầu xin trong đoạn kết,Cho toàn dân thôi hết sợ bạo quyền,Cất cao đầu, cương quyết đứng vùng lên,Đem hạnh phúc trở về trên cố thổ.** *Từ ngục tối, từng câu ca thống khổ,Vượt tường giam như thác đổ băng rừng.Nhưng than ôi, lòng người đã dửng dưng,Nên tiếng hát nửa chừng đành đứt đoạn.Chỉ còn lại mớ âm thanh hỗn loạn:Tiếng chào mời, tiếng rao bán hét la,Tiếng bấm hình của các nhiếp ảnh gia,Tiếng lanh lảnh của các nhà "từ thiện",Lẫn với tiếng huênh hoang trò chuyện,Của đàn người vượt biển năm nao,Về ăn chơi chè chén xôn xao,Thành tích nổ ào ào vui hơn Tết.Người nhạc sĩ trong tù nằm lịm chết,Bản trường ca đoạn kết chửa kịp vang.Và ngoài kia, dưới xiềng xích ngoại bang,Vùng đất khổ vẫn ngập tràn tang tóc.** *Đêm đất trọ, mấy ai còn trằn trọc,Tháng Tư về, mấy kẻ khóc quê hương!Trần Văn LươngCali, Mùa Quốc Hận 2014
Sunday, April 13, 2014
Friday, April 11, 2014
Việt Nam, về đâu?
Việt Nam, về đâu?
Thật ra, chuyện
cộng sản ra công ra sức dàn dựng để được làm chư hầu cho Trung cộng là diều
không còn che dấu được bất cứ ai nữa. Người thì biết qua tin tức, trang mạng,
chuyện trò trao đổi. Kẻ thì nhìn biết sự việc qua cung cách đối xử của nhà nước
với công chúng Việt Nam và với những người “lạ” đến trú tại địa phương. Cách
riêng, đối với người từng sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, họ đã biết chuyện này
từ lâu. Bởi lẽ, cố Tổng Thống Ngô đình Diệm đã công khai hóa chuyện tồi bại của
tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh (lúc bấy giờ chưa mấy người biết y là Hồ tập
Chương, người Tàu) ra trước công luận trong bài diễn văn của ông nhân dịp khánh
thành Đập Đồng Cam ở Tuy Hòa vào ngày 17 tháng Chín, 1955 là “Chúng ta hiện nay
đang tiếp tục cuộc chiến đấu lớn lao để hoàn thiện nền độc lập của quốc gia
chúng ta và để đảm bảo tự do của nhân dân chúng ta…. Nếu Việt Minh thắng trong
cuộc đấu tranh này, quốc gia thân yêu của chúng ta sẽ biến mất và nước chúng ta
sẽ chỉ được đề cập đến như là một tỉnh phía nam của Trung Cộng. Hơn nữa nhân dân
Việt Nam sẽ mãi mãi sống dưới ách độc tài do Mạc Tư Khoa, Trung cộng tạo ra và
sẽ bị tước mất tôn giáo, tổ quốc và gia đình.” Nguồn: Major Policy Speeches by
President Ngo Dinh Diem
Nhìn lại những
sự kiện và những diễn biến đã và đang xảy ra, người người lắc đầu ngao ngán và
chán nản. Tuy thế, tôi cho rằng, nỗi đau tận cùng trong lòng người Việt
Nam không phải vì câu chuyện mất nước. Nhưng chính là sự kiện, chúng ta không
biết phải làm gì để chặn đứng việc tập đoàn CS HCM đang thu xếp những thủ tục
cuối cùng để giao nước ta cho Trung quốc. Chuyện “ không biết” này là một việc
đáng trách hay đáng buồn? Đáng trách vì chúng ta không chịu hành động gì? Đáng
buồn vì chúng ta đã buông xuôi?
Tôi không biết
rõ câu trả lời sẽ ra sao. Tuy nhiên, có thể nói là từ sau cái chết của Tổng
thống Ngô đình Diệm đến nay, chưa bao giờ người Việt Nam, kể cả những người
trong hàng ngũ cán binh cộng sản còn có chút tấm lòng với tổ quốc Việt Nam, đã
đặt ra câu hỏi này một cách nghiêm túc, ngõ hầu, cùng tìm ra một câu trả lời rõ
nét mà định vị cho tư thế Việt Nam. Trái lại, tất cả như mơ, như hoặc, trong một
giấc mộng mị “ông nói gà, bà nói vịt”, và không hề biết rằng, chúng ta không còn
nhiều thời gian để đặt lại câu hỏi này nửa. Bởi vì, khi đi ngủ là người Việt
Nam. Sáng mai mở mắt ra, lại bị gọi bằng một cái tên lạ khác với cái cờ 6 sao
treo ngay trên mảnh đất của mình đang sinh sống! Lúc đó mới chợt biết tên nước
đã không còn, mới nhớ đến câu gào thét “Việt Nam tôi đâu?” nghe tan gan, nát
ruột, vỡ tim óc của Việt Khang thì đã quá muộn!
Tôi viết ra câu
chuyện này, tưởng lạ, mà không lạ. Cho là hoang tưởng mà lại rất thực. Bởi lẽ,
ngay khi Putin ký sắc lệnh xát nhập Crimea vào lãnh thổ của Liên Bang Nga vào
ngày 21-3-2014, thì Ukraine mất đất và người Ukraina ở Crimea thành dân Nga!
Đứng trước cái “hoang tưởng” này, cả thế giới, chẳng riêng gì Tây Âu và Mỹ, đều
trắng mắt ra mà nhìn một “con cá lớn, nuốt con cá bé”. Nuốt một cách công khai,
còn có thể gọi là “hợp pháp” nữa, mà chẳng có một thành viên nào của quốc tế dám
nói đến chữ “can thiệp” để bảo đảm luật pháp của thế giới, ngoại trừ một vài
kiểu phủi bụi ngoại giao là cấm vận năm bảy thành viên nào đó của những bên liên
hệ, hoặc mời Nga ra khỏi G8 là hết chuyện.
Mời ra rồi, cấm
vận rồi, vài năm sau thế nào? Thế giới lại trôi vào một dòng chảy khác, chẳng
mấy ai còn nhắc đến chuyện cấm vận và Crimea hôm nay nữa. Họ lại ngồi chung một
bàn! Như thế, nếu câu chuyện ngưng lại ở đây, không tiến thêm một bước nào nữa,
Ukraina không mất thêm đất thì đó là điều may mắn cho Ukraina và cho thế giới.
Chỉ sợ, chẳng bao lâu nửa, tỉnh phía đông, thành phố phía tây, hay khu vực trong
lòng Ukraine lại bỏ phiếu đòi tự trị và xin sát nhập vào Liên Bang Nga thì mới
là câu chuyện dở khóc dở cười cho thế giới trong thế kỷ này. Bởi vì, nếu chuyện
ấy xảy ra, cũng sẽ không bao giờ có những “can thiệp” dưới dạng “đưa ra trước
công lý” như đã từng xảy ra ở Iraq và Afganistan trước đây.
Từ câu chuyện
“hoang tưởng” ấy, một câu hỏi như bài học vô cùng quý giá được đặt ra
cho người Việt Nam chúng ta sau sự kiện này là: Liệu “cuộc đổi thay vĩ đại” này,
có là một bước đột phá cho Trung Cộng tiến bước xuôi phương nam, và số phận Việt
Nam có được định đoạt theo một thời khóa biểu hẹn trước do Trung cộng và tay sai
thực hiện chăng? Nếu chuyện ấy xảy ra, Việt Nam sẽ ra sao, về đâu? Ta vẫn là ta
hiên ngang khí phách. Hay ta là một vùng đất được hưởng quy chế tự trị trong cái
túi bọc của Trung quốc theo sách lược của đảng nhà nước CS VN? Đi tìm câu trả
lời, tôi cho là bài học từ Crimea trong ván cờ của thời đại, rất có giá trị với
chúng ta.
Ở Crimea, để
biện minh cho ý đồ của mình, Putin nói trong bài phát biểu 18-3-2014.“bây giờ,
tôi nghe người dân Crimea kể rằng, năm 1991, họ đã bị trao đi như bao tải khoai
tây”. Điều này cho thấy, chính Nga là phía không ngừng tìm đủ mọi phương cách để
bành trướng cương thổ sau khi đế chế cộng sản Liên Bang Sô Viết sụp đổ vào năm
1990. Nghĩa là, sau khi gượng đứng dậy được từ cuộc sụp đổ của đế chế cộng sản
vào năm1990, Liên bang Nga lại đã manh nha một cuộc thôn tính láng giềng để mở
rộng biên giới của mình? Dĩ nhiên, cuộc thôn tính này phải là một diển tiến mang
tính “hợp pháp” hơn là cuộc bành trướng bằng bạo lực cách mạng của đế chế cộng
sản trước kia. Từ đó, Putin không ngần ngại tạo ra những loại ngôn ngữ về tính
lịch sử của sự xát nhập như: Ở nơi đó, ngoài quân hải cảng Sevastopol, một vị
trí then chốt giữ biển đen của Nga. Nó còn là nơi “đã thấm máu xương của ngươi
Nga qua nhiều đời”. Và rằng, đó là nơi có nhiều người Nga sinh sống, nó là phần
đất không thể bị tách rời khỏi nước Nga… Nên nó phải về với Nga?
Nếu cái tính
hợp pháp chỉ đơn giản được giải quyết bằng sức mạnh của cơ bắp với đôi ba lý
luận như thế, xem ra nhiều phần đất trên thế giới này sẽ có nguy cơ bị xóa tên!
Bởi vì, nhiều nơi cũng có máu xương của người Mỹ, người Nga, người Tàu, người
Pháp, người Đức… đã đổ xuống. Thử hỏi, những phần đất ấy, có phải trở về với
quốc gia, mà con dân của họ đã đổ máu xương xuống hay không? Có lẽ, chẳng ai có
thể đưa ra câu trả lời dứt khoát, có hay là không. Bởi vì nó còn tùy thuộc vào
nhiều vấn đề. Và không phải mọi trường hợp đều có thể “đưa nó ra” trước công lý.
Đơn giản hơn, công lý đôi khi cũng phải chạy mặt trong một số trường hợp. Mà rủi
Crimea hôm qua đây là một điển hình? Liệu nó có ngoại lệ trong tương lai
không?
a. Chuyện
máu xương đã đổ xuống!
Trở lại câu
chuyện của Crimea. Tôi không biết là có bao nhiêu máu xương của quân dân Nga đã
đổ xuống trên phần đất Crimea để hôm nay nó phải thuộc về Nga. Nhưng tại Việt
Nam, máu xương của quan, binh và người từ bắc phương đã đổ xuống trên phần đất
Việt Nam chắc chắn là nhiều hơn con số của Nga gấp bội lần, và cũng chẳng phải
là mới đây mới có. Trái lại, những con số này đã có trong những cuộc chiến từ
nghìn năm cũ, từ hơn hai trăm năm trước và mới đây, nhiều vệt máu còn tươi. Dù
đã khô hay còn tươi, con số đều không thể đong đếm được. Rõ ràng máu xương của
họ không thể đong đếm. Nhưng những cai tên như gò Đống Đa, kèn Ngọc Hồi, đuốc
Hàm Tử, giáo Chương Dương, bến Vân Đồn, ngựa Chi Lăng… thì chưa bao giờ có thể
vùi quên. Hơn thế, xem ra còn uất nghẹn trong lòng người phương bắc hơn cả người
phương nam! Bởi vì, những phần đất ấy đã không bao giờ thuộc về phương bắc, dù
đã có đôi ba kẻ, đôi ba lần mãi quốc cầu vinh, muốn dâng cúng đất Việt cho ngoại
bang. Kết quả, tất cả đều toi mạng trước khi mộng bán nước cầu vinh thành sự.
Phần tổ quốc và người dân Việt Nam vẫn kiên vững, còn đây!
b. Đường
biên giới.
Nhìn trên bản
đồ, Crimea không liền da với liên bang Nga. Nhưng Việt Nam ta với Tàu thì đất
liền đất, sông liền sông, chỉ phân biệt bên này và bên kia bởi một lằn ranh gọi
là biên giới. Lằn ranh này chẳng có tường cao, hào sâu để ngăn chặn đối phương.
Tuy thế, lịch sử qua nghìn đời đã khẳng định rằng, không phải cứ đất liền đất,
sông liền sông và thêm cái bụng to và đông nhân mạng là có thể nuốt chửng được
đối phương, là bôi xóa được cái cái lằn ranh ngăn cách kia đi. Trái lại, sau
những cuộc chui vào ống đồng, tổn hại máu xương nhiều đời, cả hai đều biết rõ về
nhau và cùng nghiệm ra rằng nếu “sấm động phương nam” thì sẽ có “vũ qua bắc hải”
nên ai giữ phận nấy.
Tuy nhiên, kể
từ thời điểm 3-2-1930 và nhất là sau ngày 20-7-1954 đã khác đì. Truyền thống ấy,
bất khuất ấy, lịch sử ấy đã bị bào mòn và có nguy cơ biến thành một bức tranh vô
cảm treo trên tường cho người ta ngắm nhìn xuông. Nó không còn giá trị trong
thực tế. Không còn sức sống, không còn tiếng nói, nếu như không muốn nói, nó chỉ
còn là câu chuyện của dĩ vãng? Bởi vì tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh (Hồ tập
Chương?) đã đưa ra một sách lược hoàn toàn đối kháng với truyền thống và lịch sử
của dân tộc Việt Nam. Sách lược của họ vỏn vẹn chỉ có 8 chữ “xin được làm chư
hầu cho Trung quốc”!
Xin nhớ,
tập đoàn CS tại VN đả chủ trương xin được làm chư hầu cho Trung cộng từ trước
khi chúng cướp được chính quyền tại Việt Nam, chứ không phải Trung cộng dám tự
mình xóa bỏ lằn ranh giới giữa hai nước. Khi ấy, Hồ tập Chương người Tàu, còn
gọi là Hồ chí Minh đã chỉ thị cho Đặng xuân Khu, tổng thư ký đảng, đồng thời
thay mặt “Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Việt Nam Dân Chủ Công Hòa năm thứ VII.
TTK sồ 84/LD.”, nóí lên ý chí và cương lĩnh hành động của đảng cộng sản Việt Nam
trong văn thư kêu gọi đồng bào vào tháng 8 năm 1951. Đây phải được coi là bản
văn chỉ đạo tối quan trọng của của đảng CSVN. Nếu không, chính Đặng xuân Khu đã
bị cộng sản xóa sổ từ lâu rồi, tên tuổi của y không còn được lưu dụng cho đến
hôm nay. Và làm gì có chuyện báo chí và đảng CSVN tâng bốc cái tên Đặng Xuân Khu
trong kịp “kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo cách mạng ( vô văn hóa)
Trường Chinh. giới báo chí Việt Nam cùng với toàn đảng, kính cẩn nghiêng mình
trước anh linh cây bút bậc thầy lỗi (đạo) lạc” này? (nguồn laodong.com.vn). Trong bản văn chủ đạo này gồm có hai điểm chính:
- Kêu gọi đồng
bào Việt Nam học chữ Tàu và bỏ chữ quốc ngữ.
- Xin được làm
chư hầu cho Trung quốc.
Dĩ nhiên, những
chủ điểm này không phải là một ngoa ngữ nhằm lôi kéo hoặc lừa Trung cộng giúp họ
cướp chính quyền tại Việt Nam. Trái lại, nó là sách lược cột sống của tổ chức
này.
Bằng chứng là,
chẳng bao lâu sau ngày cướp được chính quyền, để mở đường cho Phạm văn Đồng ký
công hàm công nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa, Trường Sa, và cho các
thế hệ sau ký các hiệp ước về đường biên giới, về vịnh bắc bộ và các khế ước
thuê rừng đầu nguồn, khai thác khoáng sản của Việt Nam “ngày 15 tháng 6 năm
1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của
lãnh sự quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, rằng: "Căn cứ vào tư liệu của
phía Việt Nam, về mặt lịch sử thì quần đảo Tây Sa và Nam Sa là một phần lãnh thổ
của Trung Quốc". (wikipedia). Nên từ đó đến nay, qua tất cả những thành phần
lãnh đạo kế tiếp của tập đoàn Việt cộng tứ Lê Duẫn, kẻ tuyên bố là đánh miền nam
là đánh cho Trung quốc, đến Đỗ Mười, Nguyễn văn Linh, Lê khả Phiêu, Lê Đức Anh,
Nguyễn mạnh Cầm… xin quy thuận Trung Cộng vô điều kiện trong hội nghị Thành Đô.
Rồi Mạnh, Sang, Trọng, Hùng, Dũng, Luận… tất cả đều cúc cung khuyển mà, thực
hiện triệt để chủ trương này của đảng CS bằng cách này hay cách khác. Kết
quả:
1. Về nhân
sự.
Bạn có biết,
hay bạn có đọc được bất cứ một tài liệu nào của nhà nước CS tại Việt Nam công bố
liên quan đến vần đề nhân sự, nói toạc ra là, có bao nhiều người Tàu đã nhập cư
lậu vào Việt Nam kể từ sau năm 1954 đến nay hay không? Bạn có biết, hay có đọc
được bất cứ một tài liệu nào của nhà nước CS tại Việt Nam công bố rõ ràng về con
số những nhân công của Tàu, cùng với các nhà thầu sang Việt Nam, (chiếm thị
trường lao động của người Việt Nam), làm việc có thời hạn, cũng như là không có
thời hạn bằng văn bản chính thức hay không? Bạn có biết, hay có đọc được bất cứ
tài liệu nào của nhà nước CS báo cho công chúng Việt Nam biết là hiện này có tất
cả bao nhiêu công trình, dự án từ cơ sở hạ tầng, như cầu đường đến các nhà máy
thuỷ điện, các cơ sở sản xuất ở rải rác trên toàn quốc Việt Nam mà Trung cộng
đứng thầu và họ có độc quyền để đưa người sang làm công nhân dưới sự quản trị
của họ hay không?
Bạn có biết,
hay có được nghe nhà nước CS công bố rõ ràng là hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu
vùng đất được gọi là đặc khu của người Tàu ở các vùng từ Quảng Ninh, Ninh Bình,
Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Cao Nguyên, Tân Cơ, Đắc Nông đến Bình Dương, Hà Tiên không?
Rồi ở tận rừng sâu thì có bao nhiêu vùng rừng đầu nguồn, với diện tích như thế
nào đã được ký giao nộp cho người Tàu? Về phía biển đông, ngoài công hàm của
Phạm văn Đồng về Hoàng Sa trường Sa và hiệp ước vịnh bắc bộ đã nhượng địa,
nhượng biển cho tàu cộng ra, còn bao nhiêu vùng biển được khoanh vùng cho người
Tàu thuê mướn dài hạn mà quan cán và nhân dân Việt Nam không được phép lui tới
nữa? Rồi bao nhiêu cửa khẩu quan trọng mang tính chiên lược như cửa Việt ở Quảng
Trị. Vũng Áng ở Đèo ngang đã được âm thầm ký giao cho Tàu cộng kiểm soát? Bạn có
thể trả lời được những câu hỏi trên không?
Tôi biết chắc
là chúng ta không thể trả lời và kiểm tra được những con số liên quan đến những
câu hỏi trên. Điều ấy không lạ, vì chính nhà nước Việt cộng cũng bó tay nốt. Bởi
vì trên lừa dưới, dưới lừa trên, nên họ cũng không có khả năng để kiểm toán được
những con số này. Điển hình ở Bình Dương, ngoài đặc khu Bình Dương dành riêng
cho Tàu khựa có sinh hoạt riêng, còn bao nhiêu địa điểm khác cũng có những sinh
hoạt tương tự và có bao nhiêu người Tàu cư ngụ bất hợp pháp và hợp pháp ở Bình
Dương đây? Hỏi và có lẽ chính viên tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban gọi là nhân dân ở
đây cũng không thể trả lời được câu hỏi này, chứ nói chi đến thành ủy Sài Gòn
nắm được rõ con số! Những con số có chăng chỉ là những con số láo lếu báo cáo mà
thôi. Con số thực sự, không một ai biết kể cả cấp chóp bu của đảng và nhà nước
tại Hà Nội.
Ở đây tôi chỉ
võ đoán là. Có lẽ con số nhân sự của họ ở trong nước ta không thể dưới một triệu
nhân danh đã ở vào tuổi trưởng thành! Con số này cho tôi một cái nhìn tiêu cực.
Đó là một binh đoàn thiện chiến chưa được võ trang, nhưng đã có sẵn cơ sở sinh
hoạt và nắm, biết rõ hiện tình và phương hướng hành động! Như thế, dù chưa được
võ trang, tôi vẫn cho rằng những người này đã có được một hệ thống chỉ huy rất
chặt chẽ từ trên xuống dưới, để bất cứ lúc nào cũng có thể đồng loạt thi hành
lệnh riêng của họ một cách quyết liệt. Đã thế, bạn nên nhớ rằng, bình đoàn chưa
được võ trang này còn được đảng và nhà nước Việt cộng hết sức ưu đãi và phục
tùng. Họ có một ưu thế hơn hẳn người dân tại địa phương. Bằng chứng thì bạn cứ
nhìn cái lưng của Trương tấn Sang, Nguyễn phú Trọng hay Nguyễn tấn Dũng… luôn
cúi gập xuống thì biết rõ sự việc. Ấy là chưa kể đến những ẩn số “nửa nạc nửa
mỡ” đang sống ngay bên cạnh nhà bạn, hoặc giả, là cấp lãnh đạo trực tiếp của bạn
nữa đấy!
- Vẽ chuyện,
chỉ nói chuyện bò trắng răng!
Bạn trách tôi
vẽ chuyện, lo bò trắng răng thật đấy à? Sự thật thì tôi không vẽ chuyện, cũng
không lo bò trắng răng. Nhưng trước nay đã lo, sau vụ Crimea là thêm rét. Nếu
chẳng may một “vùng” nào đó trong nước ta, do một nhúm người nói tiếng lạ đứng
lên đòi tự trị thì bạn trả lời sao đây? Rồi điểm này chưa đáp ứng được đòi hỏi
thì tụ điểm khác lại trương cờ hiệu nổi lên, bạn giải quyết thế
nào?
- Không còn
luật pháp à?
Lạ, bạn nói đến
luật pháp nào thế? Luật pháp quốc tế hay là luật pháp của nhà nước Việt cộng?
Luật pháp quốc tế thì xem ra không được áp dụng ở Việt Nam. Còn luật pháp của
nhà nước thì chỉ bảo vệ các đoàn đảng viên Việt cộng và quyền lợi của họ thôi.
Nó không bảo vệ cho quyền lợi của tổ quốc và con dân Việt Nam? Không tin à, bạn
đã gặp Nguyễn chí Đức, Lê thị Công Nhân, Bùi Hằng, Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt
Khang, Cù huy Hà Vũ, Lê quốc Quân và 12 thanh niên yêu nước ở Vinh cũng như
những người tù vì nhân quyền, công lý chưa? Có phải họ là những người đã nhìn
thấy trước cái họa “tự trị” mà lên tiếng không? Nay họ ra sao rồi?
- Anh bảo quân
đội và công an nhân dân của ta là đống… bùn à?
Nào tôi có dám
vọng ngôn mà bảo họ là đống bùn đâu! Tôi chỉ thấy ban tuyên truyền của nhà nước
cộng sản Việt Nam thì om xòm, vỗ tay reo mừng trong vụ Nga… đớp Crimea. Theo
“Bài báo của BBC ngày 03/3/2014 dưới nhan đề “Báo chí VN ủng hộ Nga về Ukraina?
Đưa ra vài dẫn chứng, như báo CAND dẫn lời ông Putin: “nước Nga có quyền bảo
vệ lợi ích của người dân Nga và những người nói tiếng Nga” và “Nga
hành động trong khuôn khổ luật pháp cho phép”. Thưa bạn, chỉ mấy hôm nữa
có lẽ cũng báo chí của tập đoàn CS này sẽ lập lại nguyên văn câu viết trên và
chỉ cần thay đổi vài cái tên, Nga thành Trung Quốc, Crimea thành Việt Nam thì ý
bạn thế nào nhỉ?
Phần tuyên
truyền họ đã sửa soạn sẵn tư tưởng và dư luận như thế. Riêng về phía quân đội sẽ
có bao nhiêu tàu chiến, bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu máy bay, bao nhiêu đại
pháo, hỏa tiễn và bao nhiêu phần trăm binh lính đã sẵn sàng “can đảm” đứng lên
làm cuộc sát nhập không đổ máu như lời TT Nga khen ngợi binh lính Crimea đây?
Thực tình không ai biết. Nhưng nếu được 50/50 còn lo cho sự độc lập và vẹn toàn
cho lãnh thổ Việt Nam thì quả là một điều vạn phúc cho nước Việt. Tuy thế, cái
nguy ở đây là việc chỉ huy và nắm những chức chưởng quan trọng thì không biết là
được mấy người còn nghĩ về một tương lai Độc Lập của dân tộc Việt Nam đây? Liệu
có thể có một Ngô Vương Quyền hay ít ra một Trần bình Trọng hay
không?
Riêng cánh công
an CS, một tập thể hung tàn đối với đồng bào Việt Nam xem ra đã tỏ rõ lập trường
rồi. Khi trả lời VTC News ngày 03/03/2014, Lê Văn Cương, nguyên Viện Trưởng viện
nghiên cứu chiến lược của bộ Công An CSVN đã tự ý hay được chỉ đạo tuyên bố như
sau: “Nga có trách nhiệm bảo vệ công dân của mình và hoàn toàn phù hợp với luật
pháp quốc tế. Đây được xem là hành động bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nga tại Crưm
nói riêng và Ukraine nói chung. Đây không phải là hành động gây sự của Nga như
chính quyền mới của Ukraine cáo buộc, mục đích của Nga công khai và đúng
luật.”(Cảnh báo Mỹ đến Crum Crimea, Nga không đùa). Về chuyện này, trong bài
“Bài học Ukraina…” tg Lê Thiên nhận định về sách lược của họ là “ông tướng Công
an lại công khai cổ võ cho hành động xâm lược, coi đó là “hoàn toàn phù hợp với
luật pháp quốc tế”, một kiểu đánh giá phù hợp với đường lối chủ trương cố hữu
của CSVN: bán nước với bất cứ giá nào và ngụy biện dưới bất kỳ hình thức nào,
vào bất cứ cơ hội nào!”
Thế là rõ trắng
đen rồi phải không? Đoàn quân hung tàn mà Nguyễn văn Cương làm “chiến lược gia”
đã úp mở cho biết, họ không có trách nhiệm gì với đồng bào Việt Nam. Trái lại
theo lời của Y, chỉ cần trong một ngày nào đó Y sẽ thay chữ Nga bằng chữ Trung
Quốc. Tên Crimea thành Việt Nam là hàng hàng binh đoàn từ bên kia biên giới có
quyền tràn sang phía nam để bảo vệ cho quyền lợi của người nước “lạ” đang ở đây
đòi tự trị theo kiểu vô pháp vô cương? Nếu cán bộ và công an đã có sẵn một chiến
lược phải hỗ trợ cho binh đoàn này tiến về phương nam theo chủ trương của CS đã
đề xướng ra từ năm 1951 là “xin được làm chư hầu cho Trung Quốc”, theo bạn, ai
sẽ ra đấy mà cản, Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, hay Nguyễn tấn Dũng
đây?
Rồi khi kịch
bản bàn giao hoàn tất theo công thức từ trước. Bạn đoán xem, có anh hùng hào
kiệt nào ở phương tây nhẩy vào “can thiệp” nỗi bất bình của dân chúng Việt Nam
hay chăng? Những cuộc biểu tình phản đối của đồng bào hải ngoại có cứu nổi cái
nguy này không? Hay, ít lâu sau đâu cũng vào đấy. Ván đã đóng thành thuyền và
quyền lợi của phương tây cũng chẳng… mất mát gi nên chẳng một ai nhắc đến tiếng
kêu uất hận của người Mông Cổ ở Tân Cương nữa. Trường hợp không có kịch bản như
Crimea, Việt Nam từ đây cũng không còn nguyên vẹn truyền thống Việt Nam, nhưng
là một Việt Nam bị lệ thuộc, bị ràng buộc vào phương bắc từ chính trị, văn hóa,
tiền tệ, quân sự và mọi sinh hoạt xã hội. Việc học sinh từ tiểu học phải học chữ
Tàu để mai sau dễ… kiếm việc trên quê hương của mình có lẽ cũng là một chuyện
phải đến?
Viết ra những
dòng này, bạn có cho tôi là bi quan, cực đoan chống cộng, thích suy diễn và
xuyên tạc những đường lối “quang minh” lỗi đạo của đảng và nhà nước CSVN hay
không? Hy vọng là không! Phần tôi, tôi khẳng định là. Tôi không viết trong bi
quan hoảng loạn. Tôi chỉ đưa ra những dẫn chứng cho thấy, cộng sản đang từng
bước từng bước thực hiện chủ trương “xin làm chư hầu cho Trung Cộng” và đây có
thể là những bước sau cùng trong giai đoạn cuối. Như thế, có chăng đây chỉ là
những dòng nước mắt của người Việt Nam trước khi trời tối! Nước mắt không phải
vì tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam không còn, nhưng chính vì kịch bản
bán nước do tập đoàn CS HCM dàn dựng, thực hiện mà chúng ta không có cơ hội để
lên tiếng, chống đỡ! Bởi vì, guồng máy công quyền, mọi phương tiện kể cả quân
đội, công an và các thùng phiếu đều ở trong tay chúng. Theo đó, người Việt Nam
chỉ còn một chọn lựa duy nhất. Hoặc, xé bỏ cờ một sao của Phúc Kiến do Hồ chí
Minh mang về. Hoặc theo chúng tiếp quản và phất cờ 6 sao của phương bắc ngay
trên quê hương minh!
2. Đường
lưỡi bò.
(Còn tiếp)
Tháng
3/2-14
Việt Nam, về đâu? (Phần 2)
Việt Nam, về đâu? (Phần 2)
Bảo Giang
Đường
lưỡi bò! Một vài nét mang tính thời gian, lịch
sử
Sau khi chiếm
được lục địa, vào ngày 4-12-1950, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc là Chu Ân
Lai đã tuyên bố tán thành bản tuyên ngôn Cairo năm 1943 do ba bên là Anh, Mỹ và
Trung Hoa (quốc dân đảng) đồng thuận, trong đó có đoạn viết: “Đối tượng của các nước này (tức là của ba nước Đồng minh)
là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cảcác đảo ở Thái Bình Dương mà nước
này đã cưỡng chiếm từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cảcác
lãnh thổ Nhật Bản đã cướp của người Trung Hoa, như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành
Hồ, phải được hoàn trả Trung Hoa dân quốc”.
Trong tuyên
ngôn Cairo, dù Trung Hoa là một trong 3 thành viên chính, lại trong vai trò
người thắng trận, nhưng họ không thể đạt ý đồ chiếm lĩnh Hoàng Sa, Trường Sa là
vì cho đến thời điểm đó, Trung Hoa Dân quốc tự biết không có một cứ điểm nào khả
dĩ mang tính lịch sử để có thể lên tiếng đề nghị với đồng minh trao trả Hoàng
Sa, Trường Sa lại cho Trung Hoa như trường hợp Mãn Châu, Bành Hổ. Bởi vì, xét
cho cùng, tất cả các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
đều khẳng định điểm cực nam của Trung Quốc là ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến
18,13 độ vĩ bắc. Trong khi đó, Hoàng Sa nằm ở vĩ tuyến 17,15 độ vĩ bắc và quần
đảo Trường Sa ở từ vĩ tuyến 12 đến 8 độ vĩ bắc. Nghĩa là những tấm bản đồ này
đều trùng hợp với những tư liệu trong suốt chiều dài “lịch sử” kéo từ thời Tần,
Hán cho đến sau Thế chiến thứ II (1945). Trùng khớp với tất cả các bộ chính sử
của nhà nước phong kiến Trung Quốc, từ Sử ký cho đến Đại Nguyên nhất thống chí
(1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), đều
khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải
Nam”.
Phần Tài liệu
ghi rõ như vậy. Trong thực tế Trung Quốc còn cho thấy là họ chưa bao giờ có bất
cứ một sự hiện diện, chiếm đóng nào tại Hoàng Sa cho đến trước năm 1909. Và họ
cũng chưa có bất kỳ sự hiện diện nào tại Trường Sa cho đến năm 1974 (năm xảy ra
cuộc chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khi đó về
phía Việt Nam có những chứng cớ cụ thể như sau: “Đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn ở
Đàng trong đã tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có
nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi:
đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hiện vật lấy được từ những
tàu đắm. Năm 1816 vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo
và đo thủy trình năm 1835. Đội tàu Hoàng Sa và đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm
vu hơn: khai thác, tuần tiểu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo
vệ hai quần đảo.
Bia chủ quyền
của Việt Nam thời Pháp thuộc được dựng năm 1938 tại đảo Hoàng Sa. Khẳng định chủ
quyền liên tục của Việt Nam trên đảo từ 1816 cho đến thời điểm dựng bia. Ngày
14-10-1950 chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Ngoài ra, còn có
các bản đồ ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm
Bản đồ Việt Nam thời quân chủ (thế kỷ XVI-XIX); bản đồ xuất bản tại phương Tây
(thế kỷ XVI-XIX); bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI – XX);
bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI-XX) và tư liệu
hình ảnh, tư liệu Hán – Nôm của Việt Nam thời Nguyễn và trước năm 1975.(theo
wikipedia).
Ngoài ra, hội
nghi Sans Francisco vào 5-9-1951. Duới sự bảo trợ của Nga, ngoại trưởng Gromyko
đã đề nghị đưa ra thảo luận và bỏ phiếu trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung
cộng. Kết quả có ba phiếu thuận, 1 phiếu trắng và 47 phiếu chống lại việc trao
Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc. Ngay sau đó vào ngày 7-9- trưởng phái đoàn
Việt Nam trong hội nghị là TT Trần văn Hữu đã tái xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa
là cương vực của Việt Nam. 51 thành viên trong hội nghị không có một thành viên
nào phản đối tuyên bố này, kể cả Gromyko của Liên sô!
Vơi tất cả
những dữ liệu, những chứng cứ xác thực như thế, tại sao Trung cộng vẫn bất chấp,
vẽ ra cái đường lưỡi bò vào năm 1948. Và dần đưa ra thách thức công luận vào
những năm gần đây?
a. Trách
nhiệm của công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng.
Người vẽ ra cái
đường lưỡi bò 11 đoạn vào năm 1948 là Lâm Tuân thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
nhưng chỉ một năm sau, Tưởng giới Thạch đã bị đánh bật ra khỏi lục địa, từ 1949
Trung cộng thừa kế tấm bản đồ này.
Sau thất bại ê
chề tại hội nghị Sans Francisco, Trung quốc vẫn không từ bỏ tham vọng làm bá
quyền về phương nam, nên sau khi chiếm được đại lục, họ đã dốc toàn lực vào việc
hỗ trợ tập đoàn Hồ chí Minh ngõ hầu mở mang bờ cõi cộng sản xuống toàn vùng Đông
Dương. Kịp đến 20-7-1954 hiệp định về Việt Nam tại Genève ra đời, phân chia đất
nước Việt Nam ra làm hai quốc gia. Cộng sản chiếm giữ phía bắc vỹ tuyến 17.
Chính phủ miền nam giữ phía nam vĩ tuyến. Theo đường ranh phân chia này, toàn bộ
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều trực thuộc chủ quyền của chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam. Theo đó, mộng bá quyền của Bắc Kinh cũng tạm
thời bị chận lại. Tuy nhiên, sau khi tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh thiết lập hệ
thống cai trị tại miền bắc (1954) rập khuôn theo những sách lược của Trung cộng.
Một cuộc chiến tràn về phương Nam cũng đã được Trung cộng mở ra.
Trước hết, vào
ngày 04-9-1958, thủ tướng Trung quốc, Chu ân Lai tuyên bố chủ quyền 12 hải lý
của Trung Cộng trên Hoàng Sa và Trường Sa phủ lấp lên chủ quyền của chính phủ
Việt Nam cộng Hòa. Thay vì, phải có trách nhiệm với đất nước, dù đất nước lúc
này đang trong vòng chia cắt. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh qua Phạm văn Đồng đã
công khai viết công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung cộng tại Hoàng
Sa và Trường Sa. Nghĩa là công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng (vì
không có đảo thì làm sao có 12 hải lý thuộc đảo?). Việc làm này mang hai ý
nghĩa. Thứ nhất, tự ý từ bỏ trách nhiệm liên đới với miền nam trong việc bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa. Thứ hai để lộ một chủ đích tồi
bại xấu xa, khích Trung cộng trực diện gây chiến tranh với miền nam với hàm ý.
“Nó không thuộc về tôi, anh bảo nó là của anh thì tôi công nhận là của anh, anh
cứ tự nhiên ra mà tranh đoạt lấy”!
b. Giá trị
pháp lý của Công Hàm 14-9-1958.
Khi nói đến giá
trị pháp lý của một văn bản, người ta thường chú ý tới những vấn đề chính như:
Những bằng cớ trưng dẫn, sự ngay tình, không có tỳ vết trong những chứng cứ của
các bên liên hệ và không bị những đệ tam nhân phản đối vì quyền lợi của họ trực
tiếp bị đe doạ. Theo lý thuyết này, công hàm của Phạm văn Đồng ký ngày 14-9-1958
có thể trở thành một bản văn vô giá trị. Bởi lẽ, khi ký, Phạm văn Đồng không đưa
ra những dữ kiện chứng minh cho điều mình đã xác nhận trong văn bản. Thứ hai, nó
có tỳ vết là không ngay tình vì PvĐ biết rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
và đang được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam thực thi chủ quyền trọn vẹn
trên phần đất này. Theo đó, việc làm của Y nếu hiểu theo câu chuyện của nhân
gian, nó được coi là một hành động của một tên lưu manh đi “ Bán đất nhà người”
để trục lợi. Theo đó bản văn tự nó không có giá trị pháp lý.
Về phía miền
nam, họ rất tích cực trong việc bảo vệ cương vực, lãnh thổ của đất nước. Nhưng
có thiếu sót là đã không đưa ra bất cứ một Văn Bản ngang cấp nào để phản bác và
phủ nhận cái công hàm của Phạm văn Đồng. Trái lại, họ đã chủ quan và cho cái
công hàm của Phạm văn Đồng là chuyện trẻ con, chuyện buồn cười và chỉ tựa vào
những sự kiện lịch sử, kể cà công bố của hội nghị tại Sans Francisco để bảo vệ
chủ quyền của mình. Việc làm của họ là chính đáng. Nhưng, sự thiếu sót trách
nhiệm trong việc phản bác công hàm của Phạm văn Đồng bằng một văn bản đồng cấp,
dù không tự nhiên tạo cho bản văn của Phạm vằn Đồng trở thành có giá trị, nó
cũng tạo cho Việt Nam nhiều khó khăn trong việc bảo vệ những phần đất này. Tuy
nhiên, cái trách nhiệm thiếu sót của Việt Nam Cộng Hòa, nếu có, nó cũng chỉ được
tính trong khoảng thời gian nhất định từ 14-9-1958 đến 30-4-1975 mà thôi. Sau
ngày 30-4-1975, ngày cộng sản cưỡng chiếm miền nam, (Phạm văn Đồng vẫn còn nắm
giữ vai trò thủ tướng), trách nhiệm tạo ra giá trị thực sự cho bản công hàm ngày
14-8-1958 hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ ứng xử của nhà cầm quyền CS tại Việt
Nam. Bởi lẽ, từ sau ngày 30-4-1975. Sau hiệp thương thống nhất, nhà nước CSVN
nắm vai trò quản trị đất nước từ bắc chí nam, dĩ nhiên, bao gồm cả chủ quyền
trên các vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước đây thuộc miền nam theo hiệp định
Genève. Theo đó, trách nhiệm pháp lý về Hoàng Sa Trường Sa từ đây thuộc về họ.
Nhiệm vụ của chính quyền Sài Gòn coi như đã gián đoạn, chấm dứt.
Về phía Trung
cộng, rõ ràng họ có cái nhìn và tính toán hoàn toàn khác biệt với phía Việt Nam
khi nắm được bản văn của Phạm văn Đồng. Họ biết rõ cái bản văn của Pv Đ là vô
giá trị về mặt pháp lý, vì nó mang nhiều tỳ vết. Tuy nhiên, cái lý của một tên
cường đồ là có thể vin vào bất cứ một sự kiện nào, dù vô lý để bảo vệ cho cái lý
lẽ của mình. Tuy thế, trong trường hợp này, Trung cộng có hai lợi thế
nhỏ:
Thứ nhất, trong suốt một
khoảng thời gian dài, dù có tiếng qua lời lại, nhưng phía chính phủ Việt Nam
cộng Hòa từ 14-9-1958 đến 30-4-1975, đã không đưa ra trước công luận bất cứ một
bản văn đồng cấp nào để phủ quyết và phản bác cái công hàm của Phạm văn Đồng để
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Việc làm này dĩ nhiên
không ban cho công hàm của PVD giá trị thực tiễn, nhưng làm cho niềm tin của họ
(TC) lớn mạnh hơn. Họ sẵn sàng chờ đợi và rình rập cơ hội thuận
tiện.
Thứ hai, nếu từ 14-9-1958 đến
30-4-1975, Công Hàm của Phạm văn Đồng có tỳ vết, là đi bán đất nhà ngươi, có thể
bị coi là vô giá trị. Nhưng từ sau ngày 30-4-1975 cái Công Hàm ấy lại ẩn chứa
một giá trị mới phát sinh. Bởi lẽ, Bắc Việt đã chiếm miền Nam, đã thiết lập sự
cai trị tại đây. Hiệp định năm 1954 về Việt Nam coi như bị xóa bỏ sau khi CSVN
tuyên bố thống nhất hai miền nam bắc. Sau cuộc hiệp thương thống nhất, chủ quyền
trên Hoàng Sa và Hoàng Sa đương nhiên thuộc về nhà cầm quyền đương thời. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, họ đã không có bất cứ một văn bản đồng cấp, hay ở cấp cao
hơn nào với nội dung xác định sự vô giá trị của công hàm ngày 14-9-1958, bằng
một lý do mạnh mẽ như: Khi nước VNDCCH thống nhất đất nước thì đồng thời cũng
thu hồi chủ quyền của Việt Nam trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà trước đây
thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH tại miền nam theo theo tinh thần hiệp định
Genève 1954. Nay, công hàm này xóa bỏ hoàn toàn gía trị và bản văn của công hàm
ký ngày 14-9-1958 về chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường
Sa bởi những tỳ vết của nó. Đồng thời thời nhà nước VNDCCH công bô tiếp tục thực
thi chủ quyền đầy đủ của Việt Nam trên Hoàng Sa và Hoàng Sa theo tinh thần những
văn bản pháp lý của quốc tế tại Cairo và hội nghị Sans francisco 1951 về Hoàng
Sa và Trường Sa. Nếu có được một bản văn như thế, Trung cộng có muốn chiếm Hoàng
Sa, Trường Sa, muốn giữ đường lưỡi bò cũng khó.
Tuy nhiên, họ
đã không lên tiếng. Sự không lên tiếng này đã là một thiếu sót nghiêm trọng mang
tính cách Tự Tử Bỏ Chủ Quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (vì họ
đã thực tế thu hồi chủ quyền trên đảo theo điều ước của hiệp định genève 1954
khi ký hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc vào ngày 21-11-1975). Đã thế, sự
kế thừa, tiếp quản nền hành chánh liên tục của cộng sản tại Việt Nam từ sau Phạm
văn Đồng đến nay, mà không có bất cứ một văn bản đồng cấp nào lên tiếng về Hoàng
Sa và Trường Sa, nên nó tạo ra một giá trị thực tế là CSVN đã công nhận vai trò
pháp lý trong công hàm của Phạm văn Đồng. Theo đó, những người kế nhiệm Đồng
phải tiếp tục bảo vệ công hàm này thay vì phản bác. Từ sự yên lặng, mang tính
pháp lý này đã trói buộc cộng sản Việt Nam vào thế không thể chống đỡ với những
lý lẽ từ phía nhà cầm quyền Trung cộng. Họ luôn dựa vào bản công hàm này mà lý
luận. Từ cơ sở đó, tạo cho Trung cộng cái thế chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là
của họ. Và đồng thời cũng tạo cho họ vị thế để bảo vệ 200 hải lý theo quy ước về
đặc khu kinh tế từ bờ nước Hoàng Sa và Trường Sa.
Ai cũng biết
công ước quốc tế về các quốc gia ven biển vào vào năm 1982 xác minh rằng. “các quốc gia ven biển được hưởng vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý tính từ đường cơ sở, bao gồm phần lãnh hải (12 hải lý) vùng tiếp giáp
lãnh hải (12) hải lý (không bao gồm vùng nội thùy). Trong vùng này, quốc gia ven
biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên
thiên nhiên”. (wikipedia).
Dĩ nhiên, Hoàng
Sa, Trường Sa thuộc về quốc gia ven biển, nhưng tự nó không thể được nhìn nhận
như một ven biển thực thể của một quốc gia ven biển để được hưởng quy chế nội
thùy và vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 7- 2012,
Trung Cộng đã công bố việc thành lập thành phố Tam Sa trên những quần đảo này.
Mục địch của sự thành lập là muốn biến nó thành bờ đất liền để tranh đoạt lấy
200 hải lý về đặc khu kinh tế. Việc làm này không dễ dàng gì, nhưng cái vuốt của
con cá lớn cứ dương ra như thế để thách đố. Thách đố với thế giới và láng giềng.
Trong số láng giềng ấy, có Việt Nam được coi là quan trọng và đủ lý lẽ nhất,
nhưng xem ra lại là một nước bạc nhược và có phản ứng yếu ớt nhất. Sự yếu ớt và
bạc nhược này bắt nguồn và bị trói buộc vào cái công hàm của Phạm văn Đồng. Theo
đó, thời gian càng kéo dài, cái giá trị của công hàm càng lớn.
c. Nhà cầm
quyền cộng sản tại Việt Nam đã giải quyết khúc mắc này ra
sao?
Bên cạnh việc
nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam không hề có bất cứ một văn thư đồng cấp nào
để xóa bỏ, vô hiệu hóa công hàm của Phạm văn Đồng làm cho Việt Nam mất tiếng
nói. Họ còn vấp phạm một sai lầm vô cùng nghiêm trọng khác trong lãnh đạo là
treo cái bản đồ có hình lưỡi bò trong văn phòng làm việc của thủ tướng (theo bản
tin của Dân làm Báo ngày 17-3-14)! Sai phạm này là do kém hiểu biết hay có chủ
ý? Nhưng dù là từ kém hiểu biết hay cố ý. Chính nó đã là nguyên nhân trực tiếp
đưa đến nhiều cái chết của người chiến binh Việt Nam tại Gạc Ma. Đưa đến nhiều
cái chết, hay bị thương, bị bắt, bị đòi tiền chuộc từ phía Trung cộng tạo ra cho
ngư dân Việt Nam trong khi họ hành nghề lưới trên vùng biển được cho là của Việt
Nam, nhưng thực tế là không phải. Bởi lẽ:
Ai cũng biết,
văn phòng thủ tướng là cơ quan hành chánh cao nhất trong nước. Theo đó, tấm bản
đồ của tổ quốc treo ở đây nói lên một số điểm chính yếu, buộc văn phòng và toàn
thể nhân viên nội các phải tuân thủ là.
- Thứ nhất. Bằng tất cả mọi khả
năng của mình được luật pháp trao phó, HD chính phủ phải bảo vệ trọn vẹn phần
cương vực thuộc đất liền, sông ngòi, đồi núi và biển cả được quy định trên tấm
bản đồ của tổ quốc.
- Thứ hai. Phải phân bổ nhiệm
vụ và quản trị hành chánh trên toàn cương vực của lãnh thổ theo tấm bản đồ của
quốc gia quy định. Phải bảo vệ quyền lợi của tỏ quốc, bảo vệ quyền lợi và sự an
toàn cho dân chúng, đồng thời phải đảm bảo một nền hành chánh công bình đối sử
vời tât cả mọi công dân theo quy định của luật pháp.
- Đối với kiều
bào sinh sống ở hải ngoại, nội các phải có trách nhiệm liên đới để bảo vệ quyền
lợi của họ theo luật pháp của quốc tế và luật pháp của quốc gia sở tại nơi họ
sinh sống.
Nay tấm bản đồ
có hình lưỡi bò khổ lớn đã được treo trên tường, trong văn phòng, phòng làm
việc, phòng họp của thủ tướng Việt cộng. Nó như một lời xác minh rằng đó là bản
đồ hình thể, hành chánh của VN. Xác minh rằng, nhà nước CHXHCNVN chỉ công nhận
quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ được đặt để trong phạm vi của tấm bàn đồ
đã được nhà nước xác định và treo ở đây. Nghĩa là thủ tướng và nội các do nhà
nước CXHCNVN bổ nhiệm chỉ có nghĩa vụ bảo vệ cương vực của tổ quốc, quyền lợi
của đất nước theo quy định của tấm bản đồ có hình lười bò chỉ dẫn mà thôi. Như
thế, vùng biển nằm trong vòng cung lưỡi bò, bao gồm cả đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, (mà nhiều người cứ cho là của Việt Nam), cũng như bên kia đường biên của đất
liền, không thuộc quyền quản lý trong nền hành chánh của nhà nước CHXHCNVN? Theo
đó, những người dân Việt đi vào vùng lưỡi bò, vượt qua đường biên giời trên đất
liền, đã đi ra ngoài sự bảo vệ trực tiếp của nhà nước, họ phải chịu sự chế tài
theo qụy định và luật lệ của nước có chủ quyền. CP nước CHXHCNVN không thể tự
tiện bảo vệ họ như họ hiện đang ở trong vùng lãnh hải hay nội địa của
mình!
Nếu đúng như
thế, việc càng ngày càng có nhiều ngư dân cũng như tàu cá của họ đi đánh bắt cá,
thả lưới ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa mà họ cứ cho là của Việt Nam, đều bị Trung
cộng bắt bớ, đánh đập, tịch thu sản vật còn bắt giữ người và đòi tiền chuộc nữa,
mà nhà nước Việt cộng không dám có phản ứng đúng mực như người có chủ quyền,
không có gì lạ. Kế đến, việc có nhiều người ở trong nước bị bắt, bị kết án vì
biểu tình chống xâm lược với những biểu ngữ Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam
cũng là lẽ thường.
Từ đó cho thấy,
cái lưỡi càng lúc càng trở nên một thế lực mạnh mẽ và nguy hiểm cho dân ta còn
hơn hơn cả Savastopol của Crimea. Kết quả, Nga đã nuốt chửng Crimea. Thế giới
đành chống mắt lên mà nhìn! Theo đó, Việt Nam có thể sẽ là câu chuyện kế tiếp
trong sớm tối. Bởi vì, trong bài trước (cách đây khoảng 10 ngày) Tôi võ đoán câu
chuyện của Ukraina sẽ không dừng lại ở Crimea. Nay đã có chứng minh là không
dừng lại và còn đi nhanh hơn tôi tưởng. Theo tin RT “Những người thân Nga ở vùng
Donetsk, miền đông Ukraine, hôm nay 8-4-14 bỏ phiếu đồng thuận về tuyên bố thành
lập một quốc gia độc lập, sau khi tổ chức chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở
địa phương”. Thế giới nói chung, Tây Âu với Mỹ, nói riêng, sẽ làm gì? Bạn có
nhảy vào để rước lấy tai họa không?
Theo đó, câu
chuyện ở Đông Dương cũng có thể có chung một mẫu số. Ngoài biển, cái lưõi bò đã
liếm hết phẩn biển của Việt Nam, nó tạo thành một cái vòng cung nhốt chúng ta
vào trong rọ. Phần nội địa, nhân sự và cơ sở đã được nhà nước Việt cộng xếp đặt
sẵn sàng từ mấy chục năm qua. Nay gặp thời cơ chín mùi, đảng và nhà nước CS cũng
như những người “thân” Trung cộng muốn chiếm lấy một vài tòa nhà, cơ quan nào đó
được gọi là của chính phủ và nổ ra một cuộc đòi tự trị, và đem cái lá cờ một sao
của Phúc Kiến do Hồ chí Minh mang về, xin thuần phục lá cờ 5 sao của Trung cộng
cũng không phải là việc ngoài tầm tay của họ. Bởi vì, họ đã có người, có cơ sở,
lại có cả thùng phiếu và công an, quân đội trong tay, họ làm gì chả được? Theo
đó, nếu chuyện ấy xảy ra ở Đông Dương trong tuần tới, tháng tới, hay năm tới
cũng không có gì lạ. Con thái thú lại làm quan thái thú, một đời thay nhau ấm
lộc?
Trước viễn ảnh
đen tối của lịch sử do Việt cộng xếp đặt sẽ đổ ụp xuống trên đầu, trên cổ 90
triệu dân Việt Nam, chúng ta có phương cách nào để cứu vãn hay không? Chúng ta
phải làm gì đây? Có tạo nổi một cuộc biến động để cứu nước hay ngồi chờ
chết?
Theo tôi, điều
lý tưởng nhất là, những người trong hàng ngũ lãnh đạo, cầm quyền tại Việt Nam,
nếu còn nghĩ đến tương lai của dân tộc, hãy học lấy tấm gương của Ngô Vương
Quyền, của Quang Trung mà đứng dậy, mở ra một cánh cửa cho đất nước tiến về phía
trước, bằng cách:
- Loại bỏ điều
bốn hiếp pháp.
- Loại chính
trị ra khỏi các tổ chức võ trang là quân đội và công an.
- Loại bỏ mọi
quyền hạn của mọi cấp ủy của đàng cộng sản từ Trung Ương tới địa phương ra khỏi
mọi sinh hoạt trong xã hội.
- Giữ lại guồng
máy hành chánh, quốc hội, các bộ phận cơ cấu liên ngành hiện tại và dần dần được
thay tế bằng những cuộc đầu phiều phổ thông trong tương lại để chọn đại biểu
trong quốc hội cũng như các cấp hành chánh trung ương, tình lỵ, thành phố,
phường xã.
- Tạm thời đóng
cửa biên giới và kiểm soát gắt gao những thành phần cư trú bất hợp pháp cũng như
những sản phẩm, nhu yếu phẩm du nhập vào Việt Nam. Và rất cần thiết phải ban
hành một quy chế cho ngoại kiều.
- Tư nhân hoá
và cho tự do báo chí và hệ thống internet.
Đối ngoại, bằng
một văn thư chínhh thức đưa ra trước công luận thế giới một văn bản. Nhận lấy
trách nhiệm sai lầm trong công hàm của Phạm văn Đồng để chính thức rút lại hay
huỷ bỏ nó vì có những tỳ vết của nó. Đồng thời xác định Hoàng Sa Trường Sa là
của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử và thực tế chủ quyền liên tục trên đảo.
Sẵn sàng đối chất, đưa Trung cộng ra trước tòa án quốc tế vì việc chiếm hữu đất
đai, vùng biển của Việt Nam trái với công ước 1982.
Được như thế,
tôi tin rằng, với sức mạnh của hơn 90 triệu con tim, chắc chắn TC không dám vượt
biên xâm chiếm. Từ đó chúng ta có nhiều cơ hội để đưa Việt Nam vào một vận hội
mới. Mở ra một cuộc canh tân toàn diện cho đất nước. Cuộc canh tân này có khả
năng thu phục mọi thành phần dân tộc cùng hướng về tương lai. Trước là bảo vệ
đất nước, sau là đưa Việt Nam vào bước đường hưng thịnh, đem lại cuộc sống Tự
Do, Ấm No, Hạnh Phúc cho người dân.
Tóm lại, trước
những diễn biến quá nhanh ở Ukraina với những bất lợi cho người Ukraina yêu tổ
quốc của mình, buộc chúng ta phải sớm có một chọn lựa dứt khoát cho đất nước và
dân tộc của chúng ta. Một là cùng nhau đứng lên bảo vệ sự Độc Lập và vẹn toàn
lãnh thổ. Bảo vệ lấy đời sống, hạnh phúc của chúng ta và con cái chúng ta. Hai
là lặng lẽ buông xuôi, học tiếng Tàu, theo Hồ chí Minh để được làm chư hầu, làm
một tỉnh bang của Trung cộng. Ngoài ra khó có một giải pháp toàn diện, tốt đẹp
khác.
Đã đăng: Việt Nam, về đâu?
Đã đăng: Việt Nam, về đâu?
Subscribe to:
Posts (Atom)