Việt Nam, về đâu? (Phần 2)
Bảo Giang
Đường
lưỡi bò! Một vài nét mang tính thời gian, lịch
sử
Sau khi chiếm
được lục địa, vào ngày 4-12-1950, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc là Chu Ân
Lai đã tuyên bố tán thành bản tuyên ngôn Cairo năm 1943 do ba bên là Anh, Mỹ và
Trung Hoa (quốc dân đảng) đồng thuận, trong đó có đoạn viết: “Đối tượng của các nước này (tức là của ba nước Đồng minh)
là phải tước bỏ quyền của Nhật Bản trên tất cảcác đảo ở Thái Bình Dương mà nước
này đã cưỡng chiếm từ khi có Chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914 và tất cảcác
lãnh thổ Nhật Bản đã cướp của người Trung Hoa, như là Mãn Châu, Đài Loan và Bành
Hồ, phải được hoàn trả Trung Hoa dân quốc”.
Trong tuyên
ngôn Cairo, dù Trung Hoa là một trong 3 thành viên chính, lại trong vai trò
người thắng trận, nhưng họ không thể đạt ý đồ chiếm lĩnh Hoàng Sa, Trường Sa là
vì cho đến thời điểm đó, Trung Hoa Dân quốc tự biết không có một cứ điểm nào khả
dĩ mang tính lịch sử để có thể lên tiếng đề nghị với đồng minh trao trả Hoàng
Sa, Trường Sa lại cho Trung Hoa như trường hợp Mãn Châu, Bành Hổ. Bởi vì, xét
cho cùng, tất cả các bản đồ đời nhà Thanh ấn hành từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20
đều khẳng định điểm cực nam của Trung Quốc là ở phủ Quỳnh Châu tại vĩ tuyến
18,13 độ vĩ bắc. Trong khi đó, Hoàng Sa nằm ở vĩ tuyến 17,15 độ vĩ bắc và quần
đảo Trường Sa ở từ vĩ tuyến 12 đến 8 độ vĩ bắc. Nghĩa là những tấm bản đồ này
đều trùng hợp với những tư liệu trong suốt chiều dài “lịch sử” kéo từ thời Tần,
Hán cho đến sau Thế chiến thứ II (1945). Trùng khớp với tất cả các bộ chính sử
của nhà nước phong kiến Trung Quốc, từ Sử ký cho đến Đại Nguyên nhất thống chí
(1294), Đại Minh Nhất thống chí (1461), Đại Thanh Nhất thống chí (1842), đều
khẳng định “cực Nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải
Nam”.
Phần Tài liệu
ghi rõ như vậy. Trong thực tế Trung Quốc còn cho thấy là họ chưa bao giờ có bất
cứ một sự hiện diện, chiếm đóng nào tại Hoàng Sa cho đến trước năm 1909. Và họ
cũng chưa có bất kỳ sự hiện diện nào tại Trường Sa cho đến năm 1974 (năm xảy ra
cuộc chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Trong khi đó về
phía Việt Nam có những chứng cớ cụ thể như sau: “Đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn ở
Đàng trong đã tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có
nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi:
đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hiện vật lấy được từ những
tàu đắm. Năm 1816 vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo
và đo thủy trình năm 1835. Đội tàu Hoàng Sa và đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm
vu hơn: khai thác, tuần tiểu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo
vệ hai quần đảo.
Bia chủ quyền
của Việt Nam thời Pháp thuộc được dựng năm 1938 tại đảo Hoàng Sa. Khẳng định chủ
quyền liên tục của Việt Nam trên đảo từ 1816 cho đến thời điểm dựng bia. Ngày
14-10-1950 chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cho chính phủ quốc gia Việt Nam do Bảo Đại đứng đầu. Ngoài ra, còn có
các bản đồ ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa bao gồm
Bản đồ Việt Nam thời quân chủ (thế kỷ XVI-XIX); bản đồ xuất bản tại phương Tây
(thế kỷ XVI-XIX); bản đồ Trung Quốc xuất bản tại phương Tây (thế kỷ XVI – XX);
bản đồ Trung Quốc do các nhà nước Trung Quốc xuất bản (thế kỷ XVI-XX) và tư liệu
hình ảnh, tư liệu Hán – Nôm của Việt Nam thời Nguyễn và trước năm 1975.(theo
wikipedia).
Ngoài ra, hội
nghi Sans Francisco vào 5-9-1951. Duới sự bảo trợ của Nga, ngoại trưởng Gromyko
đã đề nghị đưa ra thảo luận và bỏ phiếu trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung
cộng. Kết quả có ba phiếu thuận, 1 phiếu trắng và 47 phiếu chống lại việc trao
Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc. Ngay sau đó vào ngày 7-9- trưởng phái đoàn
Việt Nam trong hội nghị là TT Trần văn Hữu đã tái xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa
là cương vực của Việt Nam. 51 thành viên trong hội nghị không có một thành viên
nào phản đối tuyên bố này, kể cả Gromyko của Liên sô!
Vơi tất cả
những dữ liệu, những chứng cứ xác thực như thế, tại sao Trung cộng vẫn bất chấp,
vẽ ra cái đường lưỡi bò vào năm 1948. Và dần đưa ra thách thức công luận vào
những năm gần đây?
a. Trách
nhiệm của công hàm 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng.
Người vẽ ra cái
đường lưỡi bò 11 đoạn vào năm 1948 là Lâm Tuân thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng,
nhưng chỉ một năm sau, Tưởng giới Thạch đã bị đánh bật ra khỏi lục địa, từ 1949
Trung cộng thừa kế tấm bản đồ này.
Sau thất bại ê
chề tại hội nghị Sans Francisco, Trung quốc vẫn không từ bỏ tham vọng làm bá
quyền về phương nam, nên sau khi chiếm được đại lục, họ đã dốc toàn lực vào việc
hỗ trợ tập đoàn Hồ chí Minh ngõ hầu mở mang bờ cõi cộng sản xuống toàn vùng Đông
Dương. Kịp đến 20-7-1954 hiệp định về Việt Nam tại Genève ra đời, phân chia đất
nước Việt Nam ra làm hai quốc gia. Cộng sản chiếm giữ phía bắc vỹ tuyến 17.
Chính phủ miền nam giữ phía nam vĩ tuyến. Theo đường ranh phân chia này, toàn bộ
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều trực thuộc chủ quyền của chính phủ Việt
Nam Cộng Hòa tại miền nam Việt Nam. Theo đó, mộng bá quyền của Bắc Kinh cũng tạm
thời bị chận lại. Tuy nhiên, sau khi tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh thiết lập hệ
thống cai trị tại miền bắc (1954) rập khuôn theo những sách lược của Trung cộng.
Một cuộc chiến tràn về phương Nam cũng đã được Trung cộng mở ra.
Trước hết, vào
ngày 04-9-1958, thủ tướng Trung quốc, Chu ân Lai tuyên bố chủ quyền 12 hải lý
của Trung Cộng trên Hoàng Sa và Trường Sa phủ lấp lên chủ quyền của chính phủ
Việt Nam cộng Hòa. Thay vì, phải có trách nhiệm với đất nước, dù đất nước lúc
này đang trong vòng chia cắt. Tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh qua Phạm văn Đồng đã
công khai viết công hàm công nhận chủ quyền 12 hải lý của Trung cộng tại Hoàng
Sa và Trường Sa. Nghĩa là công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung cộng (vì
không có đảo thì làm sao có 12 hải lý thuộc đảo?). Việc làm này mang hai ý
nghĩa. Thứ nhất, tự ý từ bỏ trách nhiệm liên đới với miền nam trong việc bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa. Thứ hai để lộ một chủ đích tồi
bại xấu xa, khích Trung cộng trực diện gây chiến tranh với miền nam với hàm ý.
“Nó không thuộc về tôi, anh bảo nó là của anh thì tôi công nhận là của anh, anh
cứ tự nhiên ra mà tranh đoạt lấy”!
b. Giá trị
pháp lý của Công Hàm 14-9-1958.
Khi nói đến giá
trị pháp lý của một văn bản, người ta thường chú ý tới những vấn đề chính như:
Những bằng cớ trưng dẫn, sự ngay tình, không có tỳ vết trong những chứng cứ của
các bên liên hệ và không bị những đệ tam nhân phản đối vì quyền lợi của họ trực
tiếp bị đe doạ. Theo lý thuyết này, công hàm của Phạm văn Đồng ký ngày 14-9-1958
có thể trở thành một bản văn vô giá trị. Bởi lẽ, khi ký, Phạm văn Đồng không đưa
ra những dữ kiện chứng minh cho điều mình đã xác nhận trong văn bản. Thứ hai, nó
có tỳ vết là không ngay tình vì PvĐ biết rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
và đang được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ở miền nam thực thi chủ quyền trọn vẹn
trên phần đất này. Theo đó, việc làm của Y nếu hiểu theo câu chuyện của nhân
gian, nó được coi là một hành động của một tên lưu manh đi “ Bán đất nhà người”
để trục lợi. Theo đó bản văn tự nó không có giá trị pháp lý.
Về phía miền
nam, họ rất tích cực trong việc bảo vệ cương vực, lãnh thổ của đất nước. Nhưng
có thiếu sót là đã không đưa ra bất cứ một Văn Bản ngang cấp nào để phản bác và
phủ nhận cái công hàm của Phạm văn Đồng. Trái lại, họ đã chủ quan và cho cái
công hàm của Phạm văn Đồng là chuyện trẻ con, chuyện buồn cười và chỉ tựa vào
những sự kiện lịch sử, kể cà công bố của hội nghị tại Sans Francisco để bảo vệ
chủ quyền của mình. Việc làm của họ là chính đáng. Nhưng, sự thiếu sót trách
nhiệm trong việc phản bác công hàm của Phạm văn Đồng bằng một văn bản đồng cấp,
dù không tự nhiên tạo cho bản văn của Phạm vằn Đồng trở thành có giá trị, nó
cũng tạo cho Việt Nam nhiều khó khăn trong việc bảo vệ những phần đất này. Tuy
nhiên, cái trách nhiệm thiếu sót của Việt Nam Cộng Hòa, nếu có, nó cũng chỉ được
tính trong khoảng thời gian nhất định từ 14-9-1958 đến 30-4-1975 mà thôi. Sau
ngày 30-4-1975, ngày cộng sản cưỡng chiếm miền nam, (Phạm văn Đồng vẫn còn nắm
giữ vai trò thủ tướng), trách nhiệm tạo ra giá trị thực sự cho bản công hàm ngày
14-8-1958 hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ ứng xử của nhà cầm quyền CS tại Việt
Nam. Bởi lẽ, từ sau ngày 30-4-1975. Sau hiệp thương thống nhất, nhà nước CSVN
nắm vai trò quản trị đất nước từ bắc chí nam, dĩ nhiên, bao gồm cả chủ quyền
trên các vùng đảo Hoàng Sa, Trường Sa trước đây thuộc miền nam theo hiệp định
Genève. Theo đó, trách nhiệm pháp lý về Hoàng Sa Trường Sa từ đây thuộc về họ.
Nhiệm vụ của chính quyền Sài Gòn coi như đã gián đoạn, chấm dứt.
Về phía Trung
cộng, rõ ràng họ có cái nhìn và tính toán hoàn toàn khác biệt với phía Việt Nam
khi nắm được bản văn của Phạm văn Đồng. Họ biết rõ cái bản văn của Pv Đ là vô
giá trị về mặt pháp lý, vì nó mang nhiều tỳ vết. Tuy nhiên, cái lý của một tên
cường đồ là có thể vin vào bất cứ một sự kiện nào, dù vô lý để bảo vệ cho cái lý
lẽ của mình. Tuy thế, trong trường hợp này, Trung cộng có hai lợi thế
nhỏ:
Thứ nhất, trong suốt một
khoảng thời gian dài, dù có tiếng qua lời lại, nhưng phía chính phủ Việt Nam
cộng Hòa từ 14-9-1958 đến 30-4-1975, đã không đưa ra trước công luận bất cứ một
bản văn đồng cấp nào để phủ quyết và phản bác cái công hàm của Phạm văn Đồng để
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Hoàng Sa và Trường Sa. Việc làm này dĩ nhiên
không ban cho công hàm của PVD giá trị thực tiễn, nhưng làm cho niềm tin của họ
(TC) lớn mạnh hơn. Họ sẵn sàng chờ đợi và rình rập cơ hội thuận
tiện.
Thứ hai, nếu từ 14-9-1958 đến
30-4-1975, Công Hàm của Phạm văn Đồng có tỳ vết, là đi bán đất nhà ngươi, có thể
bị coi là vô giá trị. Nhưng từ sau ngày 30-4-1975 cái Công Hàm ấy lại ẩn chứa
một giá trị mới phát sinh. Bởi lẽ, Bắc Việt đã chiếm miền Nam, đã thiết lập sự
cai trị tại đây. Hiệp định năm 1954 về Việt Nam coi như bị xóa bỏ sau khi CSVN
tuyên bố thống nhất hai miền nam bắc. Sau cuộc hiệp thương thống nhất, chủ quyền
trên Hoàng Sa và Hoàng Sa đương nhiên thuộc về nhà cầm quyền đương thời. Tuy
nhiên, từ đó đến nay, họ đã không có bất cứ một văn bản đồng cấp, hay ở cấp cao
hơn nào với nội dung xác định sự vô giá trị của công hàm ngày 14-9-1958, bằng
một lý do mạnh mẽ như: Khi nước VNDCCH thống nhất đất nước thì đồng thời cũng
thu hồi chủ quyền của Việt Nam trên hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà trước đây
thuộc chủ quyền của chính phủ VNCH tại miền nam theo theo tinh thần hiệp định
Genève 1954. Nay, công hàm này xóa bỏ hoàn toàn gía trị và bản văn của công hàm
ký ngày 14-9-1958 về chủ quyền 12 hải lý của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường
Sa bởi những tỳ vết của nó. Đồng thời thời nhà nước VNDCCH công bô tiếp tục thực
thi chủ quyền đầy đủ của Việt Nam trên Hoàng Sa và Hoàng Sa theo tinh thần những
văn bản pháp lý của quốc tế tại Cairo và hội nghị Sans francisco 1951 về Hoàng
Sa và Trường Sa. Nếu có được một bản văn như thế, Trung cộng có muốn chiếm Hoàng
Sa, Trường Sa, muốn giữ đường lưỡi bò cũng khó.
Tuy nhiên, họ
đã không lên tiếng. Sự không lên tiếng này đã là một thiếu sót nghiêm trọng mang
tính cách Tự Tử Bỏ Chủ Quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (vì họ
đã thực tế thu hồi chủ quyền trên đảo theo điều ước của hiệp định genève 1954
khi ký hiệp thương thống nhất hai miền Nam Bắc vào ngày 21-11-1975). Đã thế, sự
kế thừa, tiếp quản nền hành chánh liên tục của cộng sản tại Việt Nam từ sau Phạm
văn Đồng đến nay, mà không có bất cứ một văn bản đồng cấp nào lên tiếng về Hoàng
Sa và Trường Sa, nên nó tạo ra một giá trị thực tế là CSVN đã công nhận vai trò
pháp lý trong công hàm của Phạm văn Đồng. Theo đó, những người kế nhiệm Đồng
phải tiếp tục bảo vệ công hàm này thay vì phản bác. Từ sự yên lặng, mang tính
pháp lý này đã trói buộc cộng sản Việt Nam vào thế không thể chống đỡ với những
lý lẽ từ phía nhà cầm quyền Trung cộng. Họ luôn dựa vào bản công hàm này mà lý
luận. Từ cơ sở đó, tạo cho Trung cộng cái thế chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là
của họ. Và đồng thời cũng tạo cho họ vị thế để bảo vệ 200 hải lý theo quy ước về
đặc khu kinh tế từ bờ nước Hoàng Sa và Trường Sa.
Ai cũng biết
công ước quốc tế về các quốc gia ven biển vào vào năm 1982 xác minh rằng. “các quốc gia ven biển được hưởng vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý tính từ đường cơ sở, bao gồm phần lãnh hải (12 hải lý) vùng tiếp giáp
lãnh hải (12) hải lý (không bao gồm vùng nội thùy). Trong vùng này, quốc gia ven
biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên
thiên nhiên”. (wikipedia).
Dĩ nhiên, Hoàng
Sa, Trường Sa thuộc về quốc gia ven biển, nhưng tự nó không thể được nhìn nhận
như một ven biển thực thể của một quốc gia ven biển để được hưởng quy chế nội
thùy và vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 7- 2012,
Trung Cộng đã công bố việc thành lập thành phố Tam Sa trên những quần đảo này.
Mục địch của sự thành lập là muốn biến nó thành bờ đất liền để tranh đoạt lấy
200 hải lý về đặc khu kinh tế. Việc làm này không dễ dàng gì, nhưng cái vuốt của
con cá lớn cứ dương ra như thế để thách đố. Thách đố với thế giới và láng giềng.
Trong số láng giềng ấy, có Việt Nam được coi là quan trọng và đủ lý lẽ nhất,
nhưng xem ra lại là một nước bạc nhược và có phản ứng yếu ớt nhất. Sự yếu ớt và
bạc nhược này bắt nguồn và bị trói buộc vào cái công hàm của Phạm văn Đồng. Theo
đó, thời gian càng kéo dài, cái giá trị của công hàm càng lớn.
c. Nhà cầm
quyền cộng sản tại Việt Nam đã giải quyết khúc mắc này ra
sao?
Bên cạnh việc
nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam không hề có bất cứ một văn thư đồng cấp nào
để xóa bỏ, vô hiệu hóa công hàm của Phạm văn Đồng làm cho Việt Nam mất tiếng
nói. Họ còn vấp phạm một sai lầm vô cùng nghiêm trọng khác trong lãnh đạo là
treo cái bản đồ có hình lưỡi bò trong văn phòng làm việc của thủ tướng (theo bản
tin của Dân làm Báo ngày 17-3-14)! Sai phạm này là do kém hiểu biết hay có chủ
ý? Nhưng dù là từ kém hiểu biết hay cố ý. Chính nó đã là nguyên nhân trực tiếp
đưa đến nhiều cái chết của người chiến binh Việt Nam tại Gạc Ma. Đưa đến nhiều
cái chết, hay bị thương, bị bắt, bị đòi tiền chuộc từ phía Trung cộng tạo ra cho
ngư dân Việt Nam trong khi họ hành nghề lưới trên vùng biển được cho là của Việt
Nam, nhưng thực tế là không phải. Bởi lẽ:
Ai cũng biết,
văn phòng thủ tướng là cơ quan hành chánh cao nhất trong nước. Theo đó, tấm bản
đồ của tổ quốc treo ở đây nói lên một số điểm chính yếu, buộc văn phòng và toàn
thể nhân viên nội các phải tuân thủ là.
- Thứ nhất. Bằng tất cả mọi khả
năng của mình được luật pháp trao phó, HD chính phủ phải bảo vệ trọn vẹn phần
cương vực thuộc đất liền, sông ngòi, đồi núi và biển cả được quy định trên tấm
bản đồ của tổ quốc.
- Thứ hai. Phải phân bổ nhiệm
vụ và quản trị hành chánh trên toàn cương vực của lãnh thổ theo tấm bản đồ của
quốc gia quy định. Phải bảo vệ quyền lợi của tỏ quốc, bảo vệ quyền lợi và sự an
toàn cho dân chúng, đồng thời phải đảm bảo một nền hành chánh công bình đối sử
vời tât cả mọi công dân theo quy định của luật pháp.
- Đối với kiều
bào sinh sống ở hải ngoại, nội các phải có trách nhiệm liên đới để bảo vệ quyền
lợi của họ theo luật pháp của quốc tế và luật pháp của quốc gia sở tại nơi họ
sinh sống.
Nay tấm bản đồ
có hình lưỡi bò khổ lớn đã được treo trên tường, trong văn phòng, phòng làm
việc, phòng họp của thủ tướng Việt cộng. Nó như một lời xác minh rằng đó là bản
đồ hình thể, hành chánh của VN. Xác minh rằng, nhà nước CHXHCNVN chỉ công nhận
quyền hạn và trách nhiệm của chính phủ được đặt để trong phạm vi của tấm bàn đồ
đã được nhà nước xác định và treo ở đây. Nghĩa là thủ tướng và nội các do nhà
nước CXHCNVN bổ nhiệm chỉ có nghĩa vụ bảo vệ cương vực của tổ quốc, quyền lợi
của đất nước theo quy định của tấm bản đồ có hình lười bò chỉ dẫn mà thôi. Như
thế, vùng biển nằm trong vòng cung lưỡi bò, bao gồm cả đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, (mà nhiều người cứ cho là của Việt Nam), cũng như bên kia đường biên của đất
liền, không thuộc quyền quản lý trong nền hành chánh của nhà nước CHXHCNVN? Theo
đó, những người dân Việt đi vào vùng lưỡi bò, vượt qua đường biên giời trên đất
liền, đã đi ra ngoài sự bảo vệ trực tiếp của nhà nước, họ phải chịu sự chế tài
theo qụy định và luật lệ của nước có chủ quyền. CP nước CHXHCNVN không thể tự
tiện bảo vệ họ như họ hiện đang ở trong vùng lãnh hải hay nội địa của
mình!
Nếu đúng như
thế, việc càng ngày càng có nhiều ngư dân cũng như tàu cá của họ đi đánh bắt cá,
thả lưới ở vùng Trường Sa, Hoàng Sa mà họ cứ cho là của Việt Nam, đều bị Trung
cộng bắt bớ, đánh đập, tịch thu sản vật còn bắt giữ người và đòi tiền chuộc nữa,
mà nhà nước Việt cộng không dám có phản ứng đúng mực như người có chủ quyền,
không có gì lạ. Kế đến, việc có nhiều người ở trong nước bị bắt, bị kết án vì
biểu tình chống xâm lược với những biểu ngữ Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam
cũng là lẽ thường.
Từ đó cho thấy,
cái lưỡi càng lúc càng trở nên một thế lực mạnh mẽ và nguy hiểm cho dân ta còn
hơn hơn cả Savastopol của Crimea. Kết quả, Nga đã nuốt chửng Crimea. Thế giới
đành chống mắt lên mà nhìn! Theo đó, Việt Nam có thể sẽ là câu chuyện kế tiếp
trong sớm tối. Bởi vì, trong bài trước (cách đây khoảng 10 ngày) Tôi võ đoán câu
chuyện của Ukraina sẽ không dừng lại ở Crimea. Nay đã có chứng minh là không
dừng lại và còn đi nhanh hơn tôi tưởng. Theo tin RT “Những người thân Nga ở vùng
Donetsk, miền đông Ukraine, hôm nay 8-4-14 bỏ phiếu đồng thuận về tuyên bố thành
lập một quốc gia độc lập, sau khi tổ chức chiếm giữ các tòa nhà chính quyền ở
địa phương”. Thế giới nói chung, Tây Âu với Mỹ, nói riêng, sẽ làm gì? Bạn có
nhảy vào để rước lấy tai họa không?
Theo đó, câu
chuyện ở Đông Dương cũng có thể có chung một mẫu số. Ngoài biển, cái lưõi bò đã
liếm hết phẩn biển của Việt Nam, nó tạo thành một cái vòng cung nhốt chúng ta
vào trong rọ. Phần nội địa, nhân sự và cơ sở đã được nhà nước Việt cộng xếp đặt
sẵn sàng từ mấy chục năm qua. Nay gặp thời cơ chín mùi, đảng và nhà nước CS cũng
như những người “thân” Trung cộng muốn chiếm lấy một vài tòa nhà, cơ quan nào đó
được gọi là của chính phủ và nổ ra một cuộc đòi tự trị, và đem cái lá cờ một sao
của Phúc Kiến do Hồ chí Minh mang về, xin thuần phục lá cờ 5 sao của Trung cộng
cũng không phải là việc ngoài tầm tay của họ. Bởi vì, họ đã có người, có cơ sở,
lại có cả thùng phiếu và công an, quân đội trong tay, họ làm gì chả được? Theo
đó, nếu chuyện ấy xảy ra ở Đông Dương trong tuần tới, tháng tới, hay năm tới
cũng không có gì lạ. Con thái thú lại làm quan thái thú, một đời thay nhau ấm
lộc?
Trước viễn ảnh
đen tối của lịch sử do Việt cộng xếp đặt sẽ đổ ụp xuống trên đầu, trên cổ 90
triệu dân Việt Nam, chúng ta có phương cách nào để cứu vãn hay không? Chúng ta
phải làm gì đây? Có tạo nổi một cuộc biến động để cứu nước hay ngồi chờ
chết?
Theo tôi, điều
lý tưởng nhất là, những người trong hàng ngũ lãnh đạo, cầm quyền tại Việt Nam,
nếu còn nghĩ đến tương lai của dân tộc, hãy học lấy tấm gương của Ngô Vương
Quyền, của Quang Trung mà đứng dậy, mở ra một cánh cửa cho đất nước tiến về phía
trước, bằng cách:
- Loại bỏ điều
bốn hiếp pháp.
- Loại chính
trị ra khỏi các tổ chức võ trang là quân đội và công an.
- Loại bỏ mọi
quyền hạn của mọi cấp ủy của đàng cộng sản từ Trung Ương tới địa phương ra khỏi
mọi sinh hoạt trong xã hội.
- Giữ lại guồng
máy hành chánh, quốc hội, các bộ phận cơ cấu liên ngành hiện tại và dần dần được
thay tế bằng những cuộc đầu phiều phổ thông trong tương lại để chọn đại biểu
trong quốc hội cũng như các cấp hành chánh trung ương, tình lỵ, thành phố,
phường xã.
- Tạm thời đóng
cửa biên giới và kiểm soát gắt gao những thành phần cư trú bất hợp pháp cũng như
những sản phẩm, nhu yếu phẩm du nhập vào Việt Nam. Và rất cần thiết phải ban
hành một quy chế cho ngoại kiều.
- Tư nhân hoá
và cho tự do báo chí và hệ thống internet.
Đối ngoại, bằng
một văn thư chínhh thức đưa ra trước công luận thế giới một văn bản. Nhận lấy
trách nhiệm sai lầm trong công hàm của Phạm văn Đồng để chính thức rút lại hay
huỷ bỏ nó vì có những tỳ vết của nó. Đồng thời xác định Hoàng Sa Trường Sa là
của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử và thực tế chủ quyền liên tục trên đảo.
Sẵn sàng đối chất, đưa Trung cộng ra trước tòa án quốc tế vì việc chiếm hữu đất
đai, vùng biển của Việt Nam trái với công ước 1982.
Được như thế,
tôi tin rằng, với sức mạnh của hơn 90 triệu con tim, chắc chắn TC không dám vượt
biên xâm chiếm. Từ đó chúng ta có nhiều cơ hội để đưa Việt Nam vào một vận hội
mới. Mở ra một cuộc canh tân toàn diện cho đất nước. Cuộc canh tân này có khả
năng thu phục mọi thành phần dân tộc cùng hướng về tương lai. Trước là bảo vệ
đất nước, sau là đưa Việt Nam vào bước đường hưng thịnh, đem lại cuộc sống Tự
Do, Ấm No, Hạnh Phúc cho người dân.
Tóm lại, trước
những diễn biến quá nhanh ở Ukraina với những bất lợi cho người Ukraina yêu tổ
quốc của mình, buộc chúng ta phải sớm có một chọn lựa dứt khoát cho đất nước và
dân tộc của chúng ta. Một là cùng nhau đứng lên bảo vệ sự Độc Lập và vẹn toàn
lãnh thổ. Bảo vệ lấy đời sống, hạnh phúc của chúng ta và con cái chúng ta. Hai
là lặng lẽ buông xuôi, học tiếng Tàu, theo Hồ chí Minh để được làm chư hầu, làm
một tỉnh bang của Trung cộng. Ngoài ra khó có một giải pháp toàn diện, tốt đẹp
khác.
Đã đăng: Việt Nam, về đâu?
Đã đăng: Việt Nam, về đâu?
No comments:
Post a Comment