BBT: Nhiều người nhận thấy
rằng Điếu Cày tuy đã từ chối Cờ Đỏ Sao Vàng của chế độ đàn áp Việt Cọng tại quê
nhà nhưng hình như vẫn chưa vững tâm khi đứng dưới lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của VNCH
ở Miền Nam VN (và của Quốc Gia VN toàn vẹn chưa bị chia cắt dưới thời vua Bảo
Đại).
Tư tưởng của Điếu Cày cũng dễ thông cảm bởi ông và dân miền Bắc đã được sinh ra và sống dưới chế độ bưng bít của Cọng Sản quá lâu nên chưa từng biết đến lịch sử của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, một lá cờ đã từng là biểu tượng cho toàn dân tộc Việt và đã được cả thế giới công nhận như là Lá Cờ của dân Việt Tự Do Độc Lập .
Cũng bởi Điếu Cày chưa biết gì về lịch sử của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nên chúng tôi đăng lại bài dưới đây để quý độc giả có tài liệu hầu thuyết phục những ai còn đang lưng chừng do dự khi muốn chọn một lá cờ cho Tự Do của dân Việt.
Tư tưởng của Điếu Cày cũng dễ thông cảm bởi ông và dân miền Bắc đã được sinh ra và sống dưới chế độ bưng bít của Cọng Sản quá lâu nên chưa từng biết đến lịch sử của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, một lá cờ đã từng là biểu tượng cho toàn dân tộc Việt và đã được cả thế giới công nhận như là Lá Cờ của dân Việt Tự Do Độc Lập .
Cũng bởi Điếu Cày chưa biết gì về lịch sử của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ nên chúng tôi đăng lại bài dưới đây để quý độc giả có tài liệu hầu thuyết phục những ai còn đang lưng chừng do dự khi muốn chọn một lá cờ cho Tự Do của dân Việt.
Đặng Chí Hùng –
Lịch sử lá cờ của dân tộc
Đặng Chí Hùng
(Danlambao) – Trong lịch sử dân tộc, đã không thiếu
những lần đất nước Việt Nam gặp sự xâm lăng của giặc Tầu từ phương Bắc. Và cũng
chính từ những lần xâm lăng ấy, dân tộc Việt Nam đã xuất hiện những Bà Trưng,
Bà Triệu, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Quang Trung… để đánh
bại ngoại xâm, đem lại tự do cho đất nước. Để có được những chiến thắng lẫy lừng
như Hàm Tử, Chương Dương, Chi Lăng… những vị anh hùng dân tộc đã biết cách đoàn
kết tất cả sức mạnh của dân tộc dưới ngọn cờ chính nghĩa, ngọn cờ của đấu tranh,
ngọn cờ của dân tộc. Sức mạnh đấu tranh của cả dân tộc khi hội tụ dưới một ngọn
cờ đã đem lại sức mạnh vô biên để chiến thắng kẻ thù hung
bạo.
Cho đến lịch sử cận đai, dân tộc Việt
Nam vì sự đô hộ của thực dân Pháp, tham vọng mở rộng vòng quyền lực của cộng sản
mà đứng đầu là Liên Xô, Trung cộng đã dẫn đến tình cảnh non nước chia ly, lòng
người đau xót. Cả dân tộc vướng vào một trong những giai đoạn mất mát đau thương
nhiều nhất trong lịch sử cũng bởi sự thèm muốn quyền lực của cộng sản và sự đấu
tranh chống lại sự độc tài đó của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Dân tộc bị chia ly
bởi hai bờ sông Bến Hải và cũng từ đó có hai ngọn cờ cho Việt Nam. Cờ đỏ sao
vàng cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) phía Bắc và cờ vàng 3 sọc đỏ của
VNCH phía Nam. Nói đúng ra thời kỳ này có 3 lá cờ tồn tại, ngoài cờ vàng, cờ đỏ
còn có cờ xanh đỏ của Mặt trận Dân Tộc GPMN Việt Nam, nhưng trên thực tế như đã
biết đây là cánh tay nối dài, hay nói cách khác là đứa con của đảng cộng sản (cờ
đỏ) và tồn tại trong thời gian ngắn, thực chất chỉ là bù nhìn cho VNDCCH nên
không cần xét tới. Trong bài viết này, tôi xin gửi tới bạn đọc sự thật về lá cờ
lịch sử của dân tộc đã bị đảng cộng sản bôi nhọ là “Cờ
ba que xỏ lá”, trong khi đó, lá cờ vay mượn từ Trung cộng lại được đảng
cộng sản tô vẽ là cờ dân tộc. Chính sự mập mờ, không cho người dân biết rõ lịch
sử lá cờ dân tộc của đảng cộng sản đã khiến bao thế hệ phải hi sinh oan uổng cho
những âm mưu bẩn thỉu của cộng sản.
I. Lịch sử của lá cờ Vàng ba sọc đỏ của
dân tộc:
Cho đến hôm nay, rất nhiều hệ người
Việt Nam vẫn bị nhầm về lịch sử của lá cờ Việt Nam Tự Do nền vàng ba sọc đỏ, họ
cứ tưởng rằng lá cờ này mới có từ thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Và rất nhiều
người lầm tưởng như cộng sản tuyên truyền rằng đó là lá cờ “Ngụy”. Nhưng thực
chất lá cờ vàng 3 sọc đỏ chính là lá cờ xuất phát lâu đời hơn rất nhiều cờ đỏ
sao vàng của cộng sản và còn là lịch sử của dân tộc.
Nguồn gốc sự hình thành lá cờ vàng:
Theo học giả Nguyễn Hữu Quang trong tác
phẩm “Hồn
Nước Trong Kinh Dịch và Luận Giải Về Lẽ Biến Dịch của Lá Cờ Việt Nam Quốc
Gia” đăng trên báo Cộng Đồng, số 3
tháng 12, 1992, tại Ottawa, Canada, thì vào năm 40 Dương Lịch, Hai Bà Trưng
đã “đầu
voi phất ngọn cờ Vàng” đem quân
đánh Tô Định lấy được 65 thành trì để lập quốc xưng vương. Sau này vào thời nhà
Nguyễn, triều vua cuối cùng của nước ta, hai sọc đỏ được thêm vào lá cờ
vàng.
Trong thời Bắc thuộc, khi Hai Bà Trưng
khởi nghĩa chống quân Tô Định năm 40, Hai Bà Trưng đã mặc áo giáp vàng cưỡi voi
ra trận dưới bóng cờ vàng. Suốt gần một ngàn năm Bắc thuộc, lá cờ dân tộc dưới
hình thức này hay hình thức khác vẫn xuất hiện trong những cuộc khởi nghĩa chống
lại quân Hán như của Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, nhưng phải đợi đến thời
Ngô Vương Quyền đánh tan quân Hán trên sông Bạch Đằng gây dựng nền độc lập năm
938, lá cờ dân tộc mới lại phất phới tung bay. Trải qua các triều đại tự chủ
tiếp theo như Đinh, Lê, Lý, Trần, nước ta luôn có quốc kỳ hình vuông hoặc chữ
nhật gồm có nhiều màu viền quanh theo màu của ngũ hành, ngoài cùng là tua răng
cưa và có hình con rồng hoặc một chữ Hán chỉ tên triều đại ngay chính giữa. Để
chứng minh cho điều này, xin điểm qua các dẫn chứng sau đây.
Thứ
nhất, rrên báo Hà Nội mới của chính quyền cộng sản có bài nói về
cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống xâm lược đã có post tấm ảnh mô tả cờ vàng của
Hai Bà Trưng.
Điều này cho thấy không có nghi ngờ gì
về mặt lịch sử của lá cờ vàng thời Hai Bà đánh đuổi quân xâm lược phương
Bắc.
Thứ
hai, mặc dù là website được lập bởi đội ngũ dư luận viên thân cận
của chủ tịch nhà nước cộng sản Trương Tấn Sang, nhưng website này đã có bài viết
công nhận cờ vàng là lịch sử của dân tộc. Lá cờ đó có từ thời Hai Bà Trưng, có
lịch sử lâu đời hơn cờ đỏ của cộng sản: “Cờ vàng” theo đúng ý nghĩa lịch sử dân tộc
Việt Nam là một hình ảnh đẹp, thấp thoáng từ thời hai vị nữ anh hùng dân tộc Hai
Bà Trưng: “phất ngọn cờ vàng”, đứng lên đánh đuổi quân Tàu vào năm 40 sau Công
nguyên.”
Qua đây cho thấy chính cộng sản cũng
phải công nhận sự việc cờ vàng có trước cờ đỏ và cờ vàng là biểu trưng xuất phát
từ lịch sử của anh hùng dân tộc Hai Bà Trưng chống quân xâm lược.
Thứ
ba, cũng cần phải nhắc đến cuốn sách “Đại
Nam quốc sử diễn ca” - Phạm Đình Toái và Lê Ngô Cát đã được nhà in Thực
nghiệp- Hà Nội, 1934 có viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có đoạn như
sau: “…Theo
kế của nàng, Triệu Quốc Đạt dựng cờ khởi nghĩa, dưới trướng có đến hàng chục hổ
tướng, quân đông đến năm mươi vạn người. Ẩu nữ lại dùng
sắc vàng chế ra quần áo, màu cờ riêng
để quân mình khỏi lẫn với quân Ngô. Một thời gian sau, thanh thế của hai
anh em trở nên lừng lẫy, quân đội của họ đã nhổ sạch các đồn lũy của quân Tàu
phía Bắc Na Sơn. Ẩu nữ được mọi người gọi tôn là Bà Vương, tiếng tăm vang khắp
cõi Giao Chỉ. Thái thú quận Cửu Chân nghe tin hốt hoảng phải cho người phi báo
về Tàu xin viện binh sang đánh dẹp. Bà Vương liền thẳng đường rong ruổi tiến ra
Cửu Chân, đi đến đâu yết bảng an dân đến đó, dân chúng dọc đường kéo đến đón
rước đông như kiến cỏ.”
Như vậy qua đây có thể thấy, cờ vàng
chính là lá cờ có nguồn gốc xuất phát lịch sử xa xưa, gắn liền với ý chí không
chịu khuất phục giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam mà minh chứng bằng bốn câu
thơ trong “Đại
Nam quốc sử diễn ca”:
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Lịch sử cờ vàng có từ Hai Bà Trưng và
cho đến khi triều Nguyễn, lá quốc kỳ mới được chính thức thiết kế lại một cách
cẩn thận hơn, nhưng vẫn lấy nền vàng làm chủ đạo. Vua Gia Long (1802-1820) dùng
màu vàng tiêu biểu cho vương quyền và lá cờ vàng tiêu biểu cho quốc gia Việt
Nam. Từ năm 1863 cho đến năm 1885, triều đình Huế dụng cờ Long Tinh Kỳ (nền
vàng, viền xanh, chấm đỏ lớn ở giữa) làm cờ hiệu. Sau đó là Vua Thành Thái
(1/2/1889). Lá cờ vàng ba sọc đỏ lấy làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ
(nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890).
Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân kháng
Pháp bất thành vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng
và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng).
Vua Khải Định (1916-1925) thêm hai vạch
đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng thành Cờ Long Tinh. Năm 1945,
chính phủ Trần Trọng Kim thêm một vạch đỏ đứt khúc vào giữa hai vạch đỏ của cờ
Long Tinh thành cờ Quẻ Ly (Quẻ thứ tư trong Bát Quái Đồ theo Kinh Dịch, tượng
trưng cho mặt trời, văn minh). Năm 1948, Hoàng Đế Bảo Đại một lần nữa ra lệnh
nối liền vạch đứt khúc ở giữa để cờ Quẻ Ly trở thành cờ Quẻ Càn (Quẻ thứ nhất
trong Bát Quái Đồ, tượng trưng cho trời, quyền lực) và vào ngày 2 tháng 6, 1948,
chính phủ lâm thời Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc
kỳ của quốc gia Việt Nam. Từ đó, lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ đã tung bay khắp mọi
miền đất nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.
Để chứng minh hành trình lịch sử của lá
cờ vàng chúng ta có những dẫn chứng như sau:
Thứ
nhất, lịch sử của các lá cờ này đã được blog Zings được sự đồng ý
của nhà cầm quyền cộng sản công nhận trong một bài viết “Cờ
Việt Nam qua các thời kỳ”:
Một Website khác của sinh viên nhà nước
cộng sản cũng đã cho đăng lại bài viết này:
Thứ
hai, trên một website độc lập nói đến cờ của các quốc gia trên thế
giới đã có phần thống kê lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ và cho biết lịch sử
chính xác của lá cờ vàng thông qua phần lịch sử “Cờ
và Tiền tệ” tại Việt Nam. Bạn đọc
có thể tham khảo tại đường link trích dẫn:
Qua đây chúng ta có thể thấy hai điều:
Điều thứ nhất đó là lá cờ có nền Vàng có nguồn gốc lịch sử lâu đời của dân tộc;
thứ hai đó là lá cờ nền Vàng 3 sọc đỏ xuất hiện chính thức lần đầu từ thời Vua
Thành Thái cho đến Khải Định. Và lần thứ hai thì lá cờ vàng xuất hiện là thời kỳ
Vua Bảo Đại cho đến đệ I, Đệ II Cộng Hòa. Nhưng xen lẫn giữa hai thời kỳ đó cũng
có một lá cờ vàng 3 sọc hình quẻ ly của chính phủ ông Trần Trọng Kim bị cộng sản
cướp đoạt trái phép.
Như chúng ta đã biết, sau khi Mỹ thả 2
quả bom nguyên tử xuống đất Nhật, san bằng 2 thành phố Hiroshima ngày 6 tháng 8
năm 1945, và Nagasaki ngày 9 tháng 8 năm 1945, Hoàng Đế Nhật Bản phải tuyên bố
đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Nhờ vậy, đại chiến thế giới
lần II, do phe Phát Xít Đức, Ý, Nhật chủ xướng từ năm 1939 được coi là chấm dứt
hoàn toàn trên cả 5 Châu: Âu, Phi, Á, Úc, và Mỹ.
Khi kết thúc đại chiến thế giới lần II,
chính phủ Mỹ hỗ trợ Cao trào các Tiểu nhược quốc Thuộc địa trên toàn Thế giới,
đang bị các nước Thực dân Đế quốc da trắng đô hộ cai trị áp bức, vùng lên giành
lại Độc lập Tự do cho Dân tộc mình, để xây dựng Thể chế Chính trị theo mô thức
Dân chủ Tự do Tư bản.
Trong cùng lúc đó, Khối Quốc tế Cộng
sản do Liên Xô lãnh đạo cũng nhân cơ hội này, dùng các tay sai người bản xứ lôi
cuốn các nhóm công nông vô sản dùng bạo lực hăm dọa song hành với phương thức
tuyên truyền xảo quyệt, buộc quảng đại quần chúng dân lành phải đi theo dưới mỹ
từ làm Cách mạng giải phóng quê hương, để bành trướng thế lực nhằm thực hiện
sách lược nhuộm đỏ Toàn cấu và tiến lên “Thế giới đại đồng”.
Trên thực tế Việt Nam đã được độc lập mà
không cần cộng sản:
Tại Việt Nam, vào ngày 11 tháng 3 năm
1945 (hai ngày sau khi quân Nhật lật đổ Pháp nắm toàn quyền cai trị Đông Dương),
Vua Bảo Đại được Vua Nhật giúp tái lập Quốc Gia Việt Nam Độc Lập (thống nhất cả
3 miền Bắc Trung Nam) trong Khối Đại Đông Á do Nhật chủ xướng. Ông Trần Trọng
Kim đã được Vua Bảo Đại cử làm Thủ Tướng thành lập chính phủ điều hành Quốc gia,
và ban bố chương trình hưng quốc vào ngày 8 tháng 5 năm 1945, trong đó quy định
Quốc Kỳ là cờ Quẻ Ly, Quốc Ca là bài
“Việt
Nam minh châu trời Đông” của nhạc
sĩ Hùng Lân.
Để chứng minh cho luận điểm này tôi xin
đưa ra các bằng chứng sau đây để khẳng định rằng nước Việt chúng ta không cần Hồ
Chí Minh và đảng cộng sản vẫn được độc lập như các nước khác.
Thứ
nhất, một đoạn văn trên website của tỉnh Thừa Thiên Huế đã công
nhận sự kiện Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam là có thật. Trong bài giới thiệu
về điện Kiến Trung có đoạn:“Ngày
9 tháng 3, Nhật đảo chính Pháp và thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam. Hai
ngày sau, 11 Tháng Ba vua Bảo Đại triệu cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ
Yokoyama Masayuki vào điện Kiến Trung để tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Cùng đi
với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo.” Đây
là link của bài viết:http://dulichhue.com.vn/new/vi/a4841/dien-kien-trung.html
Một website của đảng cộng sản cũng phải
công nhận một sự thật lịch sử hiển nhiên là Nhật đã chấp nhận trao trả độc lập
cho Việt Nam thông qua chính quyền của vua Bảo Đại.
Thứ
hai, chính quyền Liên Xô sau khi nhận được tin Nhật trao trả độc
lập cho Việt Nam đã phải thốt lên qua lời của Stalin ghi trong cuốn sách có tên
tạm dịch “Đường
dài xã hội chủ nghĩa”. Cuốn sách này là tổng kết những phát biểu về xã hội
chủ nghĩa Liên Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep… được viết bởi N.
Badasov – một nhà nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên
Xô. Cuốn sách tại trang 233 có viết về Stalin đã thốt lên:“Thật
sự khó khăn cho hệ thống xã hội chủ nghĩa khi Việt Nam được người Nhật ưu
ái”. Điều này càng minh chứng thêm cho sự kiện chính quyền Nhật trao trả
độc lập cho Việt Nam là có thật.
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không
phải chính phủ bù nhìn:
Chính phủ của ông Trần Trọng Kim được
Hoàng Đế Bảo Đại thành lập sau ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp
và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, rất ngắn, từ ngày 17 tháng 4 năm 1945
đến ngày 25 tháng 8 năm 1945 kể cả thời gian xử lý thường vụ. Tổng cộng hơn bốn
tháng. Chính phủ này thường bị những người Cộng Sản và luôn cả các tác giả các
sách giáo khoa hay những nhà nghiên cứu chuyên môn ở miền Bắc thời trước và sau
năm 1975 trực tiếp hay gián tiếp gọi là bù nhìn, là Việt gian, là tay sai của
Nhật. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không?
Thứ
nhất, sự việc minh chứng rõ rệt nhất cho một chính phủ hợp hiến và
không phải bù nhìn đó là việc chính quyền của ông Trần Trọng Kim tồn tại được
bốn tháng, rất ngắn ngủi nhưng đã làm được nhiều việc lớn như điều đình thành
công với người Nhật để họ trả lại toàn bộ ba xứ bắc-trung-nam, thống nhất đất
nước, chính phủ “có quyền tự trị khác hẳn với lời đồn rằng chính phủ ông là bù
nhìn”. Điều này được thể hiện rất rõ trong cuốn “Một
cơn gió bụi” của chính ông Trần
Trọng Kim – chương 4 – Ra Huế lập chính phủ (xuất bản năm 1949 tái bản năm
1969). Một chính phủ đi từ số không, trong vòng 4 tháng tồn tại, không quân đội
hùng mạnh mà chỉ thông qua đàm phán với Phát Xít Nhật đang hùng mạnh để lấy độc
lập, tự trị cho nhân dân có đáng được gọi là “bù nhìn” không? Thực chất chỉ là
luận điểm bôi nhọ và chụp mũ của cộng sản mà đó chính là ngón nghề quen thuộc
của cộng sản.
Thứ
hai, cho đến nay chính những người cộng sản cũng đã phải công nhận
một sự thật không thể chối bỏ đó là Chính phủ của ông Trần Trọng Kim không phải
là một chính quyền bù nhìn mặc dù họ chưa dám thừa nhận sự vu khống của đảng
cộng sản cho chính phủ của ông Kim. Trong một bài viết đăng trên website của sở
văn hóa tỉnh Nghệ An có link như sau:
Tác giả Lê Xuân Khoa trong bài
viết của mình có tên “Huế
năm 1945 và chính phủ Trần Trọng Kim”
đã viết: “Chính
phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do
kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng
phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu
tiên nước Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh
xương máu.”
Rõ ràng việc tác giả này đánh giá nước
Việt Nam chúng ta được độc lập (dù chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu
cũng cho thấy chính phủ của ông Trần Trọng Kim là một sự công nhận đầu tiên
chính phủ đó rất hợp hiến.
Tiếp sau đó tác giả Lê Xuân Khoa
viết: “Chính
phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh
và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công
tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng,
chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:
1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên
chức Việt Nam.
2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.
3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.
4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.
5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.
6. Thiết lập các Ủy ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến
pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.
Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8), chính
phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này. Kết quả có thể được tóm tắt
như sau:
Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực
điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. Lúc này, Pháp đã mất khả năng ngăn
cấm việc tiếp tế gạo và, nhờ sự can thiệp của chính phủ Kim, giới quân phiệt
Nhật cũng không còn thi hành chính sách độc đoán về sản xuất nông
phẩm…”
Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn
chính quyền của ông Trần Trọng Kim đã thực thi được những điều lớn lao mà một
chính phủ đúng nghĩa không phải bù nhìn đã thực hiện được. Ngay như công việc
hết sức khó khăn là phần cứu đói cũng đã thực hiện rất tốt thông qua đàm phán
với Nhật. Vậy thì đây không thể là chính phủ bù nhìn được. Tại sao chính phủ bù
nhìn lại toàn làm được những điều lợi cho dân cho nước? Đây là minh chứng cho sự
bịp bợm của đảng cộng sản nhằm bôi nhọ chính phủ của ông Trần Trọng
Kim.
Có nhiều người sẽ thắc mắc một người có
quốc tịch Mỹ, gốc Việt, nguyên Phó viện trưởng Viện Đại học Sài Gòn, tiến sĩ
triết học như ông Lê Xuân Khoa viết sẽ có phần “bênh vực” cho ông Trần Trọng
Kim. Nhưng sự việc nó được đăng tải trên một website của tình Nghệ An, của đảng
cộng sản Việt Nam cho thấy tình chính xác của bài viết.
Thứ
ba, cũng cần nhắc lại cuốn sách
“Đường
dài xã hội chủ nghĩa” của tác giả
N. Badasov đã giới thiệu ở trên. Chính tác giả cuốn sách này khi đánh giá về
lịch sử Việt Nam cũng có đoạn viết:
“Một chính phủ ngắn ngủi của một người theo trường phái dân
tộc như ông Trần Trọng Kim đã nỗ lực làm được nhiều điều cho đất nước. Tiếc rằng
nó không được hợp lắm trong xu hướng phát triển của phong trào cộng
sản…”
Đây là một mình chứng cho thấy người
cộng sản Liên Xô không hề đánh giá thấp công lao của chính quyền ông Trần Trọng
Kim. Và người Liên Xô không hề coi đây là một chính quyền bù nhìn như sự chụp mũ
của cộng sản Việt Nam.
Thứ
tư, trong cuốn sách Décolonisation
du Vietnam: Un Avocat Tðmoigne
(Công cuộc giải thực dân của Việt Nam – Một luật sư, hồi ký) (Paris:
L’Harmattan, 1994), 62; Tác giả cuốn hồi ký bằng Pháp văn này là luật sư Trịnh
Đình Thảo, viết sau năm 1975 và trước khi ông mất năm 1986 nhưng tới năm 1994
mới được xuất bản ở Pháp, do trưởng nam của ông là luật sư Trịnh Đình Khải đứng
tên tác giả, trang 62,63 có viết:
“Khoảng tháng 6 – 1945, khi Thủ tướng Kim gặp Tổng tư lệnh
Tsuchihashi để yêu cầu Nhật dứt khoát trả lại ba tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng
và toàn bộ đất Nam Kỳ cho Việt Nam, ông đã nói: “Quân đội Nhật đã đánh quân đội
Pháp và công nhiên hứa hẹn trả quyền tự chủ cho nước Việt Nam. Bởi vậy tôi không
quản tuổi già và sự khó khăn của hoàn cảnh mà đứng ra lập chính phủ. Tôi làm
việc một lòng giúp nước tôi, cũng như các ông lo việc giúp nước Nhật… Nếu các
ông cho tôi là người làm việc cho nước Nhật, việc ấy không phải là phận sự của
tôi, tôi sẵn lòng xin lui”. Chỉ tiếc rằng vài tháng sau, lúc gần đạt được mục
tiêu thì Chính phủ Kim phải ra đi.”
Chính tuyên bố của ông Trần Trọng Kim
đã cho thấy một sự thật là ông không chịu làm việc cho Nhật mà chỉ làm một việc
duy nhất là cho sự độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vậy càng có thể khẳng định sự
thật chính quyền của ông Kim không phải là chính phủ bù nhìn.
Bằng việc chứng minh tính hợp hiến của
chính quyền của ông Trần Trọng Kim chúng ta có thể thấy rằng cờ Vàng quẻ ly của
chính phủ ông Kim chính là bước tiếp nối cho lịch sử hào hùng của cờ vàng dân
tộc.
Cờ vàng ba sọc đỏ xuất hiện lần thứ
hai:
Từ năm 1920, Hồ Chí Minh đã là đảng
viên của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và từ đó được cộng sản Liên xô, Trung cộng huấn
luyện, ủng hộ để trở thành đảng viên nòng cốt thi hành kế hoạch bành trướng Chủ
nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á bằng xương máu dân Việt. Lẽ ra Đảng cộng sản phải
hợp lực với các đảng phái khác chống lại nước Pháp thực dân, ủng hộ triều đình
Huế thì Hồ Chí Minh lại tuân lệnh quan thầy Liên xô, Trung cộng đấu tranh cho
quyền lợi khối cộng sản quốc tế. Thay vì hợp lực với triều đình Huế cùng các
đảng phái quốc gia yêu nước khác đánh đuổi quân Pháp thực dân thì Hồ Chí Minh đã
ly khai với triều đình Huế, lợi dụng cảnh
“giậu
đổ bìm leo” để “đục
nước béo cò” cho tham vọng cá
nhân, âm mưu cướp chính quyền ông Trần Trọng Kim vào tháng 9 năm 1945 biến Đảng
cộng sản Việt Nam thành một lực lượng phản bội lại dân tộc.
Sau Hiệp Định Genève 1954 chia đôi đất
nước, Hồ Chí Minh cùng Đảng cộng sản chiếm đoạt miền Bắc, tiếp thu Hà Nội mới tổ
chức lễ thượng kỳ đầu tiên ngày 10 tháng 10 năm 1954 và đảng kỳ nền đỏ sao vàng
chính thức trở thành quốc kỳ của nước VNDCCH. Trong khi đó, Hoàng Đế Bảo Đại trị
vì miền Nam dưới sự bảo hộ của Pháp và dần dần được Pháp dân chủ sau thế chiến
thế giới lần II (Lúc này nước Pháp không còn thực dân nữa, xin bạn đọc xem thêm
luận điểm này đã được chứng minh tại
“Những
sự thật không thể chối bỏ” phần 12 và phần 13) (*) trả lại quyền hành cùng nền độc lập qua
Hiệp Ước Vịnh Hạ Long (1948). Ngày 2/6/1948, chính phủ lâm thời Việt Nam ra đời
do tướng Nguyễn Văn Xuân chủ tọa, lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ do họa sĩ Lê Văn Đệ đề
nghị được chấp nhận làm quốc kỳ và lấy bài
Tiếng
gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước
được đổi tên là Tiếng
Gọi Công Dân đã được chấp nhận làm
quốc ca của quốc gia Việt Nam. Năm 1954, Bảo Đại thoái vị, ông Ngô Đình Diệm
được nhân dân miền Nam bầu thành tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa qua cuộc tổng
tuyển cử dân chủ vào ngày 26 tháng 10 năm 1955 tiếp nối giòng chính sử nước ta
bằng cách thay thế triều Nguyễn và giữ lá cờ vàng ba sọc đỏ truyền thống làm
quốc kỳ của Miền Nam. Ngày 7/7/1954, Ông Ngô Đình Diệm về nước thành lập chính
phủ và lập nên nền đệ Nhất Cộng Hòa VN. Quốc Hội Lập Hiến VNCH năm 1956 đã quyết
định giữ lại bài Tiếng
Gọi Công Dânlàm quốc ca, nhưng lời được đổi lại như sau:
Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải
phóng.
Đồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân
sống!
Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói
tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững
bền.
Dầu cho thây phơi trên gươm giáo,
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người công dân luôn vững bền tâm trí,
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp
nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn
đời!…..
(*) http://danlambaovn.blogspot.com/2012/08/nhung-su-that-khong-choi-bo-phan-12-su.html#.UcyDZr0y0wO
Sự kiện tiếp nối của lá cờ vàng dân tộc
đã được quy chỉnh đó chính là lá cờ vàng 3 sọc đỏ của chính phủ VNCH. Qua hai
thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, nhân dân miền nam được no ấm và hạnh phúc.
Lá cờ vàng ba sọc đỏ cũng chính là sự tiếp nối truyền thống dân tộc Việt Nam đã
tung bay trên khắp các con đường, góc phố, làng mạc ở miền Nam Việt Nam. Đó là
biểu hiện cho tinh thần dân chủ và đoàn kết của dân tộc. Để biết rõ hơn mà chính
thể VNCH đệ nhất và đệ nhị đã làm được cho nhân dân Miền Nam, xin bạn đọc tìm
hiểu thông qua bài viết “Những
sự thật cần phải biết”- phần 2
(**) đã được đăng tải.
(**): http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/nhung-su-that-can-phai-biet-2-viet-nam.html#.UcyIN70y0wM
Nếu bạn đọc có điều kiện, xin đọc
câu chuyện “Mẹ
tôi và lá cờ vàng ba sọc đỏ” của
tác giả Nguyễn Kiến để thấy tình cảm của người dân Miền Nam giành cho lá cờ dân
tộc như thế nào. Trong bài viết có đoạn:“Trong
lúc lục giấy tờ để làm khai tử cho mẹ, tôi tìm thấy chiếc ví nhỏ mà Mẹ tôi vẫn
thường dùng để đựng ít tiền và các giấy tờ tùy thân như thẻ an sinh xã hội, thẻ
căn cước… Trong một ngăn ví là lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ bằng giấy, khổ bằng chiếc
thẻ tín dụng mà có lẽ Mẹ tôi đã cắt ra từ một tờ báo nào đó. Tôi bồi hồi xúc
động, thì ra Mẹ tôi vẫn giữ mãi lá Cờ Quốc Gia bên mình, có lẽ lá cờ vàng hiền
lành này đối với Mẹ tôi cũng thiêng liêng như linh hồn của những người đã
khuất.”
Và một câu chuyện ngắn khác của
tác giả Nguyễn Duy An đã nói lên sự trân trọng của người dân đối với lá cờ vàng
ba sọc, câu chuyện về người thầy giáo đã phải thốt lên khi nhìn thấy lá cờ
vàng: “Tôi
vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên: – Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá
Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ
nhé.”
Cho đến hôm nay, sau 38 năm cộng sản
bành trướng khắp đất nước Việt Nam, nhưng đồng bào Việt Nam vẫn luôn tin tưởng
và lá cờ chính nghĩa của dân tộc. Khắp nơi trên thế giới, người dân Việt vẫn
luôn tự hào về lá cờ vàng truyền thống.
Và ngay tại Việt Nam, hai sinh viên yêu
nước là Phương Uyên và Nguyên Kha đã cho thấy sự lựa chọn của mình cho cờ vàng
dân tộc là chính xác. Đồng hành cùng hai bạn trẻ là lá cờ vàng vẫn ngạo nghề tại
Việt Nam, nơi cộng sản đang ngày cảng hung bạo và độc ác.
Ý nghĩa triết lý và biểu trưng trên lá cờ
vàng
Cờ vàng đã được người dân VNCH nâng niu
và trân trọng cho đến hôm nay sau 38 năm lưu lạc vì cộng sản tàn ác. Không những
vậy, những tầng lớp thanh niên như chúng tôi lớn lên sau năm 1975, khi tìm hiểu
sự thật lịch sử đã thấy cờ vàng là lá cờ có nhiều ý nghĩa đối với dân tộc, nó
không phải là “ba que xỏ lá” của “Ngụy” như cộng sản vẫn tuyên truyền. Vậy thực
sự ý nghĩa của lá cờ vàng 3 sọc đỏ thế nào. Xin phép được gửi tới bạn
đọc.
Lá cờ Việt Nam Tự Do có nền vàng và ba
sọc đỏ. Màu vàng là màu quốc thổ và cũng là màu da của giống nòi Việt Nam.Theo vũ trụ quan của người Việt, màu vàng còn
thuộc về hành thổ và có vị trí trung ương, tượng trưng cho lãnh thổ và chủ quyền
của quốc gia. Chính vì thế mà vua chúa thời xưa thường xưng là Hoàng
Đế và mặc áo có tên hoàng
bào.
Màu đỏ thuộc hành hỏa và là màu của
phương Nam. Đây là biểu tượng của một dân tộc bất khuất, anh hùng, và độc lập
trong cõi trời Nam, tách biệt hẳn với nước Tàu ở phương Bắc. Ba sọc đỏ còn tượng
trưng cho ba miền: Bắc, Trung, và Nam. Tuy gọi là ba miền (ba sọc đỏ) nhưng
chúng có cùng chung một nhà (nền vàng). Đó là nhà Việt Nam, con dân muôn đời
thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Khi chính phủ Trần Trọng Kim cầm quyền
vào năm 1945, một vạch đỏ đứt giữa được thêm vào giữa hai vạch đỏ đã có sẵn trên
lá cờ vàng tạo thành lá cờ có hình
Quẻ
Ly Đơn. Tiếp đến, khi về nước làm Quốc Trưởng vào năm 1948, Cựu Hoàng
Bảo Đại đã cho đổi vạch đứt chính giữa thành vạch liền tạo thành lá cờ có nền
vàng và ba sọc đỏ giống nhau. Ba vạch đỏ kỳ này có hình Quẻ
Kiền. Quẻ Kiền, còn gọi là Quẻ Càn, tượng trưng cho trời Nam, tức là
nước Việt Nam ta.
Trong bài “Quốc
Kỳ và Quốc Ca Việt Nam”, giáo sư Nguyễn Ngọc Huy giải thích về ý nghĩa của
hình Quẻ
Ly trên lá Cờ Vàng của thời
chính phủ Trần Trọng Kim với đại ý là Quẻ Ly, một quẻ trong Bát Quái, tượng
trưng cho mặt trời, lửa, ánh sáng, và cho văn minh. Ngoài ra, ông Huy còn giải
thích thêm là bên trong quẻ Ly hiện lên một nền vàng gồm hai vạch liền và một
vạch đứng nối liền hai vạch ấy. Đó là chữ công trong nghĩa của các từ công nhân
và công nghệ, tức là người thợ và nghề biến chế các tài nguyên để phục vụ đời
sống con người. Vì thế, Quẻ Ly còn hàm ý ca ngợi siêng năng cần mẫn và sự khéo
léo của dân tộc Việt Nam. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy (1924 -1990) là một cựu chính
khách Việt Nam Cộng hòa. Ông là một trong những người sáng lập đảng Tân Đại Việt
và là Tổng thư ký đầu tiên của đảng này. Ông cũng là Tổng thư ký của Phong trào
Quốc gia Cấp tiến và là một thành viên trong phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tham dự
Hòa đàm Paris.
Ông Nguyễn Ngọc Huy cũng giải
thích về ý nghĩa của lá cờ vàng có hình Quẻ Càn dưới thời Vua Bảo Đại. Theo ông,
Quẻ Càn tượng trưng cho trời, cho vua, cho cha, và quyền lực. Ngày nay, chúng ta
sống trong chế độ dân chủ thì Quẻ
Càn trên quốc kỳ có thể dùng
để tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam cùng sức mạnh của toàn dân ta.
Tuy bắt nguồn từ đời Hai Bà, năm 40 Dương Lịch, tức là cách đây 1961 năm, lá cờ
Việt Nam Tự Do chỉ mới được qui định rõ ràng bằng sắc lệnh từ năm 1948, tức là
cách đây (2003) 55 năm. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, với tư cách đứng đầu chính
phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam thời đó đã ký Sắc Lệnh số 3 ngày 2 tháng 6 năm
1948 để qui định những tiêu chuẩn về lá quốc kỳ của nước Việt Nam như sau: “Biểu
hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba
sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng
ấy.”
Giáo sư Nguyễn Chính Kết, tên gọi
khác là Đoàn Chính Kết, sinh tháng 5-1952, tại huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Năm 1954, Kết theo gia đình di cư vào Nam, ở tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi,
TP HCM. Từ năm 1963 đến năm 1975, ông theo học tại Tiểu chủng viện Sài Gòn và
Giáo hoàng Học viện Đà Lạt. Ông là một trong những nhà đấu tranh dân chủ cho
Việt Nam. Ngày 13-3-2007, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TPHCM của nhà cầm
quyền cộng sản đã ra lệnh truy nã đối với ông tại thời điểm ông đang thường trú
tại 6/8A đường Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM, vì đã có hành vi
tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 và 91 – Bộ Luật Hình sự
nước CHXHCN Việt Nam. Giáo sư Kết cho biết:
“cờ
vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm nay, 2008) – không phải
chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền
thống của dân tộc Việt Nam”.
Cờ Việt Nam Tự Do được hun đúc bằng khí
thiêng trời đất và tinh thần quật khởi của dân tộc Việt suốt gần hai ngàn năm
lịch sử. Nó tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho vận hội thái hoà, và cho sự
thành công vĩnh cửu của giống nòi Việt Nam. Kể từ năm 40 Tây lịch, thời Hai Bà
Trưng, lá cờ Việt Nam Tự Do đã được cải tiến để có hình dạng màu sắc như hiện
nay. Thật quả là một ý nghĩa cao cả và đáng được hãnh diện. Lá cờ Việt Nam Tự Do
đã thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc, nhuốm khí thiêng sông núi, tượng
trưng cho dân chủ tự do nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt, cho
thái hòa thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết trong việc giữ nước và dựng
nước của tổ tiên ta.
Như vậy có thể thấy Lá cờ Vàng 3 sọc đỏ
chính là lá cờ của Việt Nam Tự Do không phải là của riêng một chế độ hay của
riêng một chính phủ nào mà là của chung cho cả dân tộc Việt. Lá Cờ Việt Nam Tự
Do là linh hồn của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh
thần chiến đấu còn, vì nó là tín bài để chúng ta nhận diện những người Việt Tự
Do. Chỗ nào có lá cờ Việt Nam Tự Do thì chỗ đó có tình thương, có dân chủ, có tự
do, và có nhân quyền. Giờ này, đa số nhân dân yêu tự do dân chủ, ở trong nước
cũng như ở hải ngoại, mỗi khi nhìn thấy Lá Cờ Việt Nam Tự Do tức là như nhìn
thấy vị cứu tinh dân tộc.
Hơn thế nữa, lá Cờ Vàng – yếu tố Liên
bang – Tam quyền phân lập. Dưới hai trào chánh phủ Trần Trọng Kim và Nguyễn Văn
Xuân/Trần Văn Hữu, vua Bảo Đại dùng cờ vàng làm quốc kỳ. Theo thể chế Quân chủ
Lập hiến, giống như Anh quốc, Nhật, Thái Lan. Chia Việt Nam ra làm 3 Miền: Nam,
Trung, Bắc (giống như 3 Tiểu bang). Mỗi Miền có Khâm sai đứng đầu. Đây là hình
thức Liên bang mà Hoa kỳ, Úc,… áp dụng rất thành công.
Màu vàng là da vàng, sọc đỏ là máu đỏ.
Màu vàng biểu tượng của vương quyền phương Nam, hành thổ là đất nuôi sống toàn
dân. Ba sọc đỏ tượng trưng cho ba Tiểu bang (ba kỳ/ba miền) là ba anh em Nam
Trung Bắc cùng chung sống hài hòa, an lành trên dãi đất Việt Nam. Ba sọc đỏ song
song là biểu tượng của ba anh em đồng hành, đồng quyền, tương kính; không được
quyền lấn lướt, hà hiếp, hãm hại nhau, cùng chung nhau xây dựng, phát triển, bảo
vệ mảnh đất màu vàng Việt Nam để cùng cộng sinh và cộng hưởng. Ba sọc đỏ còn là
biểu tượng của tam quyền phân lập (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) và là ba biểu
tượng của Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mà Hoa kỳ và các quốc gia tự do đang áp
dụng, kể cả VNCH.
Lá cờ Vàng có một ý nghĩa cao cả, và đã
thăng trầm với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt. Nó nhuốm khí thiêng sông núi,
tượng trưng cho Dân chủ, Tự do, Nhân quyền, cho ý chí kiêu hùng của nòi giống
Việt, cho thanh bình thịnh trị của muôn dân, và cho đoàn kết dân tộc trong việc
giữ nước và dựng nước của tổ tiên ta. Lá Cờ Vàng Quốc Gia Việt Nam là linh hồn
của cả dân tộc Việt. Lá cờ còn, chính nghĩa còn. Lá cờ còn, tinh thần chiến đấu
còn. Lá cờ còn, sự đoàn kết còn, đó là sự khác biệt giữa người Việt Quốc Gia và
Cộng Sản.
II. Lịch sử của lá cờ Đỏ của cộng
sản:
Cờ đỏ sao vàng là cờ đảng cộng sản, là
đảng kỳ, không phải Quốc kỳ. Hồ Chí Minh theo cộng sản, đưa chủ nghĩa cộng sản
vào Việt Nam nhằm phục vụ Liên Xô và Trung cộng. Đảng cộng sản và Hồ Chí Minh
lấy cờ đỏ một sao là mẫu cờ tỉnh Phúc Kiến làm cờ đảng, chấp nhận làm chư hầu
Trung cộng. Vì thế, Phạm văn Đồng theo lệnh Hồ Chí Minh dùng công hàm trao Hoàng
Sa Trường Sa cho Tàu năm 1958. Đổi lại, Hồ Chí Minh và cộng sản Hà nội được
Trung cộng giúp vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng thực hiện mục tiêu xâm
lăng Miền Nam. Dẫn đến cảnh anh em hai miền Nam Bắc cùng chết và nghèo đói. (Xin
xem thêm: Những sự thật không thể chối bỏ phần 2,3)(***)
(***):
Thực hiện đúng mục tiêu của Hồ Chí Minh
là dâng Việt Nam cho Trung cộng. Từ đó, các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản theo
gương bán nước của HCM tiếp tục nhượng đất, thác Bản giốc, Ải Nam quan, biển,
Boxit Tây Nguyên… cho Tàu mà cả nước đã biết. Ngay cả Bộ giáo dục cộng sản trong
nước đang muốn áp dụng môn học tiếng Tàu hầu biến Việt Nam thành một tỉnh của
Trung quốc. Để chứng minh cờ đỏ xuất phát từ cờ của tỉnh Phúc Kiến và làm chư
hầu cho Trung cộng chúng ta có những chứng cứ sau đây:
Thứ
nhất, CỜ ĐỎ SAO VÀNG là cờ của tỉnh Phúc Kiến Trung quốc (1933).
Trong tài liệu của (http://www.worldstatesmen.org/China.html) bạn đọc có thể thấy lá cờ của cộng sản vào 29/09/1945 là lá cờ đỏ ngôi
sao vàng, với cánh sao cong bầu ra chớ không phải là đường thẳng, được ghi vào
khoảng giữa trang như sau:
Chú
ý: lá cờ đỏ sao vàng này đã bị lấy ra sau khi Worldstatemen.org bị chính quyền cộng sản khiếu nại, bây giờ
chỉ còn để lại hàng chữ: “Chairman
of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (b.
1884 – d. 1959)”. Lá cờ của tỉnh Phúc Kiến (Trung Cộng), bị gỡ ra trong
trang web: http://www.worldstatesmen.org/China.htmltừ 2005.
Vào thời gian chỉ có 2 tháng, từ
21/11/1933 đến 21/01/1934, ông Li Jishen làm chủ tịch của thủ phủ Phúc Châu
(Fuzhou) thuộc tỉnh Phúc Kiến (Fujian). Đây là tài liệu lịch sử có ghi chú (b.
1884 – d. 1959) và ông Li Jishen là một nhân chứng lịch sử.
Sự giống nhau đến “lạ kỳ: của hai lá cờ Phúc Kiến-cộng sản
Việt Nam
Thứ
hai, bạn đọc có thể tham khảo bộ phim “Trường
Chinh” 24 tập của TC do đạo diễn Kim Thao, với Đường Quốc Cường thủ vai Mao
Trạch Đông đánh với quân đội của Tưởng Giới Thạch, nếu bạn để ý một chút sẽ thấy
cảnh Hồng Quân TC phất cờ đỏ sao vàng mập trong các trận đánh. Phim này được
chiếu trên đài truyền hình VTV3 tại Việt Nam. Như vậy có hai ý nghĩa ở đây đó
là: Mao Trạch Đông đã có dã tâm xem Việt Nam như là một chư hầu, nên gạt lãnh
đạo thời đó lấy lá cờ của tỉnh Phúc Kiến làm cờ nước, hoặc lãnh đạo thời đó đã
tình nguyện làm quân khuyển mã cho Trung Cộng. Có nghĩa là sau khi VC trương lá
cờ đỏ sao vàng vào năm 1945, thì 5 năm sau, 1949, Trung Cộng đổi lại lá cờ nước
của họ thành lá cờ có 4 ngôi sao vàng và 1 ngôi sao lớn tượng trưng cho Đại Hán.
Thế là lá cờ đỏ sao vàng trở thành lá cờ của 1 trong 4 chư hầu. Thêm một bằng
chứng nữa là sau này, có lẽ vì nhiều người biết được sự thật là lá cờ của tỉnh
Phúc Kiến, nên vào ngày 30/11/1955, cộng sản Việt Nam cho đổi lá cờ nước thành
lá cờ hơi khác là những đường cong bầu, trở thành những đường
thẳng:(http://www.worldstatesmen.org/Vietnam.html)
29 Sep 1945 – 20 Jul 1954 North
Vietnam
Áp dụng 30 Nov 1955 (North only to 2 Jul
1976).
Lưu
ý: Xin xem thêm dã tâm của Trung cộng và âm mưu bán nước của cộng
sản Việt Nam tại “Những sự thật không thể chối bỏ “ phần 9,10, và bài viết của
tác giả Truyền Tấn để biết tại sao cờ đỏ là cờ Phúc Kiến.
Links:
Hình ảnh về lá cờ trong cuộc vạn lý
Trường Chinh của Mao Trạch Đông:
Thứ
ba, Trong cuốn sách của tác giả Hà Cẩn (Viện văn học Trung quốc)
có một cuốn sách được in năm 1997 và tái bản năm 2000 với tiêu đề tạm dịch sang
tiếng Việt: “Mao
chủ tịch của tôi” bởi nhà xuất bản
Trung ương Trung quốc. Cuốn sách dày 438 trang có đoạn ở trang 130 nói về quan
hệ với Việt Nam. Đoạn đó tạm dịch như sau:
“Giữa
Trung Hoa và Việt Nam còn có tình thân đó chính là biểu hiện của lá cờ. Lá cờ
sao vàng thể hiện tình đồng chí mà Mao chủ tịch hằng gửi
gắm…”
Đọc đến đây chúng ta có thể thấy rõ bản
chất bán nước và làm chư hầu của đảng cộng sản Việt Nam thể hiện ngay từ tư
tưởng dùng lá cờ của tỉnh Phúc Kiến theo chỉ đạo “gửi gắm” của Mao Trạch Đông.
Như vậy cờ đỏ sao vàng càng chứng tỏ không thể là cờ của dân tộc Việt
Nam.
Thứ
tư, cũng vẫn cuốn sách
“Đường
dài xã hội chủ nghĩa” là tổng kết những phát biểu về xã hội chủ nghĩa Liên
Xô và thế giới của Lê Nin, Stalin, Breznep… được viết bởi N. Badasov – một nhà
nghiên cứu lịch sử tại Liên Xô – đảng viên đảng cộng sản Liên Xô ở trang 237 có
viết: “Sau
khi giành chính quyền, dường như Việt Minh thể hiện sự thân thiện với người
Trung Quốc hơn. Điều này minh chứng ngay ở việc lấy lá cờ đỏ sao vàng làm quốc
kỳ…”. Chỉ cần tác giả Liên Xô bật mí như vậy, chúng ta có thể thấy đảng
cộng sản đã dùng cờ của giặc làm cờ Việt Nam. Đây là một sự thật cần phải được
người dân Việt Nam lên án.
III. Kết Luận
Tôi là một người trẻ tuổi, sống tại
Việt Nam, được học tập dưới mái trường CNXH, tôi không được biết về VNCH, về cờ
vàng 3 sọc đỏ… bài viết này tôi xin kính tặng những người Việt Quốc Gia (VNCH)
như một lời khẳng định về lá cờ họ đã chọn cho mình là hoàn toàn chính nghĩa và
phù hợp với lịch sử của dân tộc. Bài viết này tôi cũng xin dâng tặng cho những
người cộng sản và những bạn trẻ như thế hệ tôi và sau tôi biết rằng: Chúng ta đã
bị đảng cộng sản bán rẻ và lừa bịp mấy chục năm qua cho dã tâm bán nước và làm
nô lệ cho Tầu. Tất cả sự việc đau khổ của dân tộc đều xuất phát từ lá cờ đỏ mang
thân phận của chư hầu. Chính vì vậy cũng cần phải nhắc lại cho bạn trẻ lời của
thi sĩ Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
Đó là những câu nói đầy ý nghĩa diễn tả
cho sự điêu tàn của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của cờ đảng CSVN – cờ đỏ sao vàng.
Nếu chúng ta, những người dân Việt Nam còn tôn thờ và hiểu sai về ý nghĩa của lá
cờ đỏ sao vàng mà vẫn coi nó là lá cờ của dân tộc thì đó là một sai lầm lớn.
Thật buồn là rất nhiều người được coi là có tư tưởng tiến bộ, đấu tranh với đảng
vẫn không dám nhìn thẳng vào sự thật là cờ đỏ sao vàng chính là cờ bán
nước.
Cờ sáu sao bán nước của cộng sản Việt
Nam.
Muốn có dân chủ tự do không còn cách
nào khác là vứt bỏ đi lá cờ ô nhục, làm tay sai cho Trung Cộng. Nếu cần thiết có
một lá cờ làm lá cờ đấu tranh thì đó chính là lá cờ vàng, vì cờ vàng chính là
biểu trưng của dân tộc chứ không phải của đảng phái, chính quyền nào. Và với ý
nghĩa đầy đủ về dân tộc Việt, con người Việt thì lá cờ vàng sẽ là lựa chọn cho
tương lai như lịch sử đã từng lựa chọn.
28/06/2013
*
Những phần “Những sự thật cần phải biết”
đã đăng:
Phần 1: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/09/nhung-su-that-can-phai-biet-su-that-ve.html#.UcwHub0y0wM
Phần 3: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/nhung-su-that-can-phai-biet-noi-day-hay.html#.UcwHzL0y0wM
Đặng Chí
Hùng
No comments:
Post a Comment