Cuộc cách mạng của Sợ Hãi (phần 5) - Đám đông và những trò chơi tinh nghịch
Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang...
(Nguyễn Đức Quang)
Vũ Đông Hà
(Danlambao) - Biểu tượng của Phong trào phản kháng Thay đổi Dân chủ của Zimbabwe là
bàn tay mở. Trong một chiến dịch phát huy biểu tượng này mà mục đích là để tạo cơ hội cho nhiều người tham gia, nhất là giới trẻ,
phong trào đã đẩy mạnh một công việc đơn giản: nhúng
bàn tay vào sơn và đóng dấu bàn tay lên mông những con bò khắp nơi trên đất nước
họ. (Ở Zimbabwe, trên phố, mọi ngả đường,
đâu đâu cũng thấy bò).
1. Ai làm cũng
được: Chỉ với một ít
sơn, một bàn tay sẵn sàng chịu dơ và đôi chân chạy lẹ, những con bò khắp xứ sở
Zimbabwe bắt đầu mang biểu tượng của phong trào trên... mông.
2. "Ta" tốn công ít "họ" tốn công
nhiều: chỉ cần một
khoảnh khắc là mông chú bò bị đóng dấu. Ngược lại phía cầm quyền Zimbabwe đã
phải tốn rất nhiều nhân lực, thì giờ công sức để đi lùa những con bò và... chùi
mông cho chúng. Khi hình ảnh những công an rượt bò chùi mông được loan truyền,
khi những tiếng cười vang của sinh viên rộn rã kể nhau nghe về hình ảnh ấy thì
chiến dịch này đã đạt được mục tiêu của nó: càng nhiều
người tham gia vào trò chơi tinh nghịch khoái trá này; trong đó nhiều người
không có một khái niệm sâu xa về chính trị. Đối với họ, đây chỉ là những trò
đùa. Nhưng khi có những lệnh cấm đoán hay trấn áp xảy ra, họ lại là những người
chống đối mạnh mẽ nhất bằng hành động phản kháng: tiếp tay phổ biến "thương hiệu" của Phong trào.
3. "Hit and run"
- Làm nhanh chạy lẹ: vừa mang tính hài hước vừa là nền
tảng của thái độ không đối đầu, gia tăng an toàn, giảm sợ
hãi. Tinh túy của nó là tạo ra tâm lý đây là một trò chơi - ai đập nhiều mông bò hơn ai.
4. "Hề hóa" hình ảnh "dễ sợ" của
guồng máy bạo lực: bằng
hình ảnh an ninh, công an lụp xụp đuổi bò, chùi mông. Nói theo Srdja Popovic của Phong trào Otpor - "Hài
hước và châm biếm có thể tạo ra thông điệp tích cực, hấp dẫn lượng khán giả lớn
nhất có thể, làm cho các đối thủ trông ngu ngốc và lố bịch. Quan trọng nhất, nó
phá tan sợ hãi và khích lệ xã hội vốn mệt mỏi, thất vọng, và thờ ơ"
5. Xây dựng "thương hiệu" của
phong trào: Trong một
thời gian ngắn, từ những cái mông bò, Phong trào phản
kháng Thay đổi Dân chủ của Zimbabwe hiện hữu khắp nơi qua biểu tượng bàn
tay. Biểu tượng lan tràn từ mông những chú bò sang ngõ hẻm, đường phố, qua đến
cử chỉ đưa bàn tay lên chào nhau. Ở Serbia, "hài hước và châm biếm" cũng
đã trở thành thương hiệu của Otpor (giống như "Just do it." của công ty giày Nike),
nhằm phá tan tâm lý sợ hãi, mệt mỏi và thờ ơ của giới trẻ xứ này trong chiến
dịch hạ bệ nhà độc tài Milošević.
Ai cũng có thể
là thành viên!
Ai cũng có thể
không là thành viên!
Một phong trào quần chúng thành hình
nhưng không có danh sách thành viên, được điều động bởi những "lãnh đạo tập thể".
Những trò chơi, sau một thời gian ngắn đã không còn có thể biết đích xác ai là những người khởi xướng, bắt nguồn từ đâu, chỉ hiện hữu những người hưởng ứng, bắt chước.
Những trò chơi, sau một thời gian ngắn đã không còn có thể biết đích xác ai là những người khởi xướng, bắt nguồn từ đâu, chỉ hiện hữu những người hưởng ứng, bắt chước.
Dưới con mắt của công an, ở đâu cũng hiện
hữu phong trào. Ngay cả một chú bò hiền từ nhai cỏ!
Đó là kết
quả của một trò chơi tinh nghịch. Chiến
lược (grand strategy) là gầy dựng SỐ ĐÔNG nhân sự cho
phong trào. Chiến thuật (strategy) là tạo sự tham
gia xây dựng biểu tượng. Phương thức (tactics) là trò
chơi tinh nghịch. Công việc (task) là... đập mông
bò. Đối tượng thu hút (target audiences/participant) là giới trẻ.
Chia sẻ của S.T - một trong những người
huấn luyện cho các thành viên cốt cán của Phong trào 6
Tháng 4 (April 6) tại Ai Cập:
(Ảnh VĐH) |
"Trò chơi tinh nghịch này cũng thể hiện sự khác biệt và tính hiệu
quả to lớn giữa đấu tranh bạo động và bất bạo động. Trung Đông là cái nôi của
những khuynh hướng bạo động. Nhưng bạn thử nghĩ và so sánh giữa việc kêu gọi một
bạn trẻ đi tấn công và hay giết 1 tên an ninh ác ôn với trò chơi in biểu tượng
của phong trào? Nghĩ đến số lượng hưởng ứng tham gia của quần chúng. So sánh
phản ứng của đám cảnh sát uể oải khi nhận lệnh phải đi gom bò để chùi mông, làm
trò cười cho thiên hạ với phản ứng của mật vụ, công an khi nhận lệnh săn tìm thủ
phạm đã giết đồng bọn của chúng. Ở Ai Cập, chúng không cần tìm ra thủ phạm đúng.
Chúng chụp lên đầu nhiều người hoạt động dân chủ là thủ phạm và sau đó thì tra
tấn, hãm hiếp, giết tù đã xảy ra trong sự điên cuồng...
Điều gì sẽ xảy ra đối với
phong trào sau đó?
Điều gì sẽ tác động lên tâm
lý của đám đông đang muốn thoát ra sự sợ hãi?
Và hãy nghĩ đến những kẻ
đang làm luật đối với hai tình huống: họ sẽ làm luật cấm đóng dấu mông bò (!)
hay họ ra nghị luật đặt bất cứ những gì liên quan đến phong trào ra ngoài vòng
pháp luật với luận điệu tuyên truyền "chúng là khủng bố, hành động của chúng đã
tự chứng minh điều đó..."?
*
Ảnh internet |
Trong chiến dịch
“Nó thối
nát. Nó sẽ đổ” tấn công vào Slobodan Milošević,
thành viên Otpor đã
sử dụng một cái thùng bên ngoài có hình Slobodab Milošević, kéo đến một nơi
không có cảnh sát và lập trò chơi: ai bỏ một đồng tiền vào thùng thì được dùng một cây gậy đánh
vào thùng. Vài phút sau, đám đông càng ngày
càng đông. Mỗi cú đánh vào thùng là tiếng cười vang của tuổi trẻ. Lúc này những
"kẻ chủ mưu" đã không còn đó. Họ đã âm thầm rút êm - Hit
and Run - Làm nhanh chạy lẹ. Chỉ còn lại đám đông vô
tư, vui nhộn và vài người "bàng quan" nào đó với máy ảnh trên tay.
Công an nhào đến. Đám đông vừa cười vừa
bỏ chạy tứ tán. Nơi chốn diễn ra trò chơi đã được nghiên cứu trước. Đó là khu
vực nhiều quán cà phê đông đúc gần chung cư đại học, rất nhiều sinh viên và
nhiều ngõ ngách có thể "biến nhanh" vào các phòng ốc nội trú.
Cái thùng có hình lãnh tụ
Milošević được công an “bắt đem về đồn”. Hình ảnh đó đã được những
người "bàng quan" ngồi uống cà phê chụp và xuất hiện khắp các mặt báo đối lập
ngày hôm sau. Người dân và sinh viên đại học Belgrade được một trận cười hả hê
và rủ nhau lập lại trò chơi, tự nhận mình là "đám Otpor".
Khu phố tại Belgrade, nơi
trò chơi tinh nghịch được thực hiện.
Căn phòng ở tầng 2 nhìn
xuống đường chính là "tổng hành dinh" của Otpor -
"núp" ngay trước mũi của
mật vụ và an ninh trong những ngày đầu. Ảnh VĐH
Trò chơi tinh nghịch
“Cái thùng
Slobodan Milošević” là một phần của chiến dịch “Nó thối nát. Nó sẽ đổ” trong
chiến lược “Hạ bệ nhà độc tài”. Mục tiêu
là gia tăng sự tham gia của giới trẻ, sinh viên.
Trò chơi tinh nghịch này cũng “hề hóa” hình
ảnh của lãnh tụ Slobodan Milošević, không còn là một nhà độc tài dễ sợ và làm giảm
đi tâm lý sợ hãi của người dân đối với
Milošević.
Milošević phải làm gì? Chẳng lẽ nhà "lãnh đạo vĩ đại" ra "nghị
định" cấm dân chúng làm thùng tiền có hình của lãnh tụ? Cấm người dân gõ gậy vào
thùng? Dĩ nhiên, sau một thời gian ngắn, Milošević ra lệnh cảnh sát "hốt" hết
đám sinh viên tinh nghịch, bắt giam luôn những "thùng tiền lẻ Milosevic" mà không cần nghị định.
Điều này nằm trong
dự trù kế hoạch và những ý định đã có trước của
các lãnh đạo phong trào:
Thay vì tìm mọi cách để tránh bị bắt giam, Otpor tìm cách "khiêu khích" để có những sự bắt giam hàng loạt với những tội danh rất
nhỏ. Việc này tạo nên
hình ảnh kệch cởm và ngu dốt của những kẻ cầm quyền. Dự đoán trước nhà cầm quyền
sẽ không ban ra nghị luật cấm trò chơi này, biết trước an ninh, cảnh sát không
thể cầm tù quá vài ngày những người bị bắt, Otpor lên kế hoạch sẵn từ ban đầu để gửi một nhóm đông người đến
trước đồn công an đòi thả tù - nếu không hãy bắt luôn tất cả chúng tôi; chờ đón
những người bạn được thả ra và hoan hô họ. Điều mà Otpor cho là
thành công nhất là sau đó, nhiều người đã tự động đến tham gia. Nỗi sợ hãi đã
không còn chế ngự họ khi đã có một nhóm người tiên
phong.
(Ảnh VĐH) |
S.J - vào năm 1999 chỉ là một
sinh viên ở Novi Sad, theo dõi những gì xảy ra ở Belgrade, đã tự đeo biểu tượng
Nắm
Đấm để bắt chước và tham gia trò chơi tinh nghịch, kể
lại dưới góc nhìn của một sinh viên bước vào phong trào:
"Otpor chỉ có 2 loại thành
viên và không bao giờ điền đơn gia nhập. "Đơn" của mình là biểu tượng nắm đấm
mang trên áo và cùng với bạn bè tự xem mình là thành viên của Otpor, là những
người gặp nhau đưa nắm tay lên chào, là những người đêm đêm đi dán khẩu hiệu
“ГOTOB JE! – Hắn đã hết thời” và tham gia vào những trò chơi tinh nghịch. Loại
thành viên thứ hai là... rock star - siêu sao - dành cho những người bị bắt. Và bạn bè mình đã tìm mọi cách để trở thành... siêu sao,
trong đó có mình. Mọi người cùng nhau đi từ trạng thái của một nạn nhân bước
qua tâm lý muốn trở thành người hùng..."
"Tất cả phải nằm trong một kế
hoạch kỹ lưỡng và khó nhất là giai đoạn khởi động và
những nhân sự tiên phong để khai mào cho sự hưởng ứng, làm theo, bắt chước.
Chuẩn bị sẵn sàng với kế hoạch chi tiết, lượng giá kỹ lưỡng, nhân sự có sẵn, và
nhất là khi có một nhân vật đang trở thành "danh hề" của dư luận là tung
ra..." Srdja Popovic cười, nheo mắt bổ túc.
(Ảnh Corbis)
Cụng ly bia cuối, Srdja vỗ vai nghiêm chỉnh nói: "để có hàng ngàn người tham gia những trò chơi tinh nghịch là Ý MUỐN. Ý muốn đó sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu bước đầu không tập trung vào việc XÂY DỰNG NHÂN LỰC. Sẽ không ai tham gia nếu không có một nhóm người can đảm, chấp nhận những rủi ro "có lượng giá" của những người đi đầu để người khác làm theo. Mọi sáng kiến đều vô nghĩa nếu nó chỉ nằm trên mặt giấy, ấp ủ bởi những nhà thông thái chống gậy và đôi chân không bước được xuống đường."
(còn
tiếp)
Vũ Đông
Hà
No comments:
Post a Comment